Những lưu ý để tập thể dục hiệu quả, không bị “tác dụng ngược”
Nhiệt độ các sáng khi vào mùa thu thường thấp hơn so với ban ngày. Nếu bạn có thói quen tập thể dục mùa thu thì cần ghi nhớ một số vấn đề sau để không gây “phản tác dụng”!
Duy trì thói quen tập luyện thể dục mùa thu nói riêng và tập thể dục đều đặn giúp bạn có một sức khoẻ tốt, tăng cường hệ miễn dịch để phòng tránh hiệu quả các vấn đề sức khoẻ do virus, vi khuẩn xâm nhập gây ra như bệnh hô hấp, bệnh cảm cúm, cảm lạnh,…
Huấn luyện viên chạy bộ Susan Baumbach cũng biết điều này: “Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu, mùa thu là thời điểm hoàn hảo”, Baumbach nói. “Người ta làm điều gì đó để cải thiện sức khỏe của mình bằng cách di chuyển thường xuyên dưới không khí trong lành vào thời điểm này khi nhận ra mình đã ngồi quá nhiều ở nhà rồi.”
Dưới đây là một số vấn đề khi muốn tập thể dục mùa thu cần nhớ:
1. Uống nhiều nước, nhất là khi tập thể dục mùa thu ngoài trời
Mọi người đều biết, một người tập thể dục, đặc biệt là tập thể dục ngoài trời thì việc uống nhiều nước đóng vai trò quan trọng gúp bạn có năng lượng để vận động và không gây rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Cần uống đủ nước nếu tập thể dục mùa thu ngoài trời (Ảnh: Internet)
Uống quá ít nước hay uống quá ít nước đều gây cản trở tới các hoạt động ngoài trời và việc cản trở cơ thể bạn loại bỏ chất thải. Hãy cố gắng tránh các loại đồ uống có đường, những chất bổ sung khác do chúng không cung cấp cho người tập thể dục mùa thu một nguồn năng lượng bền vững.
2. Chọn quần áo phù hợp
Thường những người tập thể dục sẽ chọn các trang phục mỏng nhẹ và ôm sát để di chuyển và vận động dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vào mùa thu bạn cần mặc nhiều hơn nếu không muốn bị lạnh cóng do nhiệt độ thấp. Đặc biệt, theo nghiên cứu được công bố trên Women’s Health thì thời tiết mùa thu có thể khiến vấn đề hô hấp trở nên trầm trọng hơn.
Đó chính là lý do mà bạn nên mặc thêm một số lớp áo nữa khi tập thể dục mùa thu. Nếu như quá nóng, bạn có thể bỏ bớt lớp ngoài. Một lời khuyên nữa khi lựa chọn quần áo để tập thể dục mùa thu chính là không cần quá ấm nhưng phải thoáng khí và không thấm nước.
Video đang HOT
Bạn nên mặc thêm một số lớp áo nữa khi tập thể dục mùa thu (Ảnh: Internet)
Một chiếc áo mặc bên trong vừa khít với cơ thể, tới một lớp áo trung gian, mỏng và ấm; tốt hơn nữa là một chiếc áo khoác kín gió và chống thấm nước.
Baumbach nói:”Nếu như muốn chạy bộ theo cách không khiến cơ thể bị đông cứng vì sốc nhiệt thì bạn cần mất khoảng 15 phút đầu tiên khi tập thể dục mùa thu. Cụ thể 5 phút đầu tiên bạn cảm thấy cơ thể có thể muốn đóng băng lại, 10 phút sau là rùng mình thì khoảng thời gain sau đó sẽ vừa phải để chứng tỏ quần áo phù hợp”.
3. Chú ý khởi động
Khi tập thể dục mùa thu, việc khởi động đóng vai trò quan trọng do thời tiết se se lạnh có thể khiến cơ thể bạn bị ì ạch hơn, các chất nhầy ở dịch khớp cũng vì thế mà khó tiết ra hơn để luyện tập thoải mái.
Do vậy, bạn cần khởi động kỹ hơn so với mùa hè nếu tập thể dục vào mùa thu để giảm chấn thương cho khớp.
4. Những bài tập thở
Nếu thời tiết lạnh, bạn nên học cách thở bằng bụng để tránh nguy cơ bị viêm họng hay những bệnh khác về đường hô hấp. Khi tập thể dục mùa thu, không nên há miệng ra liên tục để thở hay hít vào khiến không khí bị lọt vào bụng, đi qua khí quản và gây ra viêm họng.
Nếu thời tiết lạnh, bạn nên học cách thở bằng bụng để tránh nguy cơ bị viêm họng (Ảnh: Internet)
5. Chú ý về thời gian tập thể dục mùa thu
Bạn không nên đi tập quá sớm như mùa hè bởi thời tiết buổi sáng mùa thu thường lạnh hơn. Ngoài ra mây và sương mù cũng nhiều hơn khiến cho cây cối vẫn chưa thể quang hợp được đầy đủ chu trình nên CO2 vẫn còn có nhiều trong không khí, không tốt cho việc hít thở.
6. Không nên tập ở những nơi đông người
Những khu vực tập trung nhiều người tập thể dục có thể khiến bạn bị thiếu không khí, không tốt khi tập thể dục.
Theo tính toán, thông thường mỗi một nguời trưởng thành sẽ thải ra ngoài không khí khoảng 20l CO2 mỗi một giờ. Do đó mà nếu bạn tập ở các khu vực đông người, nhất là trong phòng tập kín, bí khí có thể nhanh chóng khiến khu vực bị ô nhiễm gây ra các biểu hiện như chóng mặt hay dễ mệt, buồn nôn và nôn.
Do đó, tốt nhất hãy chọn những khu vực thoáng khí để tập thể dục mùa thu, những khu vực có mai che, có nắng nhẹ.
Bài tập thể dục cho bệnh nhân ung thư
Bài tập thở, giữ thăng bằng, tăng cường thể lực giúp người bệnh giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị, tinh thần thoải mái, ngủ sâu, ăn ngon hơn.
Theo Cancer.Net (trang tin của Hội Ung thư lâm sàng Mỹ), khi tập thể dục thường xuyên, cơ thể sẽ trải qua hàng loạt thay đổi, trở nên rạng ngời, trẻ trung hơn. Với người bệnh ung thư, hoạt động thể chất đúng khoa học giúp giảm mệt mỏi, nguy cơ trầm cảm và lo lắng, ngăn ngừa mất cơ bắp, cải thiện giấc ngủ, góp phần ngăn ngừa mắc các bệnh ung thư khác, bệnh tim, tiểu đường...
Một loạt bài tập khác nhau là chìa khóa cho một chương trình tập thể dục hiệu quả trong và sau khi điều trị ung thư.
Các bài tập thở
Một số người bị ung thư có thể khó thở, Điều này khiến họ lười hoạt động thể chất. Lúc này, các bài tập thở giúp di chuyển không khí vào và ra khỏi phổi, cải thiện sức khỏe người bệnh. Những bài tập cũng giúp giảm căng thẳng, lo lắng, đồng thời khiến cơ bắp săn chắc.
Bài tập thăng bằng
Các bài tập thăng bằng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe, khả năng vận động linh hoạt trở lại. Duy trì sự cân bằng tốt cũng giúp mỗi người ngăn ngừa chấn thương, chẳng hạn như té ngã.
Aerobic
Aerobic còn được gọi là cardio, một loại bài tập làm tăng nhịp tim, có thể giúp người bệnh cảm thấy bớt mệt mỏi trong và sau khi điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi bác sĩ để điều chỉnh chế độ tập phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể di bộ, duy trì 3 đến 4 lần mỗi tuần, với tốc độ vừa phải.
Việc tập thể dục mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh ung thư.
Bài tập thể lực
Mất cơ bắp thường xảy ra khi người bệnh điều trị ung thư. Việc rèn luyện thể lực sẽ giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh, xây dựng cơ bắp. Đồng thời, thực hiện các bài tập tăng lượng cơ giúp cải thiện sự cân bằng, giảm mệt mỏi, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Hoạt động cũng giúp chống loãng xương, làm suy yếu xương do phương pháp điều trị ung thư gây ra.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị, mỗi người dành 2 ngày tập luyện sức mạnh toàn thân mỗi tuần. Các bài tập với tạ tay, máy tập thể dục, dây kháng lực là gợi ý cho người bệnh.
Duy trì động lực tập luyện là điều khó khăn khi cơ thể mệt mỏi, suy yếu. Trước tình huống này, bệnh nhân có thể tự thúc đẩy bằng cách đo số bước chân đi được hàng ngày bằng đồng hồ, tạo một cuốn nhật ký tập luyện để đặt mục tiêu trong thời gian ngắn.
Người bệnh ung thư phải thận trọng khi tập thể dục. Bạn có thể phải thay đổi kế hoạch tập luyện tùy thuộc vào tác dụng phụ của quá trình điều trị. Ví dụ, nếu điều trị gây mất xương, bạn nên tránh các bài tập gây căng thẳng ở cổ, tăng nguy cơ nga quỵ.
Lưu ý giúp tập luyện an toàn
- Ngay cả khi bạn đã hoạt động thể chất trước khi điều trị thì vẫn nên xây dựng chế độ tập luyện với cường độ nhẹ rồi tăng dân, điều này giúp tránh chấn thương, không nản lòng trong thời gian đầu.
- Tập thể dục trong môi trường an toàn: nếu điều trị đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, hãy tránh các phòng tập thể dục bí bách, vệ sinh kém, nơi vi khuẩn lây lan dễ dàng.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu mức năng lượng của bạn thấp, hãy điều chỉnh thời gian hoặc mức độ tập.
- Uống nhiều nước trong quá trình tập luyện để tránh mất nước.
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học: Các loại thực phẩm phù hợp, giàu protein, giúp cơ thể phục hồi sau khi tập thể dục. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Sức khỏe của bạn có thể thay đổi trong quá trình điều trị. Người bệnh duy trì kiểm tra các chỉ số sức khỏe quan trọng như: số lượng máu để biết nếu nó đáp ứng để tập thể dục.
Bài tập đơn giản bạn có thể làm ở nhà để giảm huyết áp Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm huyết áp là tập thể dục thường xuyên. Những người tập yoga đã giảm huyết áp tâm thu trung bình 5 mmHg và huyết áp tâm trương giảm 3,9 mmHg so với những người không tập - Ảnh minh họa: Shutterstock Như Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích, hoạt...