Những hiện tượng thông thường nhưng lại là lời cảnh báo của tình trạng chèn ép dây thần kinh đáng lo ngại
Những dấu hiệu chèn ép dây thần kinh bạn nên lưu ý để khám và điều trị kịp thời.
Khi quá nhiều áp lực tác động từ các mô xung quanh như sụn, xương, cơ hoặc dây chằng… sẽ làm dẫn đến hiện tượng chèn ép dây thần kinh. Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng phá vỡ chức năng của các tín hiệu thần kinh và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tìm hiểu những dấu hiệu chèn ép dây thần kinh có thể giúp bạn kịp thời điều trị bệnh.
Thường xuyên bị tê
Cảm giác tê nhức là một trong những triệu chứng đầu tiên của tình trạng dây thần kinh bị chèn ép. Bởi vì khi bị tác động, dòng tín hiệu thần kinh sẽ thường xuyên gián đoạn nên gây ra cảm giác tê cứng trong thời gian ngắn nhưng liên tục nhiều lần. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây ra hiện tượng tê liệt vĩnh viễn. Bạn có thể điều trị bằng các phương pháp vật lí trị liệu, châm cứu hoặc phẫu thuật chỉnh hình.
Cảm giác như bị kim châm
Tương tự như tê nhức, cảm giác ngứa ran như kim châm là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng dây thần kinh bị chèn ép. Dây thần kinh có chức năng truyền tín hiệu từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể nên có điều gì làm gián đoạn chúng sẽ gây ngứa từ bên trong. Thông thường hiện tượng này xảy ra ở một khu vực nhất định và kéo dài trong tầm 3 – 4 phút. Nếu chúng xuất hiện liên tục thì bạn nên đến phòng khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Đau khớp
Một trong những triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của tình trạng dây thần kinh bị chèn ép là đau nhức các khớp. Cơn đau tỏa ra và di chuyển qua nhiều khớp nối các bộ phận khác của cơ thể. Vùng thắt lưng, khớp gối, bắp chân và cánh tay là những bộ phận có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Điều này xảy ra là do dây thần kinh bị viêm và sưng làm ảnh hưởng đến chức năng kết nối của chúng.
Bị yếu cơ ở một số vùng
Video đang HOT
Suy yếu cơ bắp ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân là những dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh vận động đang bị chèn ép. Chúng xuất phát từ áp lực lâu dài mà những tín hiệu thần kinh chịu ảnh hưởng, có thể là do không nhận đủ chất dinh dưỡng, dây thần kinh chết khiến cơ co lại không đúng cách. Khi ấy tín hiệu truyền từ não đến cơ cũng bị suy yếu và sự kết nối thần kinh gặp nhiều vấn đề. Đây là những dấu hiệu của tình trạng chèn ép thần kinh nghiêm trọng nên tốt nhất là bạn hãy đến phòng khám để kiểm tra tình trạng bệnh.
Đau đầu dữ dội
Đây có thể là hiện tượng đau dây thần kinh chẩm ở khu vực cổ. Nguyên nhân có thể là do các dây thần kinh tự chèn ép lẫn nhau hoặc có một khối u đang hình thành trong cơ thể. Nếu bạn cảm thấy thường xuyên bị đau đầu mặc dù không hề mắc các căn bệnh khác thì hãy nên đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh và tiêm thuốc giảm đau.
Nguồn: RD
Theo Helino
Bị trật khớp: Hãy sơ cứu đúng cách và nhanh chóng theo những bước này!
Chuyên gia khuyến cáo, không nên chủ quan khi bị trật khớp bởi nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm như rách cơ, dây chằng...
Trật khớp - Tai nạn thường gặp trong cuộc sống hiện đại
Việc mang vác nặng, xách đồ, xách túi hàng ngày... đôi khi có thể khiến bạn bị trật khớp. Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc (Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội), trật khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch lạc.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trật khớp. Trong đó, trật khớp do tai nạn giao thông, thể dục thể thao, tai nạn học đường là chủ yếu. Ngoài ra còn có một số bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm xương khớp háng, trật khớp vai do liệt cơ delta, trật khớp bẩm sinh...
Việc mang vác nặng, xách đồ, xách túi hàng ngày... đôi khi có thể khiến bạn bị trật khớp.
Trong các tổn thương do trật khớp, trật khớp thường diễn ra ở vai và các ngón tay là chủ yếu. Các nơi khác có thể xảy ra trật khớp là khuỷu tay, đầu gối và háng. Nếu được điều trị đúng, đa số các trật khớp sẽ trở lại bình thường sau vài tuần nghỉ ngơi và hồi phục. Mặc dù vậy, một số khớp như khớp vai có nguy cơ trật trở lại.
Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, các triệu chứng cho thấy bạn đã bị trật khớp thường là các khớp bị biến dạng hoặc ra khỏi vị trí của khớp, xuất hiện sưng và bầm, đau dữ dội, không thể chuyển động khớp. Trật khớp do khớp bị trật sai lệch vị trí có thể gây đau đột ngột dữ dội. Do đó, cần được sơ cứu nhanh trước khi đưa đến cơ sở y tế.
Trong các tổn thương do trật khớp, trật khớp thường diễn ra ở vai và các ngón tay là chủ yếu.
Nếu không được sơ cứu đúng cách khi bị trật khớp, bạn có nguy cơ gặp nguy hiểm. Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn: Mở đầu là giai đoạn viêm tấy với thời gian 72 giờ sau chấn thương, khi đó, nước hoạt dịch và máu tụ ngấm vào dây chằng bao khớp, có khi tràn cả vào khe khớp.
Trong vòng 4-6 tuần, các sợi collagen này gia tăng kích thước và độ bền để đến cuối giai đoạn sẽ đạt được độ đàn hồi như dây chằng khi chưa bị đứt. Ở giai đoạn này, nếu khớp vận động mạnh có thể làm đứt lại dây chằng mới liền.
Chuyên gia khẳng định: Nếu không biết cách chữa trị, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng cực nguy hiểm như không thể chơi các môn thể thao, đi đứng khó khăn và phải đối mặt với nguy cơ cao bị thấp khớp.
Nếu không biết cách chữa trị, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng cực nguy hiểm.
Sơ cứu đúng từng bước khi bị trật khớp, tránh mắc bệnh cơ xương khớp nguy hiểm
Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, ngay khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của trật khớp, bạn cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu. Kể cả khi bạn cần phải chuyển vào bệnh viện gấp, việc sơ cứu đúng và nhanh chóng khi xác định trật khớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho xương khớp của bạn. Sơ cứu trật khớp được thực hiện theo những bước sau:
- Khi xác định bị trật khớp, bạn cần hạn chế tối đa việc di chuyển để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh.
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của trật khớp, bạn cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu.
- Cố định khớp. Nếu trật khớp vùng tay, khuỷu tay có thể có định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay. Nếu trật khớp ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp.
- Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để tránh và giảm sưng phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu vì có thể làm tình trạng xấu đi.
- Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển người bị trật khớp đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển người bị trật khớp đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Chuyên gia khuyến cáo, không nên chủ quan khi bị trật khớp bởi nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm như rách cơ, dây chằng cùng những bó gân gia cố phần khớp bị tổn thương.
Trật khớp cũng có thể gây ra các tổn thương cho mạch máu cũng như thần kinh ở quanh khớp. Nếu không được điều trị dứt điểm, hiện tượng này rất dễ tái phát, thậm chí nếu trật khớp nặng có thể tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Ngoài ra, phần khớp bị trật có xu hướng già đi so với xương khớp ở những vùng khác.
Theo Helino
Cứu thanh niên bị kính cứa đứt động mạch Bệnh nhân 24 tuổi ở Thanh Hóa gặp tai nạn lao động làm đứt động mạch và dây thần kinh cánh tay, dẫn đến sốc mất máu. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu trong tình trạng mất máu, sơ cứu tại chỗ không đúng cách, huyết áp tụt. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị đứt...