Những loại cây quả mọc dại ở Việt Nam “bán không ai mua” nhưng sang nước ngoài lại có giá cực đắt, còn được săn lùng đến “cháy hàng”
Thậm chí các loại cây quả mọc dại này còn được coi như “thần dược” ở nước ngoài.
Do đặc thù khí hậu, địa hình, vùng đất… mà Việt Nam có hệ sinh thái rất đa dạng, động vật, cây cỏ sinh trưởng tốt, có nhiều họ, loài phong phú. Nhiều loại cây quả dù chỉ mọc dại, rất phổ biến ở Việt Nam nhưng trên thế giới lại là “hàng hiếm”, trở thành thứ được săn lùng, có giá cực đắt và còn cháy hàng.
Lý do chính có thể coi là do sự khác biệt về điều kiện địa lý, khí hậu, dinh dưỡng ở các quốc gia nên các loại cây quả (mọc dại ở Việt Nam) này lại rất khó trồng, chỉ có sản lượng cực hiếm hoặc phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy mà chúng mới đắt đỏ và “cháy hàng” như vậy.
1. Trái thù lù, hay còn gọi là trái tầm bóp hay trái lồng đèn, mọc dại ở các bờ, bụi vùng quê Việt Nam, gắn liền với tuổi thơ của bao người. Vậy mà ở Nhật Bản và Trung Quốc, trái thù lù có giá lên tới khoảng 700k/kg.
Trái thù lù ở Nhật được nhà phân phối tư vấn là để ăn, nấu canh, còn được dùng như một vị thuốc có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt…
2. Tía tô là một loại rau gia vị dễ trồng, dễ mua ở Việt Nam, thậm chí người ta còn… cho không bán. Tuy vậy khi được xuất khẩu sang Nhật, tía tô được bán theo… lá với giá từ 500-700 đồng/lá. Một công ty Việt Nam xuất khẩu tía tô thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Video đang HOT
Với người Nhật, tía tô là loại rau gia vị quan trọng, được dùng để giảm bớt mùi tanh của hải sản, ăn kèm trong các món sushi, sashimi…
3. Bèo tây có thể bắt gặp bất cứ vùng ao, hồ nào trên Việt Nam. Có nơi còn phải chi tiền để vớt và vứt chúng đi, nhưng khi sang Nhật loại cây này lại được bán với giá 16k/cây.
Người Nhật mua bèo tây từ siêu thị về để làm gỏi hoặc chữa một số bệnh ngoài da.
4. Rau diếp cá dù ở Việt Nam được ưa chuộng nhưng chúng vẫn có giá rất rẻ vì dễ trồng, mọc dại ở nhiều nơi. Khi sang Trung Quốc, rau diếp cá được bán với giá khoảng 200k/kg trong các thành phố lớn miền Nam Trung Quốc, còn thường xuyên không đủ hàng để bán.
5. Lá chanh trong nước “rẻ như cho”, khi sang châu Âu thì có giá lên tới 6,35 triệu/kg.
Trên trang Amazon, 100g lá chanh giá tầm 28 USD (635.000 đồng), như vậy 1kg sẽ có giá lên tới khoảng 6,35 triệu đồng.
Lá chanh Việt Nam được thị trường châu Âu ưa chuộng vì thơm, đậm đà hơn so với lá chanh từ các quốc gia khác. Khi xuất khẩu thì có hai dạng: dạng lá chanh đóng gói, đông lạnh và dạng đóng gói chung để làm gia vị lẩu.
Loại nấm gần 50 triệu đồng/kg lúc nào cũng "cháy hàng" có gì đặc biệt?
Loại nấm này được nhập khẩu vào Nhật Bản với mức giá khoảng 90 USD (khoảng 2.1 triệu) 1kg nấm tươi, sau khi được chế biến nó được bán ra với mức giá lên tới 2.000 USD (gần 47 triệu) 1kg.
Tất cả chúng ta đều biết truffle là loại nấm đắt nhất thế giới, nhưng vẫn còn một loại nấm đắt đỏ không kém, đó là nấm matsutake.
Nấm matsutake hay nấm tùng nhung là một loài nấm được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, thường phân bố tại những cánh rừng cây tùng quanh năm có mây mù, tuyết, độ ẩm cao; những ngọn núi cách mặt nước biển 2500m trở lên tại Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc (Côn Minh), Nga, Việt Nam. Đặc biệt tại Nhật, cho dù thông có ở rất nhiều nơi nhưng nấm Matsutake lại chỉ có ở một số vùng như Kyoto, Aomori, Fukushima...
Sở dĩ nấm matsutake ngày nay hiếm là vì người ta chưa tìm được cách nào có thể trồng hay nhân giống nhân tạo được nó. Khác với những loại nấm mọc trên thân gỗ mục khác, Matsutake không thể trồng nhân tạo, số lượng thu hoạch sản phẩm này là hoàn toàn từ môi trường tự nhiên.
