Những điều cần biết khi học ngành an ninh mạng
“Người học an ninh mạng phải trang bị thái độ làm việc và đạo đức nghề nghiệp một cách tốt nhất”, thầy Nguyễn Siêu Đẳng – giảng viên trường FPT Jetking – chia sẻ.
Thầy Nguyễn Siêu Đẳng, chuyên gia bảo mật an ninh mạng và giảng viên ngành kỹ sư an ninh mạng FPT Jetking, có những chia sẻ và lời khuyên thiết thực đến sinh viên đam mê CNTT nói chung và an ninh mạng nói riêng.
- Anh có thể chia sẻ vai trò của các s ản phẩm chiến lược trong ngành an ninh mạng?
- Các sản phẩm bảo mật và hỗ trợ an toàn thông tin cho người dùng giúp phát hiện tài sản CNTT tại chỗ và trên đám mây điện toán. Điều này cải thiện việc phân phối dịch vụ CNTT và giảm rủi ro với các dữ liệu chi tiết, dữ liệu tự động hóa.
Các sản phẩm chiến lược trong ngành an ninh mạng có thể giúp bảo vệ hệ thống dữ liệu bằng các hành động (actions) chính như: phát hiện (detection,) ngăn chặn (prevention) bảo vệ (protection), vá lỗi (patching). Với các dự án bảo mật, chúng tôi triển khai thông qua các bước làm trong hệ thống SOC (Security Operation Center), gọi cách khác là một multi-layer defender, cấp bậc cao nhất trong hệ thống quản trị thông tin toàn diện.
Thầy Nguyễn Siêu Đẳng (đứng giữa), chuyên gia bảo mật an ninh mạng, đồng thời là giảng viên ngành kỹ sư an ninh mạng FPT Jetking.
- Anh đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển của ngành an ninh mạng hiện nay?
- Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, mọi thứ trong cuộc sống đều tiến lên công nghệ thông minh (smart technology). Virus ngày càng thông minh khiến cách tấn công và len lỏi vào hệ thống khó phát hiện hơn. Điều này đòi hỏi con người phải sử dụng hệ thống thông minh tự động phát hiện virus thay vì phương pháp thủ công.
Ví dụ, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) giúp phát hiện mối nguy hại hay hành vi bất thường, cô lập tại một vị trí và xử lý. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc “mù quáng” tìm kiếm một virus, mã độc nào đó, con người dùng thời gian tiết kiệm được để tư duy, thay đổi và tiến xa hơn trong việc phát triển công nghệ mới.
Video đang HOT
Biểu hiện của việc công nghệ phát triển là các thiết bị tân tiến liên tục ra đời. Trong đó, 20% bề nổi là việc các thiết bị đó được sử dụng và đem lại lợi ích cho con người, 80% phần chìm là lỗ hổng mà 20% các thiết bị sử dụng đó để lại, hay chính là nguy cơ với người dùng.
Ngành bảo mật thông tin giúp khắc phục 80% nguy cơ đó. Thêm nữa, hầu hết ứng dụng ngày nay đều được tạo ra trên nguyên tắc dễ sử dụng, dễ bảo trì. Điều này để lại những lỗ hổng bảo mật lớn, tạo nhiều nguy cơ cho các mã độc xâm nhập. Theo lẽ đó, tiềm năng của ngành an ninh mạng ngày càng tăng theo sự phát triển của công nghệ và Internet.
Thời gian gần đây, các vụ tấn công đào bitcoin, tiền mã hóa liên tục xảy ra; các hệ thống thông minh ( xe tự lái, máy bay không người lái, nhà thông minh…) được xây dựng ngày càng dày đặc với công nghệ IoT tạo nhiều cơ hội cho tội phạm mạng xuất hiện. Thế giới đi theo xu thế kết nối thông minh Internet toàn cầu nên tài sản sẽ dễ dàng chuyển từ tay người này sang tay người khác, cụ thể là sang tay hacker. Đó cũng là những điều sinh viên có thể học và thấy về những xu thế sẽ đến trong ngành này.
Tại FPT Jetking, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc thực tế và đạo đức nghề nghiệp trong ngành an ninh mạng.
- Anh có thể chia sẻ những đặc trưng chính của ngành CNTT nói chung và an ninh mạng nói riêng?
- Trong ngành an ninh mạng, người làm việc phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc thực tế và các tố chất như siêng năng, tập trung cao độ, đạo đức nghề nghiệp tốt. Trong thế giới mà hacker mũ đen hoành hành, người làm trong lĩnh vực an ninh mạng có lợi thế khi nắm vững cả kỹ thuật tấn công của hacker mũ đen lẫn cách khắc phục các lỗ hổng bảo mật của hacker mũ trắng.
