Những diễn biến chính tại Kherson kể từ đầu xung đột Nga – Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh cho quân đội rút khỏi bờ tây sông Dnipro trước các cuộc tấn công của Ukraine gần thành phố Kherson ở miền nam.
Đây là một động thái đáng chú ý và có thể là bước ngoặt của cuộc xung đột tại Ukraine.
Binh sĩ Ukraine ở khu vực Kherson. Ảnh: EPA
Theo hãng tin Reuters, sau đây là những diễn biến chính ở Kherson kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine.
Ngày 24/2, xe bọc thép của Nga vượt qua Crimea vào tỉnh Kherson khi lực lượng Nga tấn công các thành phố và thị trấn của Ukraine trong ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Tổng thống Vladimir Putin phát động.
Ngày 2/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết thành phố Kherson nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Nga. Quân đội Nga xuất hiện để tuần tra trên đường phố ở trung tâm thành phố này.
Ngày 15/3, Nga cho biết các lực lượng của mình đã kiểm soát hoàn toàn khu vực Kherson.
Ngày 25/5, Tổng thống Putin cấp nhanh quyền công dân Nga cho cư dân Kherson và vùng Zaporizhzhia liền kề.
Ngày 10/7, Ukraine kêu gọi dân thường ở khu vực Kherson sơ tán trước một cuộc phản công theo kế hoạch của lực lượng nước này.
Ngày 20/7, cầu Antonivskyi bị hư hỏng trong đợt pháo kích của Ukraine. Cầu này là một trong hai vị trí mà các lực lượng Nga sử dụng để vào lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng ở bờ Tây sông Dnipro.
Ngày 27/7, cầu Antonivskyi lại bị lực lượng Ukraine tấn công, lần này bằng hệ thống tên lửa pháo cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp.
Ngày 12/9, Bộ chỉ huy quân sự miền nam Ukraine cho biết các lực lượng nước này đã tái chiếm khoảng 500 km vuông lãnh thổ ở khu vực Kherson trong khuôn khổ cuộc phản công lớn.
Ngày 23-27/9, Nga tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý ở bốn khu vực Ukraine, trong đó có cả Kherson, về việc sáp nhập Nga. Ukraine và phương Tây lên án các cuộc bỏ phiếu này.
Video đang HOT
Ngày 30/9, Tổng thống Putin ký các văn kiện hiệp ước chính thức sáp nhập bốn khu vực sau khi Nga cho biết có tới 99% người đã bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập Nga.
Ngày 3/10, Ukraine chiếm lại một số ngôi làng dọc theo sông Dnipro, đe dọa các tuyến tiếp tế của Nga.
Ngày 13/10, giới chức kêu gọi cư dân ở Kherson rời đến nơi an toàn trong bối cảnh Ukraine gia tăng pháo kích.
Ngày 21/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây cảnh báo Nga không cho nổ đập Nova Kakhokva ở Kherson. Đập này vỡ sẽ gây ngập lụt một khu vực rộng lớn ở miền nam Ukraine. Nga cáo buộc Ukraine lên kế hoạch phá hủy con đập và sau đó đổ lỗi cho mình.
Cuối tháng 10, lực lượng Ukraine bám trụ ở phía bắc thành phố Kherson đã giao tranh bằng rocket, súng cối và pháo binh với quân đội Nga.
Ngày 4/11, Tổng thống Putin tán thành sơ tán dân thường khỏi các vùng của vùng Kherson.
Ngày 8/11, quân đội Ukraine cáo buộc quân đội Nga tiếp tục phá hủy cơ sở hạ tầng ở Kherson.
Ngày 9/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ra lệnh cho quân đội rút khỏi bờ tây sông Dnipro gần thành phố Kherson.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (phải) tại trung tâm chỉ huy của Lực lượng Liên hợp Nga ở Ukraine. Ảnh: EPA
Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelensky cảnh báo rằng người Nga đang giả vờ rút quân khỏi Kherson để đưa quân đội Ukraine vào một trận chiến tại thành phố này.
Nhà phân tích quân sự Oleg Zhdanov nói với AP rằng việc Nga tuyên bố rút lui rất có thể là một cuộc phục kích và một cái bẫy của Nga để buộc Ukraine tiến hành cuộc tấn công, buộc họ phải xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga và bị đáp trả bằng một đòn mạnh từ hai bên sườn”.
Những tuần gần đây, lực lượng của Ukraine đã xác định Kherson là một mục tiêu trọng điểm. Ukraine đã nỗ lực cắt đứt các đường tiếp tế quan trọng tới thành phố này để mở đường cho một cuộc phản công lớn.
Theo AP, chiếm lại Kherson có thể giúp Ukraine giành lại lãnh thổ ở khu vực Zaporizhzhia và các khu vực phía nam khác.
Nga tuyên bố rút quân khỏi thủ phủ Kherson, Ukraine chưa hết hoài nghi bị gài bẫy
Tổng thống Volodymyr Zelensky cảnh báo rằng người Nga đang giả vờ rút quân khỏi Kherson để dụ quân đội Ukraine vào một trận chiến tại thành phố cảng công nghiệp chiến lược này.
Binh sĩ Nga gác bên ngoài một khu vực ở Kherson khi nhóm phóng viên quốc tế tới đây, ngày 20/5/2022. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, quân đội Nga ngày 9/11 tuyên bố sẽ rút khỏi thành phố Kherson, thủ phủ vùng cùng tên, nhưng Kiev vẫn nghi ngờ đây là mưu mẹo của Moskva để dụ lực lượng Ukraine vào cái bẫy chết người.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh rút quân khỏi thành phố Kherson, sang bờ đông sông Dnieper (Nga gọi là Dnepr) để thiết lập hàng phòng thủ. Mệnh lệnh được ông Shoigu đưa ra trong cuộc họp phát sóng trên truyền hình hôm 9/11 với tổng chỉ huy chiến dịch quân sự tại Ukraine Sergey Surovikin. Đại tướng Surovikin cho biết ông đã đề xuất "quyết định khó khăn" là rút quân khỏi thành phố Kherson, miền nam Ukraine, và thiết lập phòng thủ ở phía đông sông Dnieper.
Ông Surovikin giải thích Nga không còn khả năng tiếp tế cho thành phố Kherson. "Chúng ta sẽ bảo toàn tính mạng của binh lính và năng lực chiến đấu của các đơn vị. Để lực lượng ở bờ tây sông Dnieper là vô ích. Một số binh sĩ có thể được điều tới những mặt trận khác", viên tướng Nga nói.
Theo hãng tin AP, việc buộc phải rút quân khỏi thành phố Kherson sẽ đánh dấu một trong những thất bại tệ nhất của Nga trong cuộc xung đột kéo dài hơn 8 tháng.
Trong khi đó, các nhà chức trách Ukraine cảnh báo không nên coi kế hoạch được Nga công bố về rút lui khỏi Kherson là một thỏa thuận đã thực hiện. Tổng thống Volodymyr Zelensky cảnh báo rằng người Nga đang giả vờ rút quân khỏi Kherson để dụ quân đội Ukraine vào một trận chiến tại thành phố cảng công nghiệp chiến lược này.
Nếu được xác nhận, việc rút quân khỏi Kherson - thủ phủ duy nhất trong các vùng mà Moskva đơn phương sáp nhập vào tháng , sẽ đánh dấu một bước lùi lớn tiếp theo, sau cuộc rút lui khỏi ngoại ô thủ đô Kiev hồi đầu xung đột và cuộc rút chạy khỏi khu vực Kharkiv hồi tháng 9. Kherson là thành phố quan trọng đầu tiên mà lực lượng Nga giành được quyền kiểm soát từ những ngày đầu xung đột bùng phát.
Những tuần gần đây, lực lượng của Ukraine đã xác định Kherson là một mục tiêu trọng điểm. Kiev đã nỗ lực cắt đứt các đường tiếp tế quan trọng tới thành phố này để mở đường cho một cuộc phản công lớn, đẩy quân đội Nga ra khỏi vùng lãnh thổ rộng lớn là miền nam đất nước.
Quân đội Nga gần các xe tải quân sự ở khu vực Quảng trường Svobody ở Kherson, Ukraine ngày 7/3/2022. Ảnh: AP
Theo AP, việc chiếm lại Kherson có thể cho phép Ukraine giành lại lãnh thổ ở khu vực Zaporizhzhia và các khu vực phía nam khác. Về phần mình, việc Nga rút lui gần như chắc chắn sẽ gây áp lực trong nước lên Điện Kremlin
Phát biểu với giọng điệu nghiêm nghị và nét mặt cứng rắn trên truyền hình Nga, chỉ huy quân sự hàng đầu của Moskva ở Ukraine, Tướng Sergei Surovikin đã chỉ vào một tấm bản đồ bị che mờ khi ông báo cáo với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu hôm 9/11 rằng không thể cung cấp cho thành phố Kherson và rằng lực lượng phòng thủ ở đây sẽ là "vô ích."
Ông Surovikin nói rằng 115.000 người đã được di dời vì "cuộc sống của họ thường xuyên gặp nguy hiểm" và đề xuất một cuộc rút quân "trong tương lai gần" đến bờ đối diện của sông Dnieper từ vị trí tọa lạc của thành phố Kherson.
Bộ trưởng Shoigu đã đồng ý với đánh giá của Tướng Surovikin và ra lệnh cho ông "bắt đầu với việc rút quân và thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm việc chuyển nhân sự, vũ khí và thiết bị qua sông Dnieper một cách an toàn".
Tuy nhiên, Cố vấn của tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak nói với hãng tin AP: "Cho đến nay, chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ hoàn toàn rời bỏ thành phố, điều đó có nghĩa là những tuyên bố này có thể là thông tin sai lệch".
Thống đốc Kherson do Ukraine bổ nhiệm, Yaroslav Yanushevych cũng kêu gọi cư dân "đừng vội hưng phấn". Một quan chức khu vực Kherson khác do Ukraine bổ nhiệm, ông Serhii Khlan, nói với các phóng viên rằng các lực lượng Nga đã cho nổ tung năm cây cầu để làm chậm bước tiến của lực lượng Kiev.
Nhà phân tích quân sự Oleg Zhdanov nói với AP rằng việc Nga tuyên bố rút lui "rất có thể là một cuộc phục kích và một cái bẫy của Nga để buộc Ukraine tiến hành cuộc tấn công, buộc họ phải xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga và bị đáp trả bằng một đòn mạnh từ hai bên sườn."
Một ngày sau tuyên bố rút quân của Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky không trực tiếp binh luận trong bài phát biểu hàng đêm của mình. Ông nói: "Cảm xúc của chúng ta phải được kiềm chế - luôn luôn trong chiến tranh. Tôi chắc chắn sẽ không cung cấp cho kẻ thù tất cả các chi tiết về hoạt động của chúng ta. Khi chúng ta có kết quả, mọi người sẽ nhìn thấy nó."
Xe tăng Nga bị phá hủy tại ngôi làng Yampil, Ukraine trong ảnh chụp ngày 9/11/2022. Ảnh: AP
Ngoài nỗ lực phản công từ bên ngoài, các tay súng kháng chiến Ukraine ở phía sau chiến tuyến đã hoạt động mạnh trong lòng Kherson, với nhiều vụ phá hoại và ám sát quan chức do Nga bổ nhiệm.
Ngày 9/11 thông tin cho biết quan chức số 2 của chính quyền Vùng Kherson do Moskva bổ nhiệm, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi. Hiện chưa rõ nguyên nhân, cũng như chưa có bên nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc.
Phản ứng trước thông tin Nga sẽ rút quân, phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết các quan chức Mỹ đã mong đợi thông báo của Nga. Ông nói: "Đó là bằng chứng cho thấy họ có một số vấn đề thực sự - quân đội Nga".
Khi được hỏi liệu một đợt rút quân có thể báo hiệu cho Kiev rằng họ hiện có đòn bẩy để bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình với Moskva hay không, ông Biden nói rằng điều đó có nghĩa "ít nhất là có thời gian để các bên điều chỉnh lại vị thế của mình trong giai đoạn mùa đông."
Trước đó, trong nhiều tháng quân đội Nga dường như đã chuẩn bị cho một cuộc rút quân có trật tự khỏi Kherson - hoặc chuẩn bị một cuộc phục kích - trái ngược với cuộc rút lui hỗn loạn khỏi khu vực Kharkiv khi Moskva phải bỏ lại một lượng lớn vũ khí và đạn dược.
Vào tháng 10, Tướng Surovikin đã để lộ một dấu hiệu cho việc rút khỏi Kherson, thừa nhận tình hình "căng thẳng", và ông có thể phải đưa ra một "quyết định khó khăn".
NATO bình luận về triển vọng đàm phán nếu Kiev giành lại Kherson Mỹ và NATO cho rằng có thể khởi động các cuộc đàm phán hòa bình về vấn đề Ukraine nếu Kiev giành được Kherson trong trận chiến có ý nghĩa quan trọng cả về mặt chiến lược lẫn ngoại giao. Quân đội Ukraine kiểm tra chiến hào ở Kherson. Ảnh: AP Theo nhật báo La Repubblica, Washington thường xuyên liên lạc với Brussels...