Loài nấm này trở nên nổi tiếng nhờ các món ăn Nhật Bản. Đây là loài nấm quý trong ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Nhật Bản. Hương vị phong phú của loại nấm này khiến nó trở thành một trong những loại gia vị tốt nhất trên thế giới, tuy nhiên việc chế biến chúng cũng rất công phu khiến cho giá tăng cao. Tại cuộc gặp Bàn Môn Điếm năm 2018, lãnh đạo Triều Tiên gửi 3 tấn nấm tươi Matsutake với trị giá 2,6 triệu USD cho Tổng thống Hàn Quốc.
Nấm có màu nâu nên khá giống với màu lá thông mục và màu đất. Chỉ đúng thời điểm tháng 8 hàng năm là thời điểm nấm mọc, hết tháng 8 chúng sẽ không mọc lên nữa. Vì đặc tính riêng biệt là nấm matsutake chỉ bám vào phần rễ nhỏ của cây thông sống nên rễ tạo ra khuẩn, nhờ khuẩn đó mà cây nấm mọc lên.
Nói đến matsutake, người ta có thể so sánh nó như những dược liệu quý khác như linh chi hay nhân sâm với rất nhiều công dụng bồi bổ sức khỏe, chống ung thư, lão hóa, cân bằng lượng đường trong máu, làm đẹp da, đặc biệt tốt với chị em phụ nữ.
Về hương vị, nấm matsutake mang đến cảm giác hoàn toàn khác biệt và không thua kém gì so với nấm truffle - loại nấm mắc nhất thế giới. Nhờ sự hòa quyện từ mùi gió tuyết, chút dịu nhẹ từ hương gỗ thông hay thoảng hương lá và đất ẩm cùng một chút thanh ngọt vị tự nhiên đã giúp nấm matsutake mang đến cho người ăn những cung bậc cảm xúc khó tả. Matsutake là một nguyên liệu nâng món ăn lên đẳng cấp của sự xa hoa chỉ dành cho thực khách thuộc tầng lớp thượng lưu.
Không chỉ là một loại nấm, matsutake còn mang giá trị tinh thần, là biểu tượng của sự trường sinh. Đối với người Nhật, nhắc đến mùa thu là nhắc đến matsutake, cũng như khi nói đến mùa xuân sẽ hiện lên hình ảnh hoa anh đào, chúng đã trở thành biểu tượng sống của người dân nơi đây. Thưởng thức matsutake là tận hưởng cả mùa thu nước Nhật trong món ăn tinh túy của người Nhật.
Hiện nay, con người vẫn chưa thể tạo ra loại nấm này được mà chỉ có thể thu hoạch ngoài tự nhiên. Nấm được nhập khẩu vào Nhật Bản với mức giá khoảng 90 USD (khoảng 2.1 triệu) 1kg nấm tươi, sau khi được chế biến nó được bán ra với mức giá lên tới 2.000 USD (gần 47 triệu) 1kg.
Một số món ăn được chế biến từ matsutake:
- Nấm nướng than hoa
Nhắc đến matsutake không thể bỏ qua nấm nướng than hoa, món ăn tuy đơn giản nhưng thể hiện trọn vẹn sự tinh tế nhất vị ngọt của nấm tươi. Nấm matsutake không được rửa bằng nước mà chỉ được lau sạch bằng rượu sake hoặc bằng khăn khô, sau đó xé nhỏ và nướng xém vàng trên than hoa. Nấm nướng được dùng kèm với muối tinh để giữ trọn hương vị dịu ngọt tự nhiên.
- Súp nấm matsutake
Người Nhật có một cách tinh tế và đẹp mắt để thưởng thức, đó là nấu súp matsutake trong bình trà nhỏ, thêm chút nước cốt chanh ngay trước khi uống để cảm nhận vị thanh mát đặc trưng của matsutake, nhưng vẫn ngọt ngào hương thơm của các nguyên liệu khác.
- Cơm matsutake
Có thể được chế biến theo phong cách truyền thống, cơm matsutake với vị ngọt tươi của nấm, hòa quyện trong từng hạt cơm. Cơm matsutake chế biến từ gạo dẻo thơm cũng sẽ là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn thường ngày tại Nhật Bản mỗi độ thu về.
Hoa sen đầu mùa xuống phố, giá "trên trời" vẫn cháy hàng Dù giá hoa sen đầu mùa đang được bán với giá 120-150.000 đồng/bó 10 bông, khá đắt đỏ nhưng nhiều người vẫn không ngần ngại chi tiền mua dù chỉ chơi được 2-3 ngày. Người ta thường nói: "Hoa đầu mùa bao giờ cũng đẹp/ Nắng đầu mùa bao giờ cũng say", còn nửa tháng nữa mới đến mùa sen nhưng trên chợ...