Những điều cần biết về kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì
Thực chất tình trạng kinh nguyệt ở tuổi dậy thì về màu sắc có thể cảnh báo một số vấn đề sức khoẻ sinh sản của nữ giới. Vậy kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có đáng lo ngại không?
Thực chất tình trạng kinh nguyệt ở tuổi dậy thì về màu sắc có thể cảnh báo một số vấn đề sức khoẻ sinh sản của nữ giới. Vậy kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có đáng lo ngại không?
Như đã biết, màu sắc kinh nguyệt là một dấu hiệu có hiệu quả đem lại cảnh báo về sức khoẻ. Trong khi đó kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có thể khiến các bé gái cũng như phụ huynh cảm thấy lo lắng. Vậy điều này có nguy hiểm không? Có đáng lo như mọi người vẫn nghĩ?
Tình trạng kinh nguyệt có màu đen được biết đến là một tình trạng thường gặp và thường xuất hiện ở đầu hoặc những ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt có màu đen có thể xảy ra chỉ đơn giản trong thời gian hành kinh cũng có thể xảy ra do nữ giới bị rối loạn nội tiết tố, bị căng thẳng, mệt mỏi hoặc có các trường hợp kinh nguyệt ra máu đen là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
1. Kinh nguyệt có màu đen do đâu?
Thông thường khi kinh nguyệt ra ít và xuất hiện với màu nâu đen, hoặc có thể kinh nguyệt có màu đen sậm và xảy ra tình trạng vón cục, vón cặn, có các cục máu màu đen còn được biết đến là tình trạng máu kinh nguyệt màu đen thường gặp.
Hiện tượng kinh nguyệt có màu đen được giải thích như sau: Tình trạng kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì là do máu bị oxy hóa trong quá trình thoát ra khỏi tử cung và âm đạo. Trong khi đó, còn tùy vào thời gian hành kinh kéo dài mà tình trạng màu sắc của kinh nguyệt cũng sẽ có những thay đổi khác nhau có thể chuyển sang màu nâu, nâu sẫm, có thể chuyển sang màu đen hoặc màu như bã cà phê.
Kinh nguyệt có màu đen xuất hiện ở ngày đầu chu kỳ hoặc ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt thì nữ giới không cần quá lo lắng. Tình trạng kinh nguyệt màu đen xảy ra trong thời gian này là do máu kinh xuất ra chậm và cần nhiều thời gian để tống ra khỏi cơ thể. Đây là lý do khiến cho kinh nguyệt có màu đỏ bình thường sẽ chuyển sang màu nâu hoặc đen.
Tuy nhiên nếu tình trạng khí hư hoặc màu đen xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt thì tình trạng này còn có thể xảy ra do phần máu còn sót lại ở chu kỳ hành kinh trước đó mà chưa được cơ thể tống ra ngoài nhờ cơ chế tiết dịch.
Kinh nguyệt có màu đen xuất hiện ở ngày đầu chu kỳ hoặc ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt thì nữ giới không cần quá lo lắng – Ảnh Internet
2. Kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì là bệnh gì?
Tình trạng kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì không quá đáng lo ngại, nhưng đối với một số trương hợp khi kinh nguyệt có màu đen và kèm các dấu hiệu bất thường thì tốt nhất nữ giới nên đi khám vì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.
2.1. Rối loạn nội tiết gây kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì
Khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện khiến kinh nguyệt có màu đen và ra ít nhưng lại kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy nữ giới đang bị rối loạn nội tiết.
Tình trạng rối loạn nội tiết ở nữ giới gây ra hiện tượng kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì là một tình trạng thường gặp ở tuổi dậy thì của các bé gái do hoạt động nội tiết của vùng dưới đồi tuyến yên buồng trứng của bé gái chưa ổn định.
Ngoài ra, rối loạn nội tiết ở tuổi dậy thì của bé gái còn có thể xảy ra do các vấn đề tuyến giáp, có thể do sử dụng thuốc tránh thai hoặc khi lạm dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
Hơn nữa, hiện tượng căng thẳng, lo âu cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đáng kể đến nội tiết tố trong cơ thể và có thể sẽ làm giảm độ dày của thành tử cung và khiến cho kinh nguyệt xuất ra chậm nên máu cũng dễ bị oxy hóa và khiến phụ nữ có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều cũng như có máu kinh màu đen hoặc kinh nguyệt xuất hiện màu đen bị vón cục.
2.2. Nữ giới bị tích tụ kinh nguyệt trong âm đạo
Khi kinh nguyệt bị tích tụ trong âm đạo còn có thể khiến cho kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì vì kinh nguyệt tồn tại trong cơ thể lâu.
Tình trạng tích tụ kinh nguyệt màu đen này còn có thể xảy ra do các bất thường của nữ giới ở một số vị trí như: màng trinh, vách ngăn âm đạo hoặc một vài trường hợp hiếm gặp là khi nữ giới không có cổ tử cung.
Kinh nguyệt màu đen kèm dấu hiệu đau, dính hoặc bị lạc niêm mạc tử cung vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản nữ giới – Ảnh Internet
Đối với tình trạng nữ giới bị tích tụ kinh nguyệt trong âm đạo nếu như nghiêm trọng còn có thể gây ra hiện tượng mất kinh hoàn toàn, kèm theo đó là một số biến chứng gồm đau, dính hoặc bị lạc niêm mạc tử cung vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản nữ giới.
2.3. Bệnh nhiễm trùng hoặc chứng viêm vùng chậu
Bản thân các bệnh lây qua đường tình dục như lậu hoặc nấm chlamydia đều là nguyên nhân có thể khiến kinh nguyệt màu đen, kèm theo đó còn khiến kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu. Ngoài các dấu hiệu trên thì tình trạng bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục còn có thể gây ra một số các triệu chứng khác gồm:
- Khi quan hệ tình dục có thể xuất hiện tình trạng chảy máu.
- Nữ giới sau khi thực hiện quan hệ tình dục dễ bị đau khi đi tiểu.
- Kèm theo triệu chứng bị ngứa âm đạo.
- Có thể xuất hiện các đốm máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
Video đang HOT
Đối với bệnh lây qua đường tình dục việc không được điều trị một cách triệt để rất hại cho sức khoẻ, tình trạng này còn có thể gây lây lan từ âm đạo đến các cơ quan khác trong hệ thống sinh sản, nguy hiểm có thể gây ra hội chứng viêm vùng chậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
Khi nữ giới bị viêm vùng chậu, đây là tình trạng bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục nhưng dấu hiệu của bệnh có thể kèm theo tình trạng sốt và xuất hiện các cơn ớn lạnh. Nếu như không được điều trị, chứng viêm vùng chậu rất có thể khiến nữ giới gặp phải các biến chứng như đau vùng chậu mãn tính hoặc nguy hiểm hơn còn có thể gây vô sinh.
2.4. Mắc các bệnh lý ở tử cung và cổ tử cung
Bên cạnh các tác nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì thì tình trạng kinh nguyệt có màu đen, bị hôi tanh khó chịu còn có thể xảy ra do các bệnh lý về tử cung, cổ tử cung khiến niêm mạc tử cung bong không đều, tình trạng này sẽ kèm theo chảy máu kéo dài, làm thay đổi màu sắc kinh nguyệt.
Khi nữ giới bị viêm lộ tuyến tử cung, hiện tượng này sẽ khiến các tuyến trong ống tử cung phát triển và xâm lấn ra ngoài gây tổn thương cổ tử cung. Khi đó, viêm lộ tuyến tử cung sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng gồm: Ra nhiều khí hư, khí hư có màu bất thường, ngoài ra khí hư còn có mùi hôi tanh khó chịu.
Một số dấu hiệu khác gồm, đau bụng dưới, nữ giới có thể bị ra máu khi quan hệ, xuất hiện chu kinh nguyệt không đều…
- Viêm nội mạc tử cung gây hiện tượng kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì:
Hiện nay, tình trạng viêm nhiễm buồng tử cung được biết đến là một tình trạng diễn ra rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Các triệu chứng nữ giới thường gặp gồm hiện tượng bị đau bụng dữ dội khi hành kinh, nữ giới bị đau khi quan hệ, xuất hiện nhiều khí hư và khi đi tiểu bị buốt.
Bệnh u nang tử cung ở nữ giới có thể đi kèm với các triệu chứng điển hình thường gặp như kinh nguyệt không đều, khi khí hư ra nhiều, kèm theo đó là có mùi hôi và các trường hợp nghiêm trọng còn gây ra xuất huyết âm đạo giữa kỳ kinh, đau vùng bụng dưới, cũng như gây đau khi nữ giới quan hệ tình dục.
- U xơ tử cung:
U xơ tử cung ở nữ giới không chỉ gây ra tình trạng kinh nguyệt có màu đen, mà bệnh lý tử cung ở nữ giới này còn có thể gây căng tức tại vùng chậu, kèm theo đó là đi tiểu thường xuyên. Ngoài ra còn gây tình trạng đau bụng bất thường, đau rát khi nữ giới quan hệ tình dục với bạn đời.
2.5. Dấu hiệu sảy thai
Một số trường hợp sảy thai trước cả khi biết mình mang thai, thậm chí có nhiều nữ giới không nhận ra rằng mình bị sảy thai mà hiện tượng có kinh chỉ như bình thường. Kinh nguyệt màu đen có thể là dấu hiệu của việc sảy thai khi kinh nguyệt kéo dài, có màu sắc từ hồng sang đỏ đến nâu và xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác:
- Khi xuất hiện cục máu đông lớn không xảy ra trong những lần hành kinh trước đó.
- Xuất hiện tình trạng đau bụng dưới dữ dội hơn so với bình thường khi tử cung bị giãn ra.
Kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của việc xảy thai khi kinh nguyệt kéo dài – Ảnh Internet
2.6. Máu báo thai
Kinh nguyệt có màu đen còn có thể là dấu hiệu của máu báo thai. Đối với phụ nữ khi bị trễ kinh, sau đó xuất hiện máu âm đạo có màu nâu đen và ít thì đây còn có thể là dấu hiệu cho biết khi thai đã đi vào tử cung. Lúc này trứng sau khi thụ tinh cũng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và vào tử cung để có thể làm tổ trên niêm mạc tử cung.
Lúc này các mô sẽ hình thành quanh trứng và có thể gây tổn thương đến một số mạch máu gây ra hiện tượng xuất huyết. Tình trạng này ở nữ giới có thể gặp phải trong khoảng từ 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai.
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu có xuất hiện máu báo thai và có dấu hiệu mang thai sớm như: Đi tiểu thường xuyên, bị mệt mỏi, có thể bị buồn nôn, nôn, khi ngực mềm hoặc sưng.
Dù tình trạng này không phải xuất hiện ở mọi phụ nữ mang thai tuy nhiên phụ nữ trong khoảng thời gian này vẫn nên chú ý quan sát và thăm khám kịp thời.
2.7. Ung thư cổ tử cung
Kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có phải dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hay không? Có một số trường hợp khi xuất hiện kinh nguyệt màu đen có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Dù đa số các bệnh nhân bị mắc ung thư cổ tử cung không nhận thấy triệu chứng nào.
Khi ở giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư cổ tử cung, phụ nữ có thể gặp phải một số triệu chứng khác gồm: sụt cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi, bị đau vùng chậu, có thể sưng và phù nề chân cũng như gặp khó khăn trong tiểu tiện.
3. Làm cách nào để cải thiện tình trạng kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì, vậy cải thiện tình trạng này cần thực hiện bằng cách nào?
3.1. Thực hiện biện pháp điều trị nội khoa
Khi kinh nguyệt có màu đen, tình trạng này có thể là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe sinh sản của nữ giới đang gặp vấn đề. Vậy kinh nguyệt có màu đen còn được điều trị nội khoa bằng cách.
Sử dụng thuốc điều trị kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì nếu như vấn đề nữ giới gặp phải gây hiện tượng này là do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể gây ra. Việc sử dụng thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, điều hòa nội tiết tố, đồng thời giúp chu kỳ diễn ra bình thường và giúp lượng máu kinh có thể lưu thông ổn định hơn, tạo điều kiện thuận lợi giúp khắc phục tình trạng kinh nguyệt màu đen.
Kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì nữ giới xuất hiện nếu kèm theo các triệu chứng bất thường nữ giới nên tìm đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị kịp thời – Ảnh Internet
3.2. Điều trị ngoại khoa
Nữ giới xuất hiện tình trạng kinh nguyệt màu đen cần thực hiện biện pháp điều trị ngoại khoa. Đây là biện pháp có tác dụng giúp điều trị một cách tận gốc nhất các nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt có màu đen là bệnh phụ khoa. Đặc biệt các bất thường cấu trúc phần phụ, tử cung,…
Bên cạnh biện pháp điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa thì để bảo vệ sức khỏe sinh sản cũng như tránh kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì, phụ nữ cần tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách:
- Tránh quan hệ tình dục trong ngày hành kinh vì thói quen này là một trong những thói quen làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cũng như gây mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nữ giới.
- Nữ giới cần hạn chế sử dụng các loại thuốc như: thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc các thuốc khác có thể làm thay đổi nội tiết tố.
- Căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì.
- Không nên thức khuya, nghỉ ngơi không điều độ.
- Vùng kín của nữ giới rất ẩm ướt, vì vậy cần chú trọng việc giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt trong thời gian hành kinh. Chú ý trong chu kỳ kinh nguyệt cần thực hiện thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần.
- Nữ giới không nên ngại ngần mà bỏ qua không thăm khám phụ khoa định kỳ. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, 6 tháng đến 1 năm nữ giới nên thăm khám phụ khoa 1 lần, việc thăm khám phụ khoa giúp nữ giới phát hiện sớm được các bệnh lý phụ khoa để điều trị kịp thời.
Tóm lại, việc kinh nguyệt có màu đen ở tuổi dậy thì nếu kèm theo các dấu hiệu bất thường như ra ít, mùi hôi, tanh, đau bụng, ngứa rát vùng kín, đau tức vùng chậu,… cần phải thăm khám để được tư vấn và điều trị.
Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng co thắt âm đạo?
Co thắt âm đạo có thể cảm thấy giống như những cơn co thắt cơ mạnh và đau đớn. Co thắt âm đạo nhẹ có thể là một triệu chứng của kỳ kinh nguyệt, co thắt âm đạo mà gây đau đớn xảy ra ngoài kỳ kinh nguyệt thường có nguyên nhân bệnh lý.
1. Nguyên nhân co thắt âm đạo
Các nguyên nhân có thể gây ra co thắt âm đạo bao gồm:
Nhiễm trùng âm đạo: Có thể gây co thắt âm đạo, đau buốt, viêm nhiễm và khó chịu. Các loại nhiễm trùng âm đạo phổ biến bao gồm viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục chẳng hạn như trichomonas, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng cũng có thể gây sốt, tiết dịch bất thường và có thể có mùi hôi.
Bệnh viêm vùng chậu: Là một tình trạng xảy ra khi nhiễm trùng ở các cơ quan vùng chậu gây viêm mô âm đạo. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm:
Chảy máu giữa các kỳ kinh
Đau ở bụng dướ
iĐau khi quan hệ tình dục
Tiết dịch bất thường từ âm đạo hoặc có mùi
Chuột rút âm đạo
Những người bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục, chẳng hạn như bệnh lậu hoặc chlamydia, có nhiều nguy cơ bị bệnh viêm vùng chậu hơn.
Viêm vùng chậu là một trong những nguyên nhân gây co thắt âm đạo.
Rối loạn cơ sàn chậu: Là tình trạng gây đau, chuột rút và các triệu chứng khác ở cơ sàn chậu, hỗ trợ bàng quang, trực tràng và tử cung. Những rối loạn này có thể xảy ra sau khi phụ nữ sinh con, vì quá trình sinh nở có thể làm suy yếu sàn chậu. Ngoài co thắt âm đạo, rối loạn sàn chậu có thể dẫn đến táo bón, đau khi quan hệ tình dục và khó kiểm soát dòng nước tiểu.
Kinh nguyệt: Đau do co thắt âm đạo là một triệu chứng phổ biến của kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi tử cung co bóp để làm bong lớp niêm mạc tử cung. Mặc dù cơn đau co thắt ở vùng cao hơn ở xương chậu phổ biến hơn, nhưng trong trường hợp này phụ nữ cũng cảm thấy co thắt ở âm đạo.
Mặc dù một số cơn co thắt nhẹ trong kỳ kinh nguyệt, nhưng khi đau vùng chậu một cách nghiêm trọng và chảy máu không phải là các triệu chứng điển hình của thời kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, để giảm tỷ lệ đau vùng chậu và khó chịu do hành kinh.
Đau khi quan hệ tình dục: Cơn đau có thể xảy ra trong hoặc ngay sau khi quan hệ tình dục. Một số người cũng gặp khó khăn khi sử dụng băng vệ sinh.
Chứng khó thở: Thường có cảm giác giống như đau bụng kinh kèm theo cảm giác đau sâu, bỏng rát bên trong xương chậu. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng khó thở, bao gồm nhiễm trùng, viêm và tiền sử phẫu thuật âm đạo hoặc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung: Là một tình trạng xảy ra khi các tế bào giống như mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Mô này co lại và chảy máu trong kỳ kinh nguyệt, nhưng nó không thể thoát ra khỏi cơ thể. Điều này có thể dẫn đến đau và co thắt.
Nếu lạc nội mạc tử cung phát triển trong âm đạo, nó có thể gây ra co thắt ở khu vực này. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị co thắt âm đạo có thể bị đau khi chuyển sang khám. Đau có nghĩa là các mô đang co lại ở các vùng khác của cơ thể, nhưng thay vào đó, cá nhân lại cảm thấy đau ở âm đạo.
Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung cung gây co thắt âm đạo.
U xơ tử cung: Là khối u không phải ung thư phát triển trong thành tử cung. Chúng phổ biến nhất ở những phụ nữ ở độ tuổi 30 và 40 nhưng có xu hướng biến mất sau khi mãn kinh. U xơ tử cung có thể gây chảy máu nhiều, co thắt âm đạo, đau khi quan hệ tình dục và cảm giác đầy hoặc áp lực ở vùng bụng dưới.
Vulvodynia (Hội chứng đau mạn tính ở âm hộ): Là một tình trạng bệnh lý mà một người cảm thấy đau ở âm hộ, cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ, trong 3 tháng hoặc lâu hơn mà không rõ nguyên nhân.
Sảy thai: Sảy thai, hoặc sót thai, xảy ra khi thai kỳ kết thúc ở hoặc trước 20 tuần tuổi thai. Ngoài hiện tượng co thắt âm đạo, sảy thai có thể gây ra hiện tượng ra máu và đau ở vùng bụng.
Chuột rút âm đạo khi mang thai: Có thể xảy ra khi mang thai vì nhiều lý do, chuột rút nhẹ có thể do sự làm tổ của nhau thai hoặc do sự thay đổi của tế bào cổ tử cung.
Tử cung phát triển cũng có thể gây áp lực lên các cơ quan xung quanh vùng chậu, gây ra một số cảm giác khó chịu. Chuột rút âm đạo trong 20 tuần đầu của thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu của việc sảy thai nếu kèm theo chảy máu.
Đôi khi, những cơn co thắt ở âm đạo khi mang thai có thể báo hiệu rằng sắp sinh em bé. Nếu điều này xảy ra dưới 37 tuần của thai kỳ, nên gọi bác sĩ vì có thể cónguy cơ sinh non.
Cùng với các cơn co thắt, co thắt âm đạo giúp tạo ra những thay đổi ở cổ tử cung để chuẩn bị cho cơ thể sinh nở trước ngày dự sinh.
Chuột rút âm đạo một thời gian ngắn trước khi sinh có thể dẫn đến những cơn đau nhói. Điều này có thể cho thấy cổ tử cung đang giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh nở.
2. Điều trị co thắt âm đạo bằng bài tập
Bài tập Kegel siết chặt các cơ điều trị co thắt âm đạo.
Phụ nữ bị co thắt âm đạo có thể thực hiện các bài tập tại nhà để học cách kiểm soát và thư giãn các cơ xung quanh âm đạo. Lưu ý, bài tập tại nhà cần được sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ điều trị.
Đầu tiên, thực hiện các bài tập Kegel bằng cách siết chặt các cơ để ngăn dòng chảy khi bạn đi tiểu với các thao tác sau:
Bóp các cơ.Giữ chúng trong 2 đến 10 giây.Thư giãn các cơ.Làm khoảng 20 động tác mỗi lần, có thể thực hiện chúng nhiều lần trong ngày tùy thích.
Sau một vài ngày, hãy đưa một ngón tay lên đến khoảng khớp ngón tay đầu tiên, vào bên trong âm đạo trong khi thực hiện bài tập. Nên cắt móng tay trước và sử dụng một loại thạch bôi trơn. Hoặc thực hiện các bài tập trong bồn tắm, hơi nước là chất bôi trơn tự nhiên.
Bắt đầu với một ngón tay rồi đến ba ngón tay, phụ nữ cảm thấy cơ âm đạo đang siết chặt lấy ngón tay và có thể rút ngón tay ra nếu cảm thấy không thoải mái.
Sau một thời gian, có thể đưa các dụng cụ kiểm tra co thắt âm đạo vào âm đạo hình nón trong 10 hoặc 15 phút để giúp cơ quen với áp lực.
3. Khi nào đến gặp bác sĩ?
Nếu phụ nữ mang thai lo lắng về chứng co thắt âm đạo, đặc biệt là những trường hợp xảy ra cùng với chảy máu nên đi khám và nói chuyện với bác sĩ.
Phụ nữ nên đi khám để nói chuyện với bác sĩ nếu đang gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây ngoài chuột rút ở âm đạo:
Tiết dịch có mùi hôi hoặc bất thường
Một cảm giác đầy và áp lực vùng chậu
Chảy máu nhiều hoặc không rõ nguyên nhân
Đau dữ dội
Đau khi quan hệ tình dục
Khó kiểm soát việc đi tiểu hoặc cảm giác tiểu gấp
Nếu phụ nữ mang thai lo lắng về chứng co thắt âm đạo, đặc biệt là những trường hợp xảy ra cùng với chảy máu nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Có kinh nguyệt 2 lần một tháng, chuyên gia tiết lộ 10 nguyên nhân có thể báo hiệu bệnh lý tiềm ẩn của cơ thể Kinh nguyệt mang đến cho chị em những triệu chứng đặc biệt khó chịu: chảy máu, đau bụng, đầy hơi, chuột rút... Vậy sẽ thế nào nếu rắc rối đó nhân đôi với chu kỳ kinh nguyệt hai lần một tháng? Chắc chắn là không ai muốn điều đó cả. Thực tế, kinh nguyệt xảy ra khi có tình trạng bong niêm mạc...