Những lời nhận xét sống động từng trang vở
Học sinh tiểu học nâng niu những trang vở không chỉ thể hiện công sức học tập của các em mà cả sự quan tâm, tình cảm yêu thương của thầy cô giáo.
Sau đây là một số nhận xét của các thầy cô giáo trường tiểu học Nham Sơn (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang):
- Em viết chữ hoa đúng mẫu, cỡ chữ nhưng viết còn hơi ẩu. Em cần viết cẩn thận hơn!
- Em viết bài đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ. Cần phát huy!
- Em đã biết kể về gia đình mình, trình bày sạch sẽ. Cần phát huy!
- Em đã biết đặt tính và làm tính cộng, trình bày khoa học. Cần phát huy!
- Em đã biết giải toán có lời văn. Cần phát huy!
Lời nhận xét trên trang vở của học sinh.
- Em viết chữ hoa chưa đúng mẫu. Em cần quan sát kỹ mẫu chữ trước khi viết để viết đúng và đẹp hơn!
- Em biết tính độ dài đường gấp khúc, trình bày khoa học. Cần phát huy!
- Em đã biết phân biệt kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Trình bày rõ ràng. Cần phát huy!
- Em viết viết đoạn văn kể về con vật còn dùng từ chưa phù hợp. Em lưu ý cách dùng từ.
Video đang HOT
- Em làm bài còn sai do đặt tính nhầm. Em cần chú ý khi đặt tính.
- Em hiểu bài và làm bài tập rất tốt!
- Em làm toán còn nhầm lẫn. Em chú ý dạng toán tìm trung bình cộng.
- Em viết chính tả, chữ viết khá sạch đẹp song còn sai lỗi chính tả l/n. Em cần chú ý.
Và dưới đây là một số đánh giá bằng nhận xét của các thầy cô giáo Trường Tiểu học Trí Yên (Yên Dũng, Bắc Giang):
- Em đã nhớ được cốt truyện, chữ viết sạch đều. Tuy nhiên, em cần chú ý viết câu cho gọn, dùng lời nói cho nhân vật cho phù hợp nhé!
Nhận xét trong bài viết về người anh.
- Em đã nắm chắc cách làm bài văn tả người. Bài văn của em đã miêu tả cụ thể, rõ ràng người bạn em quý mến. Nếu em miêu tả thêm tình cảm của em với bạn qua những việc làm cụ thể, bài văn sẽ phong phú hơn.
- Em đã viết được bài văn hoàn chỉnh. Với việc kết hợp miêu tả ngoại hình và hoạt động biểu diễn, em đã giúp cô hình dung ra hình ảnh của cô Mỹ Tâm.
- Em đã hoàn thành bài với việc miêu tả ngôi trường theo trình tự thời gian. Khi viết, em nên chú ý hơn về cách dùng từ. Em hãy suy nghĩ và viết mở bài gián tiếp cho bài văn nhé!
- Bài viết sạch và cẩn thận hơn so với các bài viết trước. Em đã viết được bài văn đủ 3 phần rõ ràng, đã miêu tả được một số đặc điểm ngoại hình, tính tình của cô giáo, đã thể hiện được tình cảm của em đối với cô. Cô cảm ơn em. Cô mong em học tốt hơn nữa, cố gắng viết cho đúng chính tả hơn nhé!
- Em đã viết được đoạn văn miêu tả hoạt động nấu cơm của mẹ. Nhưng em nên miêu tả kĩ hơn mẹ nấu từng món như thế nào và chú ý viết đúng chính tả.
- Vì sao em lại thích cơn mưa chiều nay? Em nên nói rõ. Bài viết tuy cẩn thận, sạch sẽ, đủ ba phần nhưng nội dung ở mỗi phần chưa sâu. Nội dung hai câu đầu phần thân bài mang ý đối lập với nhau. Mưa đổ ào ào thì làm sao nghe lách tách được.
- Em đã hoàn thành bài viết, so với bài trước, bài này em viết tốt hơn. Khi miêu tả, em nên kết hợp đặc điểm các phòng học nữa thì bài văn phong phú hơn.
- Chữ viết của con đều và sạch sẽ! Nhưng chữ sẽ đẹp hơn nếu nhỏ nét khuyết mà cô gạch chân lại một chút!
- Hoài Anh ơi! Cô thấy bài viết này của con khá đều nét đấy!
Theo Hải Bình/Báo Giáo dục Thời đại
'Xuống cơ sở, tôi hoảng quá!'
"Có lần xuống cơ sở, thấy vở của học sinh bài nào cô cũng chấm chữa và nhận xét - tôi hoảng quá. Như vậy, cô giáo thời gian đâu lo dạy học" - phó GĐ sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ.
Cách làm hay, không nhiều
Qua một học kỳ triển khai Thông tư 30 về kiểm tra đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học bằng nhận xét, giáo viên trên cả nước vẫn khá lo lắng về áp lực sổ sách quá nhiều.
Từ sổ theo dõi chất lượng giáo dục, sổ liên lạc, học bạ, giáo án, sổ dự giờ... sổ nào cũng cần viết. Trên các diễn đàn giáo dục, giáo viên chụp cả ảnh buổi trưa với tập vở cao ngất phải nhận xét và có hàng ngàn chia sẻ, bình luận bức xúc vì áp lực này. Thậm chí "ông 30" còn đi vào thơ, bài vè.
Những sáng kiến, cách làm hay nhằm giảm áp lực sổ sách này lại không nhiều.
Tập huấn Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học tại Nghệ An. Ảnh: Hạ Anh.
Tinh thần của Thông tư 30 đã rất mở, giao quyền chủ động cho nhà trường và các giáo viên. Sổ theo dõi chất lượng thay cho sổ điểm trước đây cần được hiểu là sổ để cô theo dõi tình hình học tập của học sinh. Ghi không phải để đối phó cấp trên, chỉ cần các cô hiểu và diễn giải được tình hình của bất kỳ em nào khi có ai đó hỏi là được.
Để giám áp lực ghi chép, bớt đi những lời nhận xét sáo rỗng thiết nghĩ thầy cô có thể nghĩ ra những ký hiệu riêng mã hóa cho lời nhận xét. Có thể là dấu mũi tên đi lên, đi xuống, hay dấu sao... Mỗi cô một cách ghi, cách hiểu, sẽ không ai giống ai. Cuối hay đầu sổ chỉ cần dán một bảng giải mã các ký hiệu đó là được.
Như vậy cô sẽ tập trung dạy các con. Hiệu trưởng, phòng GD-ĐT về kiểm tra cũng đủ tự tin để nói được trò có năng lực này, tiến bộ kia hay điểm gì cần cố gắng. Chưa yên tâm có thể trực tiếp hỏi các trò khác để kiểm tra.
Để làm được điều này, điều cần nhất là mong lãnh đạo phòng GD-ĐT và sở GD-ĐT cởi mở và cần thiết ra chỉ đạo để giáo viên được làm.
Cũng có giáo viên muốn làm, nhưng...
Tới nhiều trường tiểu học mới thấy không phải không có các giáo viên muốn làm. Nhưng phòng, sở không có văn bản thì cứ rập khuôn mà làm. Sổ nào cũng phải ghi thật đầy đủ, bài nào cũng nhận xét cho hết học trò. Thế nên có cô than phải thức đến 1-2 giờ sáng cũng chẳng hiếm.
Trong những lần trực tiếp trao đổi với giáo viên và hiệu trưởng, lãnh đạo các phòng GD-ĐT, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội ông Phạm Xuân Tiến chia sẻ với khó khăn của cô.
Ông cũng chia sẻ cách làm với giáo viên khi cho rằng tại sao cô không chấm chữa mẫu và hướng dẫn học trò nhận xét chéo nhau, tự sửa lỗi trong vở của bạn mà cứ ôm việc về mình. Vai trò của phụ huynh cũng không được các giáo viên nói đến.
Cô có thể thống nhất với phụ huynh nếu vở của con, sổ của con hôm nay mang về cô không ghi gì nghĩa là hoàn thành, là đạt thay vì cứ phải ghi dạng như "con làm tốt, cô khen" sáo rỗng, nhàm chán. Cuối tuần, cuối tháng cô đề nghị phụ huynh cùng tham gia đánh giá vở và học tập của con.
"Có lần xuống cơ sở, thấy vở của học sinh bài nào cô cũng chấm chữa và nhận xét -tôi hoảng quá. Như vậy cô giáo thời gian đâu lo dạy học. Ngày 24 tiếng chứ hơn cũng không đủ để cô lo ghi nhận xét học trò" - lời ông Tiến.
Sổ theo dõi chất lượng của giáo viên theo ông chỉ ghi những gì còn hạn chế với cá nhân hoặc thật nổi bật của trò. Cô có thể mã hóa lời nhận xét, miễn sao đừng quá rắc rối và cô hiểu được những gì mình ghi. Chuyện giáo án cũng không nên quá nặng nề, dài dòng. Sổ dự giờ cũng chỉ cần ghi bài học kinh nghiệm là được.
Theo ông Tiến: " Chỉ khi nào thầy cô thấy thực sự việc đánh giá học sinh là vì sự tiến bộ của học trò và việc đánh giá trở nên linh hoạt, nhẹ nhàng thì chất lượng giáo dục mới được nâng lên".
Theo Văn Chung/Báo Vietnamnet
Cậu bé 15 tuổi khiến trang vở nổi sóng Cậu bé người Brazil João Carvalho, a.k.a J Desenhos biến những trang vở trở thành bản vẽ 3D. Carvalho "uốn cong" những đường kẻ xanh trên trang giấy, và sau đó bổ sung thêm những vùng tối, để hoàn thành bản vẽ của mình. ác nhân vật, đồ vật dường như nhảy bật ra khỏi trang giấy, hoặc thậm chí "chạy" xuyên từ...