Tuy nhiên, đó cũng là con dao hai lưỡi dễ gây ra sự lung lay ở các IT an ninh mạng trong việc đi theo con đường không chính đáng để thu lợi. Do đó, người học an ninh mạng phải trang bị thái độ làm việc và đạo đức nghề nghiệp, tránh xa con đường trở thành hacker mũ đen, đồng thời biết cách ngăn chặn và loại trừ các kỹ thuật xâm hại hệ thống từ đầu hiệu quả.
Sinh viên ngành kỹ sư an ninh mạng tốt nghiệp tại FPT Jetking.
- Là giảng viên đào tạo kỹ sư an ninh mạng của trường FPT Jetking, anh có lời khuyên nào đến những bạn trẻ đam mê ngành CNTT, cụ thể là an ninh mạng
- Các bạn trẻ muốn theo học ngành an ninh mạng cần đam mê nghiên cứu công nghệ, nghiên cứu khoa học về an toàn thông tin để ngăn chặn và xử lý những rủi ro, nguy cơ xuất hiện ngày càng nhiều từ thế giới hacker mũ đen, mang lại sự phát triển lâu dài cho ngành. Để làm được điều đó, các bạn phải thường xuyên nâng cao kỹ năng phát hiện, vá lỗi lỗ hổng cho những hệ thống đang được ứng dụng tại những doanh nghiệp.
Tại trường đào tạo kỹ sư an ninh mạng FPT Jetking, sinh viên được đào tạo về quản trị hạ tầng và quản trị hệ thống máy chủ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng làm việc trong những lĩnh vực có nhu cầu nhân lực lớn ở ngành CNTT toàn cầu như quản trị mạng, điện toán đám mây, an ninh mạng… với nhiều vị trí như kỹ thuật viên máy tính và mạng, kỹ thuật viên IT, chuyên viên quản trị hệ thống CNTT, chuyên viên an ninh mạng, giám đốc hệ thống thông tin doanh nghiệp…
Trường đào tạo kỹ sư an ninh mạng FPT Jetking
Cơ sở TP.HCM: 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3; ĐT: (028)73008866.
Cơ sở Hà Nội: 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm; ĐT: (024)73008855.
Mộc Trà
Theo Zing
"Cô giáo không giảng bài" bị kỷ luật cảnh cáo trong 12 tháng
Quyết định mức kỷ luật chính thức của Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TPHCM) đối với cô Trần Thị Minh Châu - cô giáo nhiều tháng lên lớp không giảng bài - là cảnh cáo với thời hạn 12 tháng.
Theo quyết định kỷ luật cô Trần Thị Minh Châu của hiệu trưởng Trường THPT Long Thới, việc xử lý kỷ luật cô Châu căn cứ theo Nghị định 27 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Quyết định này ghi, bà Trần Thị Minh Châu bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo vì vi phạm nhiệm vụ giáo viên với nội dung "không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1, điều 11 Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 6/4/2012 của Chính phủ".
Cô Trần Thị Minh Châu - người lên lớp không giảng bài trong nhiều tháng - bị kỷ luật cảnh cáo thời gian 12 tháng
Thời hạn thi hành kỷ luật là 12 tháng, bắt đầu từ ngày 13/4. Bên cạnh hình thức cảnh cáo này, cô Châu đang tạm ngưng đứng lớp, điều chuyển sang công tác văn phòng.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM thống nhất với đề xuất mức kỷ luật của Trường THPT Long Thới và cũng đang xem xét các bước xử lý hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm trong sự việc này.
Trước đó, trong buổi đối thoại với lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM ngày 23/3, em Phạm Song Toàn, học sinh Trường THPT Long Thới phản ánh một giáo viên bộ môn khi lên lớp không nói gì với học sinh, cô không giao tiếp, không giảng bài, chỉ viết bài lên bảng rồi kệ học sinh..., việc này kéo dài gần cả học kỳ.
Học sinh cũng đã báo sự việc với giáo viên chủ nhiệm nhưng theo em Toàn, dường như cô gắng của cô chủ nghiệm không mang lại kết quả.
Sau đó, ngành giáo dục TPHCM vào cuộc xác minh thông tin và biết người mà học sinh phản ánh lên lớp không giảng bài là cô Trần Thị Minh Châu, giáo viên dạy Toán.
Như vậy, đây là lần thứ hai cô Trần Thị Minh Châu bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Trước đó, vào năm 2012, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn ký quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với cô Châu vì vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đạo đức, tư cách nhà giáo, xâm hại môi trường sư phạm.
Hoài Nam
Theo Dân trí
3 yếu tố cốt lõi giúp nâng cao chất lượng giáo viên Quan điểm của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc - giáo viên Trường THPT Minh Châu, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên - 3 yếu tố cốt lõi giúp nâng cao chất lượng nhà giáo là cải cách chính sách tiền lương và môi trường làm việc; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp...