Những hàng ăn nổi tiếng Hà Nội gọi hàng qua khe cửa, chăng dây tạo vùng an toàn, bất cứ ai đặt hàng phải đeo khẩu trang đúng chuẩn
Thời điểm Hà Nội đang vất vả chống lại dịch Covid-19, một số cửa hàng kinh doanh cũng nhanh chóng chuyển sang bán hàng online, áp dụng những biện pháp chưa từng có để đảm bảo an toàn.
Trong thời kỳ dịch Covid-19 khiến nhiều cửa hàng lao đao khi không được mở cửa, thì lại có một số nơi mở bán online, những khách hàng đến mua phải đặt trước rồi nhận hàng qua khe cửa hẹp hay đứng ở khoảng cách an toàn.
Nổi tiếng là một cửa hàng bán bánh trôi, bánh chay và chè lâu đời ở Hà Nội, quán chè Mười Sáu trên phố Ngô Thì Nhậm ( quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) những ngày thường khách ra vào tấp nập, trong nhà luôn có 3-4 người đứng bán hàng. Ấy thế mà khi Hà Nội ghi nhận một số nơi phát dịch, các cửa hàng lập tức phải chuyển sang hình thức kinh doanh online, người mua hàng giờ đây chỉ có thể gọi điện thoại đặt hàng hoặc chọn món trên các ứng dụng đặt đồ ăn.
Chia sẻ về tình hình kinh doanh trên, đại diện cửa hàng cho biết: “Thời điểm này chúng tôi chỉ nhận những đơn hàng online, nhân viên cũng được cho nghỉ để về quê tránh dịch. Trong thời kỳ này việc kinh doanh ảm đạm chỉ bằng 25% so với thời điểm chưa có dịch”.
Quán chè Mười Sáu nổi tiếng nay chỉ nhận đơn hàng online và giao hàng qua khe cửa hẹp.
Nhân viên trong nhà giao hàng qua khe cửa hẹp và khuyến khích mọi người mua chuyển khoản, hạn chế dùng tiền mặt.
Video đang HOT
Một hình ảnh lạ lẫm, cửa hàng thương hiệu vài chục năm đất phố cổ, bán những món ăn truyền thống chuyển mình một cách nhanh chóng mùa dịch Covid-19.
Một cửa hàng giò chả nổi tiếng trên phố Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) trong những ngày này cũng phải thiết lập vùng an toàn.
Theo cô Hạnh (chủ cửa hàng giò chả trên phố Lê Đại Hành) cho biết: “Chúng tôi áp dụng việc chăng dây giữ khoảng cách 2 mét giữa khách hàng với nhân viên phục vụ đã được 1 tuần qua và chỉ bán mang đi, tránh tụ tập đông người. Khi đến đây nhiều người thấy bất ngờ về quy định mới nhưng ai cũng thông cảm bởi đó là biện pháp an toàn cho cả người bán lẫn người mua vào thời điểm này”.
Biện pháp tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn khi những nhân viên cửa hàng đều được giữ khoảng cách, chỉ có một người tiếp xúc chính sau vài lần tiếp xúc sẽ phải vệ sinh bằng dung dịch khử khuẩn.
Nhân viên trao đổi đơn hàng với khách ở khoảng cách 2 mét.
Không những phải giữ khoảng cách với cửa hàng, những người đến mua đồ mang về đều phải đeo khẩu trang, đặt hàng một cách nhanh chóng.
Nếu như trước kia việc chăng dây, buộc khách hàng khi trao đổi với nhân viên phải đứng phía ngoài đường và đeo khẩu trang sẽ khiến nhiều người cảm thấy thiếu đi sự tôn trọng. Thì nay việc làm này được mọi người thực hiện một cách rất đầy đủ bởi ai cũng hiểu rằng bất cứ ai lúc này cũng phải “chống dịch như chống giặc”.
Haley
Phú Yên: Lo lắng "đóng cửa" chợ, nhiều người đua nhau tích trữ lương thực.
Trước tin đồn "đóng cửa" chợ, nhiều hộ dân ở tỉnh Phú Yên ồ ạt mua lương thực để tích trữ, tuy nhiên theo cơ quan chức năng tỉnh này tin đồn trên là thất thiệt.
Trong những ngày vừa qua, tình trạng người dân ồ ạt đến chợ tranh mua thực phẩm đã diễn ra ở nhiều chợ từ thành phố đến các chợ nông thôn Phú Yên. Có chợ mới 7h sáng hết thực phẩm và 9 giờ chợ đã hết người mua bán.
Cũng vì lượng người mua đông, mà tại các chợ giá một số loại thực phẩm có dấu hiệu tăng nhẹ, từ 10.000-15.000 đồng/kg so với ngày thường.
Lượng người mua lương thực, thực phẩm đông chưa có trong tiền lệ
Bà Nguyễn Thị Liễu, tiểu thương bán thịt chợ phường 7, cho hay: Từ ngày 28 đến nay, lượng người mua thịt tăng rất cao, trước đây mỗi người mua vài lạng nay thì mua vài ký.
"Ngày hôm nay, mặc dù đã chuẩn bị lượng thịt gần gấp đôi ngày thường, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của người mua. Giá thịt heo đang khá cao. Trước mỗi người chỉ mua vài lạng về ăn thì nay mỗi người mua cả ký thịt trở lên, nên cỡ 9 giờ sáng là hết thịt", bà Liễu nói.
Tại chợ vẫn có nhiều người dân không đeo khẩu trang, không đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở cộng đồng.
Nhiều người mua bán không đeo khẩu trang giữa dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp
Bà Nguyễn Thị Thùy Trang ở phường 7, TP Tuy Hòa, lo lắng: "Vì có một số thông tin sẽ đóng cửa chợ nên mấy hôm nay tôi thấy chợ rất đông người mua. Thậm chí, có người chen lấn, giành giật để mua được hàng hóa. Mặc dù vậy, một số người bán và cả người mua hàng vẫn vô tư không đeo khẩu trang, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh."
Theo Sở Công Thương tỉnh Phú Yên thông tin "đóng cửa" chợ là hoàn toàn không có, người dân không nên hoang mang, chỉ nên mua thực phẩm đủ dùng.
Sở Công thương Phú Yên khuyến cáo người dân không nên tích trữ quá nhiều lương thực, thực phẩm
Bà Nguyễn Thị Kim Bích, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Yên khuyến cáo: "Tôi khuyến cáo người dân không nên mua nhiều lương thực nhằm mục đích tích trữ, vì hiện này hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Phú Yên là đảm bảo nguồn cung để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Mọi người chỉ nên mua thực phẩm đủ dùng".
"Đối với người tiêu dùng khi đi chợ, siêu thị...cần chấp hành tốt việc đeo khẩu trang, không tụ tập nơi đông người. Nếu phát hiện trường hợp nào găm hàng, đẩy giá lên cao, cơ quan chức năng cũng sẽ xử phạt mạnh.", bà Bích nhấn mạnh.
Trung Thi
Hoạt động mua sắm tại chợ dân sinh thưa vắng, hàng hóa dồi dào Tại các chợ dân sinh và siêu thị trên địa bàn Hà Nội, các loại hàng hóa thiết yếu đều phong phú, giá cả ổn định, đặc biệt, người dân đều có ý thức thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang để phòng chống dịch Covid-19. Theo khảo sát của phóng viên tại một số khu chợ dân sinh trên địa bàn...