Những kiểu xây dựng lạ đời không thể tin là có thực nhưng lại đang tồn tại
Một “trường phái” xây dựng có một không hai đã được thể hiện ở những bức hình dưới đây.
Một kiểu thiết kế cầu thang đi vào… hư không.
Cầu thang dành cho người tí hon.
Chiếc cầu thang như “cột sống” của Gen Z, chưa bao giờ là ổn cả.
Đang xây cầu thang thì vướng đường dây điện, phải làm sao?
Video đang HOT
Khu vực tiếp khách chỉ dành cho những người “chân không chạm đất”?
Buồng ATM không dành cho những người chân ngắn.
Cách để “chữa cháy” khi nhà sắp sập.
Nhà không có bề ngang nhưng được cái chiều dài bù lại.
Chia buồn cho những ai mua phải vé ngồi ở hàng ghế này.
Bãi đậu xe không đụng hàng, và chắc chắn cũng chẳng ai dám đậu.
Kinh nghiệm thiết kế cầu thang gác lửng tối ưu hóa không gian
Cầu thang gác lửng là giải pháp giúp tối ưu cho các không gian sống chật hẹp. Không chỉ tiết kiệm chi phí, phù hợp với kiến trúc ngôi nhà mà các mẫu thiết kế này còn đảm bảo sự thông thoáng cho các khu vực chức năng.
Vị trí đặt cầu thang
Không chỉ cầu thang gác lửng mà loại cầu thang nào cũng cần được thi công tại vị trí hợp lý trong nhà. Việc chúng ta chọn vị trí tốt để bố trí cầu thang sẽ hỗ trợ không nhỏ vào việc sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho tổng thế không gian.
Thông thường, cầu thang tầng trệt sẽ được ưu tiên đặt lệch sang một bên, áp sát vào vách tường của ngôi nhà. Cách sắp đặt này được đánh giá là đảm bảo tốt nhất diện tích mặt sàn tầng dưới.
Cầu thang vẫn thực hiện được đúng công năng của mình trong khi hầu như không ảnh hưởng đến việc phân chia khu vực sinh hoạt chung.
Cầu thang gác lửng giúp tối ưu không gian nhỏ hẹp. Đồ họa: Phương Duy
Tuy nhiên, không phải mẫu nhà nào cũng có thể thi công cầu thang lệch bên. Kinh nghiệm thiết kế cầu thang gác lửng đẹp là tùy theo không gian sống cũng như công năng ngôi nhà mà vị trí đặt có thể khác nhau. Ví dụ, cầu thang gác lửng nhà cấp 4 có thể đặt tại vị trí khác so với cầu thang gác lửng phòng trọ.
Ngoài ra, cầu thang tầng trệt kỵ nhất việc hướng thẳng ra cửa chính. Cách bài trí không gian này khá bất lịch sự, thiếu sự kín đáo, tế nhị cần có. Thậm chí còn có thể hình thành trực xung trong nhà.
Trong trường hợp chủ trước đã thi công cầu thang có vị thế này, gia chủ nên chủ động ngăn cách bằng các loại vách ngăn hoặc tủ kệ để bảo vệ vượng khí cho ngôi nhà.
Số bậc cầu thang gác lửng
Công thức tính số bậc thang cơ bản nhất là chiều cao tầng/chiều cao mỗi bậc thang. Nhưng trong từng trường hợp, gia chủ có thể tự mình lựa chọn số lượng bậc riêng chứ không nhất thiết phải chia bậc cầu thang gác lửng theo công thức.
Cầu thang tầng trệt được đặt lệch một bên là bố cục khá phổ biến hiện nay. Đồ họa: Phương Duy
Người Á Đông vốn trọng về mặt phong thủy. Các con số xuất hiện trong cuộc sống đều được gắn với hàm ý may mắn, cầu phúc khí và bình an.
Theo đó, nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn số bậc cầu thang theo công thức 4n 1 để cầu tài lộc và vượng khí. Như vậy, cầu thang tầng trệt có thể có 17 bậc hoặc 21 bậc tùy theo độ cao của căn nhà.
Thông số cầu thang gác lửng
Một số thông số khác liên quan đến kích thước cầu thang gác lửng như chiều cao lan can, độ rộng hoặc độ dốc...
Đối với nhà ở sinh hoạt thông thường, cầu thang có thể rộng từ 0,8m - 1,5m là có thể sinh hoạt thoải mái. Chiều cao tiêu chuẩn của lan can cầu thang nên ở khoảng 90cm.
Bỏ túi 3 kinh nghiệm thiết kế cầu thang đẹp cho nhà phố Cầu thang không chỉ tạo lối lên tầng mà nó còn được thiết kế nhằm tạo dáng cho ngôi nhà của bạn. Cầu thang là không gian giao thông, là trục chính kết nối giao thông giữa các tầng của ngôi nhà. Bên cạnh đó, khoảng trống của cầu thang cũng có tác dụng lấy sáng, giúp không khí vận hành lên xuống...