Những đối tượng dễ mắc ung thư gan nhất
Số lượng người Việt Nam mắc ung thư gan đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân một phần do lối sống và sinh hoạt không khoa học làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Theo các chuyên gia về ung thư, nhóm 7 đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cao đó là:
Những người mắc bệnh gan
Những người mắc bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B, C…nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị sớm sẽ dễ có nguy cơ biến chứng thành ung thư gan. Các loại virus B, C cũng rất dễ dàng lây lan và phát triển trong cơ thể người nên cần có biện pháp phòng tránh hiệu quả các loại virus này.
Những người bị béo phì, tiểu đường
Trong những năm gần đây, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường, béo phì bị ung thư gan trên thế giới đã gia tăng đáng kể, tiểu đường và béo phì gây tích tụ mỡ tại gan, dẫn đến tổn thương các tế bào gan và xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Người uống nhiều rượu bia
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng rượu có khả năng tác động đến gen gây ung thư: rượu ảnh hưởng rất lớn đến gen gây ung thư, thúc đẩy gen này phát triển nhanh dẫn đến ung thư sớm. Acetaldehye được sinh ra trong quá trình chuyển hóa rượu cũng làm yếu khả năng sửa chữa sai sót tự nhiên DNA của tế bào khiến gia tăng nguy cơ đột biến tế bào gây ung thư.Ngoài ra, rượu còn gây tổn thương các tế bào gan. Nếu uống quá nhiều rượu, chức năng lọc thải chất độc của gan sẽ bị quá tải, khiến cho các tế bào gan bị tổn thương trầm trọng, hình thành nên các mô sẹo gây xơ gan và ung thư gan.
Video đang HOT
Người hay ăn thịt tươi sống
Thực phẩm tươi sống không được chế biến kỹ càng thường chứa nhiều loại sán, trong đó có những loại sán khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy gan, gây ung thư gan.
Người sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích như thuốc lá, café nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây nên các bệnh về gan, trong đó có ung thư gan.
Người lạm dụng thuốc, hóa chất gây tổn thương gan
Một số loại thuốc, hóa chất nếu sử dụng hay tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho gan và dẫn tới ung thư gan như: thorotrast – trước đây được sử dụng cho chẩn đoán hình ảnh, vinyl chloride – hợp chất được sử dụng trong công nghiệp nhựa…
Những người ăn phải thực phẩm bị nấm mốc
Aflatoxin trong nấm mốc là loại độc tố gây ung thư gan mạnh nhất hiện nay. Aflatoxin gây ung thư gan bằng cách gây đột biến ở gen P53. Nấm mốc thường xuất hiện ở những thực phẩm bảo quản, lưu trữ trong môi trường nóng, ẩm như gạo, lạc, đậu tương, lúa mì, ngô…
Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi đối tượng nào dễ mắc phải bệnh ung thư rồi chứ. Nếu bạn thuộc những trường hợp trên thì hãy cẩn thận nhé.
Theo www.phunutoday.vn
Cách nhận biết và hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà
Mức độ ô nhiễm trong nhà có thể cao gấp nhiều lần ngoài trời, nhận biết qua máy đo, hệ thống lọc và ngăn ngừa sớm giúp giữ sức khỏe.
Không ít người lo lắng về các tác nhân ô nhiễm như khói bụi ngoài môi trường. Nhưng ô nhiễm không khí trong nhà cũng có thể gây nên các bệnh về hô hấp, dị ứng, nhất là với đối tượng thường dành nhiều thời gian trong nhà như trẻ em, người cao tuổi.
Phương pháp nhận biết
Theo nghiên cứu về sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA- Environmental Protection Agency, nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2-5 lần, đôi khi 100 lần so với nồng độ ngoài trời.
Theo Thạc sĩ Đỗ Hoàng Oanh, sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, trong số các tác nhân sinh học gây ô nhiễm trong nhà, đáng chú ý nhất phải kể đến nấm mốc, một trong những nguyên nhân chính gây dị ứng, hen suyễn, khó thở....
Ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra dị ứng, hen suyễn....Sử dụng công nghệ lọc không khí tiên tiến là một trong những giải pháp ngăn ngừa.
Có một số cách giúp bạn nhận biết ô nhiễm trong nhà. Đó là thông qua tần suất và mức độ mắc các bệnh như dị ứng, khó thở, sổ mũi, xoang, hen suyễn... Nếu gia đình có người mắc các chứng bệnh này, bạn nên kiểm tra chất lượng không khí trong nhà.
Sử dụng máy đo chất lượng không khí cầm tay để theo dõi thông qua chỉ số PM2.5. Hạt PM2.5 là những hạt nhỏ lơ lửng trong không khí, có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các gia đình có thể sử dụng hệ thống lọc không khí, đặc biệt hệ thống có chức năng cảm biến bụi để kiểm tra hàm lượng hạt bẩn trong không khí. Đây cũng có thể là tiêu chí giúp chọn lựa các sản phẩm tích hợp hệ thống cảm biến bụi sử dụng trong gia đình.
Cách hạn chế ô nhiễm
Để hạn chế việc ô nhiễm trong nhà, gia đình nên tận dụng không khí tự nhiên để làm mới không gian. Tuy nhiên nên hạn chế việc này nếu quanh nhà có nguồn khí thải ô nhiễm.
Các tác nhân gây hại như khí thải từ ô tô, xe máy, khói từ bếp than, bếp dầu... cần hạn chế. Không nên khởi động xe hay các động cơ chạy bằng nhiên liệu trong nhà. Lắp đặt máy hút mùi hoặc quạt gió có thể giúp thoát khói bụi ra ngoài.
Gia đình nên tạo các khoảng cây xanh hợp lý để giúp thanh lọc không khí của ngôi nhà. Để đảm bảo chất lượng không khí trong phòng, mỗi gia đình có thể trang bị hệ thống lọc không khí với công nghệ tiên tiến để lọc và ngăn ngừa các tác nhân gây dị ứng, giúp hạn chế các vấn đề về hô hấp.
Một trong những công nghệ lọc không khí tiên tiến hiện nay là công nghệ nanoe của Panasonic. Bộ phát nanoe giải phóng 3.000 tỷ hạt ion tích điện âm giúp loại bỏ bụi bẩn trong không khí, vô hiệu hóa vi khuẩn, vi rút bám tại màng lọc và các phần tử bám dính trên đồ vật.
Công nghệ lọc khí nanoe X tân tiến còn có khả năng loại bỏ 5 loại mùi khó chịu và ngăn chặn sự phát triển của chất gây dị ứng, vi khuẩn, virus.
Vân Trương
Theo vnexpress.net
Mùa này khi ăn mía, hãy nhớ câu "mía thanh minh, độc hơn rắn" Tháng 2 và tháng 4 là thời điểm loại nấm mốc cực độc trên mía sinh sôi nhiều nhất. Thế nên, người Trung Quốc mới có câu "mía thanh minh, độc hơn rắn", để cảnh báo mọi người. Mía có phải là một loại hoa quả? Nhìn vào thành phần dinh dưỡng có trong cây mía, có thể coi mía là một loại...