Những điều cần biết về học bổng cho giảng viên theo Đề án 89
Bộ GD-ĐT mới đây đã bạn hành Thông tư hướng dẫn triển khai Đề án 89.
Ngày 18/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 89 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030″ (Đề án 89).
Ảnh minh họa
Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, để thực hiện mục tiêu của Đề án 89, trong 10 năm tới, giáo dục đại học Việt Nam cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.
Giữa tháng 5 vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn triển khai Đề án trong năm 2021 và 2022.
Video đang HOT
Và mới đây, Bộ GD-ĐT đã ký ban hành Thông tư Hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học theo Đề án 89.
Sau đây là một số thông tin đáng chú ý:
Triển khai đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đáp ứng đổi mới giáo dục
Chính sách học bổng đối với đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam: Người được cử đi đào tạo được cấp học phí; sinh hoạt phí; kinh phí thực tập, tham gia hội thảo ở nước ngoài và khen thưởng (nếu có).
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ theo Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, đối tượng tuyển sinh trình độ tiến sĩ bao gồm:Giảng viên đại học; những người đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước, ở nước ngoài hoặc chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ giữa cơ sở giáo dục ở trong nước với cơ sở giáo dục ở nước ngoài nhưng không thuộc đối tượng thụ hưởng của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 911/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cam kết trở thành giảng viên của cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
Đối với trình độ thạc sĩ, đối tượng tuyển sinh là: Giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao.
Thời gian tuyển sinh: Đến năm 2030. Hình thức đào tạo gồm: Đào tạo chính quy toàn thời gian ở Việt Nam; đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài. Đào tạo phối hợp một phần thời gian ở Việt Nam và một phần thời gian ở nước ngoài đối với trình độ tiến sĩ.
Chính sách học bổng đối với đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam: Người được cử đi đào tạo được cấp học phí; sinh hoạt phí; kinh phí thực tập, tham gia hội thảo ở nước ngoài và khen thưởng (nếu có).
Đối với đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài: Người được cử đi đào tạo được cấp học phí; sinh hoạt phí; bảo hiểm y tế; vé máy bay một lượt đi và về; phí đi đường (01 lượt đưa đón ở sân bay về nơi ở lúc bắt đầu và kết thúc khóa học); khen thưởng; hỗ trợ một phần rủi ro bất khả kháng, phí chuyển, nhận tiền qua ngân hàng và các loại phí bắt buộc khác theo quy định của cơ sở tiếp nhận (nếu có)...
Dự thảo nêu rõ các điều kiện chung là: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khỏe để đi học, không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đăng ký ngành học và trình độ đào tạo phù hợp với chuyên môn và nhu cầu công tác của cơ sở giáo dục đại học cử đi hoặc cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu tuyển dụng (sau đây viết tắt là cơ sở cử đi);
Điều kiện cụ thể đối với ứng viên dự tuyển đi học ở nước ngoài: Không quá 35 tuổi nếu dự tuyển đi học thạc sĩ; không quá 45 tuổi nếu dự tuyển đi học tiến sĩ tính đến ngày đăng ký dự tuyển; đáp ứng yêu cầu đầu vào của cơ sở tiếp nhận ở nước ngoài.
Quyền lợi của người được cử đi đào tạo là được cấp học bổng và chi phí đào tạo tương ứng với trình độ và hình thức đào tạo đã dự tuyển và trúng tuyển trong thời gian quy định. Được hưởng các quyền lợi quy định tại Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khi được cử đi đào tạo ở nước ngoài.
Trách nhiệm của người được cử đi đào tạo là thực hiện quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ trong khuôn khổ Đề án 89 và của cơ sở cử đi; có trách nhiệm bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định hiện hành và bao gồm cả các trường hợp sau:
Tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; không hoàn thành chương trình đào tạo và không được cơ sở tiếp nhận đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng không quay trở lại làm việc tại cơ sở cử đi hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.
Đại học Cần Thơ và Đại học Trà Vinh tham gia đào tạo tiến sĩ theo Đề án 89 Bộ Giáo dục và ào tạo (GD&T) vừa có Quyết định số 1835/Q-BGDT ban hành danh sách các cơ sở đào tạo tham gia đào tạo và các ngành đào tạo (đợt tháng 6-2021) theo ề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn...