Những lưu ý của IMF về các biện pháp nhằm kiềm chế ‘bão giá’
Giá thực phẩm và năng lượng tăng đang khiến nguy cơ bất ổn xã hội dâng cao nhưng các nỗ lực nhằm kiềm chế chi phí thông qua các biện pháp giảm thuế, trợ giá và kiểm soát giá sẽ có thể gây tốn kém cho ngân sách nhà nước.
Đây là nhận định mới được Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) đưa ra ngày 12/10.
Biểu tượng IMF tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Những nhận định trên được đưa ra trong báo cáo Giám sát Tài khóa mới nhất của IMF khi giá thực phẩm tăng tới 50% kể từ năm 2019 trong khi giá năng lượng cũng tăng mạnh.
Video đang HOT
Giám đốc phụ trách các vấn đề tài khóa của IMF Vitor Gaspar cho rằng các nước trên thế giới đang phải đối mặt với áp lực lớn hơn và phải đánh đổi nhiều hơn. Lạm phát kết hợp với giá thực phẩm và năng lượng tăng đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Trong khi đó, nền kinh tế thế giới chịu tác động của nhiều cú sốc cùng lúc trong năm qua. Các nước đã phải chi nhiều hơn để bảo vệ nền kinh tế trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành nay tiếp tục đối mặt với những vấn đề trong chuỗi cung ứng xuất hiện sau thời gian áp dụng các biện pháp phong tỏa để phòng dịch. Cuộc xung đột tại Ukraine càng khiến tình hình xấu đi, giá năng lượng và thực phẩm đều tăng mạnh hơn. Các hộ gia đình cũng phải chật vật vì tình trạng này, dẫn tới nguy cơ bất ổn xã hội tăng cao.
Tuy nhiên, việc cân nhắc một chính sách tài khóa phù hợp hiện ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt là với những nước nợ công cao đã dần mất năng lực tài khóa sau thời gian phải ứng phó với đại dịch COVID-19.
Theo IMF, khi các chính phủ có ít ngân sách hơn, thì việc lựa chọn những chính sách và chương trình cần được ưu tiên sẽ rất quan trọng, trong đó các mục tiêu chính phải là đảm bảo người dân có nguốn thực phẩm hợp túi tiền, bảo vệ các hộ gia đình thu nhập thấp trước “bão giá”.
IMF cảnh báo khi các cú sốc về cung ứng kéo dài và lạm phát lan rộng, các biện pháp nhằm kiềm chế giá như kiểm soát giá, trợ giá hoặc cắt giảm thuế sẽ gây thêm chi phí cho ngân sách nhưng cuối cùng lại không hiệu quả. Thay vào đó, giới chức cần phải để giá tự điều chỉnh và hỗ trợ tiền mặt cho những người dễ chịu tác động nhất. Các quốc gia cũng có thể cần phải tìm các nguồn thu nhập tăng thêm và kiềm chế chi tiêu khi lựa chọn chính sách ưu tiên.
IMF lưu ý các nước thu nhập thấp cần thêm hỗ trợ nhân đạo và tài chính khẩn cấp vì nguồn lực còn hạn chế. Ông Vitor Gaspar cũng cho rằng tình trạng nợ công tăng và áp lực tài khóa ngày càng nhiều cho thấy các nước cần nhanh chóng thực hiện tái cấu trúc nợ một cách có tuần tự và giảm nợ để đưa các nước thu nhập thấp vào lộ trình bền vững hơn.
Theo ông Gaspar, các nước thu nhập thấp đang đối mặt với tình trạng ngày càng bấp bênh do giá năng lượng và thực phẩm tăng kết hợp với những thảm họa khí hậu. Ông nhấn mạnh cần có nhiều sáng kiến toàn cầu để tháo gỡ tình trạng mất an ninh lương thực và gia tăng tỷ lệ người nghèo cùng cực vốn đã bắt đầu xuất hiện từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Ngoài ra, quan chức IMF cũng lưu ý cần thêm nhiều nỗ lực hơn nữa để giảm nợ cho các nước dễ chịu tác động.
Ngân hàng trung ương Anh nỗ lực bình ổn thị trường
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) ngày 10/10 thông báo đưa ra thêm biện pháp nhằm giảm thiểu gánh nặng thanh khoản, sau khi chính phủ quyết định triển khai kế hoạch cắt giảm thuế và vay nợ để bù đắp cho việc giảm thu ngân sách.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Anh ở London. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của BoE nêu rõ ngân hàng trung ương sẵn sàng tăng quy mô mua lại trái phiếu chính phủ theo một biện pháp khẩn cấp, vốn hết hiệu lực vào ngày 14/10. BoE sẽ triển khai một cơ chế tạm thời, theo đó các ngân hàng có thể hỗ trợ thanh khoản sau ngày 14/10.
Sau khi Thủ tướng Anh Liz Truss công bố kế hoạch trên hôm 23/9, lợi suất trái phiếu của Anh tăng vọt, trong khi đồng bảng Anh giảm giá xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD vào ngày 26/9 vừa qua. Nhằm ổn định thị trường, BoE đã công bố chương trình khẩn cấp mua lại trái phiếu dài hạn của Chính phủ Anh trong 2 tuần, với tổng trị giá 65 tỷ bảng (71 tỷ USD). BoE nhấn mạnh chương trình mua lại trái phiếu chính phủ sẽ giúp "khôi phục hoạt động của các loại trái phiếu dài hạn trên thị trường và giảm rủi ro tín dụng của các hộ gia đình và doanh nghiệp tại Anh". Tuy nhiên, cho đến nay, BoE mới chỉ mua được lượng trái phiếu với tổng giá trị khoảng 5,5 tỷ USD.
Tuần trước, Fitch đã hạ đánh giá tín nhiệm nợ công của Chính phủ Anh từ "ổn định" xuống "tiêu cực" liên quan đến kế hoạch kích thích kinh tế công bố hôm 23/9.
Tổng Giám đốc IMF cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu cao hơn Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu cần hành động phối hợp nhằm ngăn chặn "điều bình thường mới nguy hiểm", trong bối cảnh các nguy cơ suy thoái toàn cầu ngày một tăng do các cú sốc kinh tế liên tiếp. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: AFP/TTXVN Tuyên bố trên được bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền...