Những hiểm họa mới của hàng không thế giới
Sự cố hỏng hóc thiết bị và vụ tin tặc tấn công các hãng hàng không ở New Zealand và Ba Lan vừa qua một lần nữa cho thấy ngành hàng không hiện nay đang đau đầu vì rất nhiều vấn đề.
Nhiều sự cố xảy ra với các hãng bay trong tuần qua – Ảnh: Reuters
Ngày 22.6, hãng hàng không quốc gia Ba Lan xác nhận khoảng 10 chuyến bay cùng 1.400 hành khách đã phải hoãn bay vì hệ thống máy tính bị tin tặc tấn công, theo hãng tin CNBC. Cùng ngày, báo Anh The Guardian và trang tin Stuff của New Zealand cho biết hãng Airways New Zealand cũng phải hủy toàn bộ các chuyến bay sau khi hệ thống radar sân bay bị hỏng.
Những hiểm họa thời đại
Trước đây, thảm họa lớn nhất đối với ngành hàng không là máy bay bị không tặc tấn công. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, có vẻ các hiểm họa khác liên quan đến máy móc, con người đã che mờ câu chuyện về không tặc.
Cú sốc lớn nhất trong nhiều năm nay với ngành hàng không mang tên MH17, khi chiếc máy bay chở khách này của Malaysia Airlines nghi bị hắn hạ tại miền đông Ukraine ngày 17.7.2014.
Nhưng nếu MH17 ít nhiều cũng có manh mối điều tra, thì chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines bị mất tích cách đó 4 tháng cho đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời đáp.
Video đang HOT
Quá nhiều rủi ro diễn tra trong một năm khiến hãng Malaysia Airlines phải tuyên bố phá sản (về mặt kỹ thuật) và cắt giảm 6.000 nhân viên hồi đầu tháng 6 năm nay.
Không chỉ Malaysia Airlines, hàng không thế giới cũng liên tiếp gặp vận hạn, kể cả khi đảm bảo an toàn về kỹ thuật, tránh được sự cố, né được tên lửa… Trường hợp chiếc máy bay của hãng hàng không Đức Germanwings rơi tại Pháp ngày 24.3.2015 khiến nhiều người không khỏi rùng mình khi tai nạn lại đến từ phi công: cơ phó của máy bay bị nghi chủ động tự tử, đâm máy bay thẳng vào vách núi Alps.
An toàn là trên hết
Những tai nạn liên tiếp của ngành hàng không đang khiến những người trong lĩnh vực này không khỏi lo ngại. Và câu chuyện “an toàn là trên hết” vốn không mới, song có vẻ đang được đặc biệt chú trọng.
Chỉ cần một phát hiện dù nhỏ nhất, các chuyến bay sẽ phải hủy vì sự an toàn – Ảnh: Reuters
Điều này thể hiện ở vụ hãng hàng không Ba Lan LOT hoãn hàng loạt chuyến bay vừa qua. Hệ thống máy tính của LOT bị tấn công vào chiều chủ nhật 21.6 khiến các kế hoạch bay và đường bay không thể được gửi trước khi các máy bay cất cánh. Nếu không có tài liệu chi tiết về các tuyến đường, thời tiết và các thông tin quan trọng thì máy bay không thể bay, CNBC dẫn lời phát ngôn viên của LOT.
Tương tự, các chuyến bay tại New Zealand cũng buộc phải hoãn lại do xảy ra sự cố radar.
Tâm lý an toàn đã bao trùm quanh nhiều sự cố gần đây. Hồi tháng 8.2014, tức không lâu sau 2 tai nạn liên tiếp của MH370 và MH17, một máy bay của Malaysia Airlines cũng đã quay trở lại sân bay sau khi phát hiện sự cố áp suất.
Đến ngày 12.6 qua, Malaysia Airlines lại tiếp tục xuất hiện trên mặt báo, sau khi chuyến bay MH148 phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Melbourne (Úc) vì có tín hiệu cháy động cơ. Điều đáng nói, máy bay hoàn toàn không gặp vấn đề gì, chỉ vì hệ thống báo cháy bị trục trặc nên… báo động giả.
Có thể nói, sau nhiều thảm họa với đủ loại nguyên nhân khác nhau, các hãng hàng không nay đã và đang sống trong tình trạng cảnh giác cao trước các hiểm hoạ của thời đại, và an toàn bay được xem là ưu tiên một.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Litva "loan tin" NATO muốn đánh chiếm Kaliningrad của Nga
Theo RT, trang web của quân đội Litva mới đăng tải thông tin Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO đã định chiếm vùng Kaliningrad của Nga ngay trong sáng 11/6. Tuy nhiên, giới chức Litva sau đó nói rằng thông tin trên là do hacker tung lên và họ đang điều tra về vụ việc này.
Máy bay F-16 của Na Uy tham gia cuộc tập trận của NATO ở Litva (Nguồn:RT)
Trước đó, thông tin xuất hiện trên trang web của quân đội Litva cho biết các cuộc tập trận Sword Stroke của NATO đang diễn ra tại Ba Lan và vùng Baltic thực ra là để chuẩn bị cho việc đánh chiếm Kaliningrad, thành phố nằm ở cực Tây của Nga, kẹp giữa Ba Lan và Litva.
Bộ trưởng Quốc phòng Litva Victoria Cemenite sau đó xác nhận với hãng tin Delfi rằng một vụ tấn công do tin tặc thực hiện đã xảy ra và thông tin nêu trên đã bị gỡ khỏi trang web.
Bà cho biết các nhà phân tích từ Trung tâm an ninh mạng quốc gia đang điều tra vụ việc. Các phóng viên cũng được thông báo rằng nhiều máy chủ ở trung tâm chỉ huy của quân đội Litva được bảo vệ bởi một công ty tư nhân.
Các cuộc tập trận Sword Stroke do quân đội Mỹ ở châu Âu tổ chức, kéo dài từ ngày 1/6 tới 19/6, diễn ra tại các nước Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan. Các cuộc tập trận này có sự tham gia của 6.000 binh lính và 13 nước thành viên NATO, bên cạnh Phần Lan.
Đây là những cuộc diễn tập lớn nhất mà quân đội Litva tham gia, kể từ khi gia nhập NATO vào năm 2004.
Hoạt động diễn tập nhằm trấn an nhiều nước láng giềng quanh Nga, trước những cáo buộc liên quan tới hoạt động của Nga ở Ukraine.
Về phần mình, Moskva đã tuyên bố sẽ tăng cường an ninh ở Crimea. "Theo lẽ tự nhiên, chúng tôi sẽ tăng cường lực lượng tại Crimea, vì các nước NATO đã tăng hoạt động tại những khu vực ngay cạnh các vùng biên giới của chúng tôi" - ông Aleksandr Grushko, đại sứ của Nga ở NATO, từng tuyên bố hồi giữa tháng 5 năm nay./.
Theo Linh Vũ (Vietnam )
LHQ cảnh báo tin tặc tấn công cơ sở hạt nhân toàn cầu Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa tin tặc tấn công các nhà máy hạt nhân trên thế giới và thúc giục cộng đồng quốc tế có phương án đề phòng. Nhà máy hạt nhân ở Busan, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters Ngày 2.6, hãng tin RT của Nga đưa tin, cơ quan phụ trách về vấn đề...