Những lễ hội rực rỡ sắc màu ở Nhật Bản
Là một lễ hội rực rỡ sắc màu ở Nhật Bản, lễ hội Nebuta Matsuri ở Aomori diễn ra hàng năm thu hút nhiều khách du lịch thập phương. Ở đó, các du khách thoải mái nhìn ngắm những chiếc đèn lồng giấy phỏng theo hình các nhân vật hay huyền thoại trên hè phố.
Lễ hội trống taiko lớn nhất thế giới: Lễ hội Sansa Odori tổ chức ở tỉnh Iwate.
Một lễ hội đèn lồng khác ở Nhật Bản vào đầu tháng 8 hàng năm chính là lễ hội Akita Kanton tổ chức ở thành phố Akita. Đây là lễ hội để cầu mong một vụ mùa bội thu.
Video đang HOT
Lễ hội Sendai Tanabata ở tỉnh Miyagi là dịp để tưởng nhớ đến Ngưu Lang-Chức Nữ diễn ra từ 6-8/8 hàng năm.
Tới lễ hội Sendai Tanabata, mọi người sẽ viết những điều ước vào một tờ giấy dài và nhỏ rồi treo nó lên một cây sào tre cùng các đồ khác mà sau đó sẽ để trôi trên sông hoặc đốt đi sau khi kết thúc lễ hội.
Trong lễ hội Waraji ở tỉnh Fukushima, những người tham gia diễu hành sẽ khiêng một chiếc dép làm bằng rơm dài 12m, nặng lên tới 2 tấn. Lễ hội này là dịp để cầu chúc bình an, may mắn cho mọi người.
Chừng 10.000 vũ công chia thành 10 nhóm khác nhau tham gia lễ diễu hành trong lễ hội Hanagasa Yamagata. Họ mặc những trang phục giống nhau theo từng nhóm và giữ chiếc mũ hanagasa có màu sắc rực rỡ trên đầu.
Lễ hội Hakata Dontaku diễn ra trong hai ngày 3-4 tháng 5. Diện những bộ phục trang đặc biệt, những người tham gia lễ hội sẽ diễu hành trên các con phố trước sự chứng kiến của hàng nghìn người.
Lễ hội Kamakura thường được tổ chức ở ngôi đền Tsurugaoka Hachimangu, thành phố Kamakura trong thời gian tháng 4 hàng năm. Điều thu hút mọi người trong lễ hội này chính là điệu nhảy shizuka no mai và màn trình diễn các tuyệt kĩ của các samurai mang tên yabusame.
Theo_Kiến Thức
Kiên quyết xử lý "cò mồi", trộm cắp tại các đền chùa, lễ hội
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc CATP Hà Nội về công tác đảm bảo ANTT tại các đền chùa, nơi tổ chức các hoạt động lễ hội, Phòng CSHS CATP đã tăng cường 200 cán bộ chiến sỹ (CBCS) tại các quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố.
Các đối tượng trộm cắp tại phủ Tây Hồ và chùa Trấn Quốc bị bắt giữ
Không để "cò" lộng hành
Nằm trong chuỗi hoạt động bảo vệ tuyệt đối an toàn các hoạt động lễ hội tại các đền, đình, chùa... trên địa bàn thành phố, ngoài công tác tăng cường CBCS tới từng địa bàn, ngày mùng 3 Tết, lực lượng CSHS - CATP đã cử trinh sát phối hợp với công an các quận, huyện Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thanh Xuân, Hà Đông tổ chức mật phục, phát hiện và quây bắt các đối tượng hoạt động "cò mồi" tại chùa Hương (huyện Mỹ Đức).
Theo Trung tá Lê Kim Đồng, Đội trưởng Đội Chống tội phạm trên tuyến, địa bàn (Đội 5), Phòng CSHS - CATP Hà Nội, "cò mồi" năm nay hoạt động khá tinh vi, không tập trung tại khu vực gần chùa Hương mà xé lẻ để đeo bám, chèo kéo, nài ép khách đi đò hoặc sử dụng các dịch vụ tại chùa Hương từ xa, như trên các tuyến đường 21B, đường Ba La, Quốc lộ 6... Nắm được thủ đoạn này, lực lượng CSHS phối hợp với các đơn vị chức năng đã phát hiện, bắt giữ 16 đối tượng hoạt động "cò mồi" và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Phòng CSHS cũng triển khai lực lượng mật phục tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, nơi công cộng phức tạp về ANTT và các đền, đình, chùa... để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng trộm cắp phụ tùng ôtô, xe máy, cướp và cướp giật tài sản.
Chặn đứng nhiều ổ nhóm trộm cắp, móc túi
Trao đổi với phóng viên ANTĐ sáng 14-2, Cơ quan CSĐT - CAQ Tây Hồ cho biết, đơn vị đã lập hồ sơ xử lý Nguyễn Thị Hằng (SN 1977, trú tại huyện Gia Lâm); Quản Thị Bích Phượng (SN 1970, trú tại quận Ba Đình); Quách Văn Quý (1987, trú tại tỉnh Hải Dương); Đường Thế Trường (SN 1977, trú tại tỉnh Bắc Ninh) về hành vi trộm cắp tài sản. Được biết, các đối tượng trên đã lợi dụng tình trạng đông người đi lễ tại chùa Trấn Quốc và phủ Tây Hồ để trà trộn trộm cắp tài sản. Cụ thể, sáng 10-2 (tức mùng 3 Tết), Trường khai đã đi từ Bắc Ninh sang chùa Trấn Quốc để trộm cắp tài sản. Cơ quan công an xác định, Trường chuyên trộm cắp tại các đình, chùa và đã có 3 tiền án, tiền sự về hành vi này.
Cũng trong ngày 10-2, CAP Quảng An, quận Tây Hồ đã bắt quả tang Quản Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Hằng và Quách Văn Quý, chuyên lang thang trộm cắp tài sản tại phủ Tây Hồ. Ngay sau đó, các đối tượng được đưa về trụ sở CAP Quảng An để phục vụ công tác điều tra. Tại đây, Phượng, Hằng và Quý khai nhận hành vi phạm tội bởi cần tiền tiêu Tết, đã nảy sinh ý định đến những nơi công cộng và các đền, đình, chùa... ở Hà Nội để trộm cắp tài sản.
Theo_An ninh thủ đô
200 trinh sát hình sự bí mật "soi" trộm cắp tại đền, chùa 29 đền, chùa, lễ hội đông người tại Hà Nội được Công an thành phố cử 200 trinh sát hình sự đến hỗ trợ cùng công an địa phương đảm bảo an ninh trật tự. Trong các địa điểm được tăng cường bảo vệ có Phủ Tây Hồ, chùa Hương, đền Ngọc Sơn và chùa Phúc Khánh - những địa điểm tâm linh...