Những loại thực phẩm giàu kẽm và lợi ích của kẽm đối với sức khỏe con người
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thực phẩm giàu kẽm gồm những loại thực phẩm nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đánh giá điều này.
1. Lợi ích của kẽm đối với sức khỏe con người
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng cơ thể gồm:
- Kẽm làm thúc đẩy chức năng của hệ thống miễn dịch. Cơ thể con người sử dụng kẽm để xây dựng tế bào hệ thống miễn dịch còn có tên gọi là tế bào lympho T.
- Kẽm còn đóng vai trò quan trọng hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển thể chất của con người. Nếu cơ thể con người bị thiếu kẽm, điều này sẽ làm suy giảm sự tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Đóng vai trò thúc đẩy chức năng enzyme, kẽm đóng vai trò là khoáng chất có vị trí then chốt trong việc kích hoạt các phản ứng hóa học trong cơ thể. Vì vậy kẽm còn giúp cơ thể sử dụng axit folic và tạo ra protein và DNA mới.
- Giúp cơ thể con người chữa lành vết thương, kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy làn da, niêm mạc khỏe mạnh và giúp tăng khả năng chữa lành vết thương.
- Tăng cường sức khỏe cho mắt, nếu cơ thể con người bị thiếu kẽm sẽ góp phần vào sự phát triển của tình trạng mắt trong đó bao gồm tình trạng thoái hóa điểm vàng ở mắt.
Vì vậy, kẽm là một khoáng chất vô cùng cần thiết đối với sức khỏe con người. Loại khoáng chất giữ vị trí thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe cho cơ thể,
Một số đối tượng có nguy cơ có thể bị thiếu kẽm như trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hay người cao tuổi. Do đó, tìm hiểu những loại thực phẩm giàu kẽm là điều cần thiết để bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm. Từ đó cũng lựa chọn được nhiều loại thực phẩm, đa dạng nguồn kẽm tốt cung cấp cho cơ thể hơn.
2. Các loại thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe vì tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, giúp duy trì hệ miễn dịch, phát triển và sửa chữa các mô cơ thể. Vì cơ thể không lưu trữ kẽm, do đó bạn cần phải cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể cần mỗi ngày bằng các loại thực phẩm giàu kẽm dưới đây:
2.1. Thịt là thực phẩm giàu kẽm
Trong các loại thực phẩm giàu kẽm thì thịt được xem là loại thực phẩm chứa nhiều kẽm đặc biệt đối với các loại thịt đỏ.
Các loại thịt chứa nhiều dinh dưỡng và kẽm – Ảnh Eat this, Not that
Thực tế, kẽm có mặt trong hầu hết các loại thịt khác nhau mà con người thường ăn hàng ngày như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,… Trong khi đó đối với 100 gram thịt bò có chứa đến 4,8mg kẽm, vậy chỉ với 100 gram thịt bò đã cung cấp cho cơ thể 44% nhu cầu kẽm cần thiết mỗi ngày. Không chỉ vậy, trong lượng thịt bò trên còn chứa nhiều calo, protein, chất béo, sắt, vaitamin B, creatine cần thiết cho cơ thể con người.
Ngoài ra, khi bổ sung thịt đỏ vào bữa ăn hàng ngày cần lưu ý đặc biệt đối với các loại thịt đỏ đã được chế biến sẵn vì có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư khác.
Lưu ý: Chỉ ăn lượng thịt chế biến ở mức thấp tối thiểu, tránh tối đa việc tiêu thụ các loại thịt đỏ chưa qua chế biến và thực hiện ăn thịt với chế độ ăn bổ sung nhiều loại rau giúp cung cấp chất xơ và trái cây thì lựa chọn thịt là lựa chọn không trở thành vấn đề đáng lo ngại khi bạn muốn cung cấp kẽm thông qua loại thực phẩm này.
2.2 Các loại động vật có vỏ, hải sản sống
Các loại động vật có vỏ như hàu, cua, sò, hến,… đây đều là những loại thực phẩm không chỉ chứa nhiều kẽm mà còn chứa ít calo.
Hàu là một loại thực phẩm chứa rất nhiều kẽm, với 6 con hàu trung bình có thể cung cấp tới 32 mg kẽm và tương đương với 291% lượng kẽm mà cơ thể cần mỗi ngày. Các loại động vật có vỏ khác như cua, tôm, trai đều chứa nhiều kẽm.
Các loại động vật có vỏ là thực phẩm giàu kẽm – Ảnh Shutterstock
Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai khi bổ sung các loại động vật có vỏ cho cơ thể cần đảm bảo rằng các loại động vật có vỏ đã được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn. Điều này giúp làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Video đang HOT
2.3. Trứng cung cấp nhiều kẽm cho cơ thể
Bản chất trứng không chứa một lượng kẽm lớn như các loại thực phẩm thịt, hải sản ở trên. Tuy nhiên trứng cũng giúp bạn bổ sung kẽm cần thiết cho cơ thể.
Bổ sung một quả trứng có thể giúp cung cấp 5% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể, ngoài ra còn cung cấp lượng calo lớn tới 77 calo, protein, chất béo lành mạnh và kèm theo một số các loại vitamin khoáng chất khác như vitamin B, selen.
Trứng nguyên chất còn chứa một lượng choline quan trọng, đây là dưỡng chất đa số mọi người đều bị thiếu hụt có thể được bổ sung trong trứng gà.
2.4. Các loại cây họ đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng,… các loại đậu này đều chứa một lượng kẽm đáng kể và là nguồn thực phẩm cung cấp kẽm quan trọng cho con người đối với những người có chế độ ăn chay hoặc ăn kiêng thịt.
Ngoài ra, các loại đậu cũng chứa nhiều protein và chất xơ tuyệt vời cho cơ thể con người. Các món hầm, món súp hay salad là lựa chọn hợp lý. Đối với loại mầm đậu ngâm hoặc lên men còn có khả năng làm tăng tính khả dụng của kẽm.
2.5. Các loại hạt là thực phẩm giàu kẽm
Các loại hạt cũng là thực phẩm giàu kẽm – Ảnh Internet
Các loại hạt giúp con người bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống và tăng lượng kẽm cho người tiêu thụ. Các loại hạt khác nhau sẽ chứa lượng kẽm có thể cung cấp cho cơ thể khác nhau. Các loại hạt như hạt gai dầu, hạt lanh, hạt bí con người có thể sử dụng để làm phong phú thêm bữa ăn trong gia đình.
Hạt khô như hạt đậu phộng, hạt điều, hạt thông, hạnh nhân đều chứa lượng kẽm lớn. Ngoài ra, chúng còn chứa lượng dưỡng chất lành mạnh khác gồm chất béo, chất xơ và các loại vitamin và khoáng chất khác.
Sử dụng các loại hạt như một món ăn nhẹ, vừa nhanh chóng, tiện lợi vừa giúp con người giảm các yếu tố phải đối mặt với một số bệnh như: bệnh tim, bệnh ung thư hay bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người ăn hạt thường sống thọ hơn người không ăn hạt, các loại hạt trở thành một thực phẩm giàu kẽm, chứa nhiều dinh dưỡng mà con người cần bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
2.6. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, gạo, yến mạch đều chứa một lượng kẽm nhất định. Giống với các loại đậu thì ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa phytates, đây là một yếu tố làm giảm khả năng cơ thể hấp thụ kẽm.
Yến mạch chứa một lượng kẽm nhất định giúp cung cấp kẽm cần thiết cho cơ thể – Ảnh Shutterstock
Trong ngũ cốc nguyên hạt sẽ chứa phytates nhiều hơn ở các bản tinh chế và loại tinh chế cũng cung cấp ít kẽm hơn. Tuy nhiên, việc ăn ngũ cốc nguyên hạt đem lại nhiều lợi ích sức khỏe và cũng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể con người như: chất xơ, sắt, selen, vitamin B, magie,…
Thực tế, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hàng ngày còn giúp con người kéo dài tuổi thọ và đạt một số lợi ích khác trong việc ngăn ngừa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường tuyp 2 và bệnh tim.
2.7. Một số loại rau cũng giàu kẽm
Các loại trái cây và rau quả không phải nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho cơ thể con người. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể nhìn thấy rằng các loại rau vẫn chứa một lượng kẽm tối thiểu có vai trò đóng góp cho nhu cầu kẽm hàng ngày của con người.
Đối với những người ít ăn thịt thì lựa chọn các loại rau là thực phẩm giàu kẽm giúp bổ sung kẽm cần thiết hàng ngày như: khoai tây, cải xoăn, đậu xanh,…
Thực tế, rau xanh không chứa nhiều kẽm nhưng nếu con người thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh ung thư.
2.8. Socola đen
Nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì socola đen lại chứa kẽm. Thực tế trong một thanh socola 100 gram có chứa 3,3 mg kẽm, chúng có thể cung cấp cho cơ thể tới 33% nhu cầu kẽm trong ngày.
Lưu ý khi bổ sung socola đen cho cơ thể, socola đen cung cấp rất nhiều calo, 100 gram socola đen chứa tới 600 calo, vì vậy dù nhận được một số dưỡng chất từ việc ăn socola đen nhưng đây không phải loại thực phẩm mà bạn nên lựa chọn để cung cấp kẽm cho cơ thể.
2.9. Sữa và phô mai
Sữa, sữa chua và phô mai đều cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể bao gồm kẽm. Đây là các loại thực phẩm giàu kẽm có thể cung cấp cho cơ thể.
Kẽm chứa trong sữa có tính khả dụng cao, đồng nghĩa với việc kẽm trong các loại thực phẩm này hầu hết có thể được cơ thể hấp thụ một cách tối đa – Ảnh Eatthis, No that
227 gram sữa chua sẽ có 1,34 mg kẽm. Vì thế sữa chua trái cây không chỉ chứa hàm lượng chất béo thấp mà còn giúp bổ sung thêm 1,7 mg kẽm cần thiết cho cơ thể.
Đối với phô mai có chứa khoảng 1,24 mg kẽm trong 28 gram phô mai. Hiện nay phô mai còn được sử dụng để chế biến các loại bánh, trong đó có bánh pizza, sandwich. Cũng có thể sử dụng phô mai cho thêm vào các loại nước sốt hoặc món ăn hàng ngày giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, kẽm chứa trong sữa và phô mai còn có tính khả dụng cao, đồng nghĩa với việc kẽm trong các loại thực phẩm này hầu hết có thể được cơ thể hấp thụ một cách tối đa. Bên cạnh đó hai loại thực phẩm này còn chứa một số chất dinh dưỡng khác rất quan trọng đối với sức khỏe của xương như protein, canxi, vitamin D cần thiết cho cơ thể con người.
10 thực phẩm giúp da hồng hào, khỏe mạnh
Một trong những dưỡng chất không thể thiếu để bạn có được làn da hồng hào là chất sắt. Chức năng chính của nó là mang oxy đi khắp cơ thể như một thành phần của tế bào hồng cầu để cải thiện sắc tố và sức khỏe làn da.
Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu. Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ thiếu máu rất cao do nhiều nguyên nhân như kinh nguyệt mỗi tháng, mang thai, cho con bú... Thiếu máu do thiếu sắt cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn có làn da kém sức sống.
Bạn có thể bổ sung chất sắt cho cơ thể bằng nhiều cách như dùng viên uống bổ sung sắt hoặc tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu sắt. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ liệt kê 10 loại thực phẩm giúp da hồng hào mà bạn rất dễ áp dụng cho chế độ ăn mỗi ngày.
1. Thực phẩm giúp da hồng hào: Động vật có vỏ
Hầu hết các loại động vật có vỏ đều chứa nhiều chất sắt. Tuy nhiên, nghêu, sò, ốc, hàu lại có nguồn sắt vượt trội.
100g nghêu chứa khoảng 3mg sắt. Nó chiếm 17% so với lượng tiêu thụ được khuyến nghị hằng ngày (DV). Ngoài ra, với trọng lượng 100g nghêu, cơ thể bạn còn có cơ hội tiêu thụ được 26g protein, 24% DV cho vitamin C và 4,1% DV cho vitamin B12.
Trên thực tế, tất cả các loại động vật có vỏ đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và có khả năng làm tăng mức HDL (cholesterol tốt). Hơn nữa, hàm lượng sắt của chúng đa phần là sắt heme. Cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ loại sắt này hơn so với sắt không phải heme trong thực vật. Vì thế, động vật có vỏ không chỉ là thực phẩm giúp da hồng hào mà còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
2. Ăn gì để đẹp da? Các loại cá biển
Các loại cá biển, đặc biệt là cá ngừ, cá thu, cá mòi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho một làn da khỏe mạnh.
Bên cạnh chất sắt, cá biển còn có hàm lượng vitamin B12, niacin, selen, axit béo omega-3 dồi dào để mang lại nhiều lợi ích cho da đàn hồi và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Bạn nên ưu tiên chọn mua các loại cá tươi thay cho cá đóng hộp hoặc được cấp đông. Hàm lượng dưỡng chất trong cá tươi cao hơn những loại cá bảo quản lâu ngày.
3. Thịt đỏ
Thịt đỏ cũng là một trong những thực phẩm góp phần tích cực vào việc giúp da hồng hào. Trong các loại thịt đỏ, thịt bò nổi tiếng giàu chất sắt và vitamin nhóm B.
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh tình trạng thiếu sắt ít xảy ra ở những người thường xuyên ăn thịt đỏ, thịt gia cầm hoặc cá. Họ cũng có làn da khỏe mạnh hơn những người không thường tiêu thụ thịt đỏ.
4. Thực phẩm giúp da hồng hào: Thịt gà
Với đa số người dân Việt Nam, thịt gà là loại thực phẩm lành mạnh, ngon miệng và dễ chế biến.
Hàm lượng chất sắt, vitamin nhóm B, protein và các dưỡng chất khác trong thịt gà giúp cơ thể tăng tốc độ trao đổi chất sau khi ăn. Đặc biệt, protein trong thịt gà còn có khả năng ngăn chặn tình trạng mất cơ xảy ra do lão hóa. Đây cũng là điều kiện góp phần giúp bạn có làn da săn chắc, đàn hồi.
5. Đậu hũ (đậu phụ)
Đậu phụ là thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành. Nó rất phổ biến với những người ăn chay.
Thực tế, 126g đậu phụ có thể cung cấp đến 3,4mg sắt cho cơ thể. Con số này chiếm đến 19% so với lượng tiêu thụ được khuyến nghị hằng ngày.
Đó cũng là lý do vì sao những người ăn chay bị thiếu hụt nguồn chất sắt từ thịt động vật nên thường xuyên bổ sung đậu phụ trong khẩu phần ăn của mình.
Ngoài ra, đậu phụ còn chứa hợp chất isoflavone có khả năng cải thiện độ nhạy insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh. Vì thế, chúng ta thường thấy những người áp dụng nghiêm túc chế độ ăn thuần chay vẫn có được làn da hồng hào và sức khỏe tổng thể tốt.
6. Các loại đậu
Một số loại đậu phổ biến có khả năng mang lại cho bạn làn da hồng hào, tươi sáng là đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu thận.
Chúng là nguồn thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào. Trong 198g đậu lăng nấu chín chứa đến 6,6mg sắt. Nó chiếm 37% DV. Trong khi đó, 86g đậu đen nấu chín cung cấp khoảng 1.800mg sắt, tương đương với 10% DV.
Bạn có thể dùng các loại đậu để chế biến thành nhiều món ăn ngon như chè, hầm chung với súp hoặc làm sữa đậu để bổ sung dinh dưỡng hằng ngày cho làn da và sức khỏe.
7. Ăn gì để da đẹp? Hạt bí (ngô)
Hạt bí là món ăn nhẹ lành tính và tiện lợi. Nó cũng giàu chất sắt và những dưỡng chất khác tốt cho da. Khoảng 28g hạt bí chứa đến 2,5mg chất sắt. Con số này tương đương với 14% DV.
Bí quyết của nhiều phụ nữ đang sở hữu làn da không tì vết là tích cực ăn các loại hạt, trong đó có hạt bí ngô trong những bữa ăn phụ.
8. Hạt quinoa (diêm mạch)
Trước đây, hạt quinoa không phổ biến tại Việt Nam nhưng bây giờ thì khác. Bạn có thể tìm mua loại ngũ cốc này dễ dàng ở các siêu thị hoặc cửa hàng bán thực phẩm cho người ăn chay.
Bên cạnh đặc tính giàu chất sắt, hạt quinoa còn có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn so với các loại ngũ cốc khác. Hoạt tính này giúp bảo vệ các tế bào da khỏi sự hư hại do các gốc tự do gây ra. Sau một thời gian thường xuyên tiêu thụ hạt quinoa, sắc tố da của bạn sẽ có sự cải thiện tích cực.
9. Bông cải xanh
Bông cải xanh là loại thực phẩm giúp da hồng hào, bổ dưỡng và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
Thực phẩm này chứa cả vitamin C và chất sắt. Điều này giúp cơ thể có thêm điều kiện thuận lợi để hấp thu tối đa hàm lượng sắt để khỏe mạnh và nuôi dưỡng làn da.
Bên cạnh đó, bông cải xanh còn có nhiều folate (axit folic). Đây là một trong những dưỡng chất tham gia vào quá trình xây dựng và tái tạo máu để cải thiện sắc tố da và nhiều chức năng quan trọng khác.
10. Cà chua và các loại trái cây, rau củ giàu vitamin C
Ngoài chức năng tăng sức đề kháng, vitamin C còn là "trợ thủ đắc lực" để cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt từ các loại thực phẩm.
Các chuyên gia sức khỏe lý giải, chất sắt tồn tại dưới hai hình thức khác nhau: Sắt heme (từ động vật) và sắt non-heme (từ thực vật). Trong đó, cơ thể khó hấp thụ dạng non-heme hơn vì nhiều lý do.
Tuy nhiên, khi được kết hợp với vitamin C, sắt non-heme tạo thành một hợp chất dễ được hấp thu hơn. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta thường được bác sĩ khuyên nên uống viên bổ sung sắt cùng với nước ép cam hoặc nước ép của các loại trái cây giàu vitamin C.
Khi cơ thể hấp thụ đủ chất sắt nhờ vitamin C, sắc tố da sẽ trở nên hồng hào hơn. Không những thế, vitamin C còn kích thích quá trình tổng hợp collagen tự nhiên của cơ thể. Collagen là thành phần quan trọng để bạn có được làn da săn chắc.
Ngoài cam, quýt, bưởi, bạn cũng có thể tìm kiếm vitamin C ở cà chua, ớt chuông, bông cải xanh và các loại rau xanh đậm màu khác.
Các loại thực phẩm xung quanh chúng ta sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Nếu biết cách lựa chọn và kết hợp, bạn sẽ giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ chất sắt, folate, vitamin nhóm B và nhiều dưỡng chất khác để sống khỏe mạnh và xinh đẹp mỗi ngày.
Tạo ra vi chất đưa vào hải sản hai mảnh vỏ thay cho uống vitamin Chất dinh dưỡng được cơ thể con người hấp thụ tốt nhất nếu chúng là một phần của thực phẩm chúng ta ăn. Với ý nghĩ đó, các nhà khoa học mới đây đã tạo ra vi chất bổ sung cho động vật có vỏ, giúp tăng cường triệt để hàm lượng dinh dưỡng của chúng. Hàu đã giàu dinh dưỡng, nhưng khi...