Những điểm “tối” của giáo dục năm 2011
Năm 2011 cũng là năm ghi lại nhiều điểm “tối” của ngành giáo dục: Bạo lực học đường bùng phát, đặc biệt trong nữ sinh; điểm thi ĐH, CĐ môn Lịch sử thấp đến mức không tưởng; sai phạm tại ĐH Lao động xã hội…
1. Sai phạm nghiêm trọng tại ĐH Lao động xã hội
Giữa tháng 10.2011, bí mật động trời về Trường ĐH Lao động Xã hội bắt đầu được phanh phui. Chỉ trong hai đợt tuyển sinh 2009, 2010, trường đã tiếp nhận hàng trăm thí sinh không thi, bỏ thi, khác khối, dưới điểm sàn, dưới điểm chuẩn vào hệ đại học.
Sau khi báo chí vào cuộc xác minh sự việc, thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Bùi Hồng Lĩnh đã ký quyết định kết luận thanh tra “Về việc xử lý tố cáo tại Trường ĐH Lao động Xã hội”. Theo đó, nhà trường có 9 nội dung sai phạm liên quan đến tuyển sinh, tuyển dụng người không đúng năng lực, bổ nhiệm cán bộ không đúng quy trình…
2. Bùng phát clip nữ sinh đánh bạn
Hình ảnh cắt ra từ clip nữ sinh Thái Nguyên đánh bạn
Năm 2011 là năm bùng phát các clip nữ sinh đánh nhau trong trường học. Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng đã có đến hàng chục clip được phát tán trên mạng. Đặc biệt trong thời gian cuối năm, từ tháng 9, 10 đến nay, tần suất xuất hiện của các clip này càng dày đặc, xuất hiện cả trong Nam ngoài Bắc, cá biệt có tuần có tới 4 vụ đánh nhau, tung clip lên mạng. Mới đây nhất là vụ 3 nữ sinh Thái Nguyên đánh một nữ sinh khác ngất xỉu hay vụ đánh nhau của nhóm học sinh lớp 7, lớp 8 đối với một em lớp 7 Trường THCS Lý Tự Trọng (Trảng Bom, Đồng Nai). Những hành động túm tóc, dùng tay và đầu gối đánh liên tục vào người bạn, dùng dây thắt lưng quất liên tiếp rồi lột áo, hành hung để quay phim cũng khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.
Video đang HOT
Trước đó là một loạt các clip nữ sinh đánh nhau cũng được xuất hiện trên mạng như vụ rạch áo, xé áo bạn của nhóm nữ sinh nguyên là HS Trường THPT Phố Mới (Quế Võ, Bắc Ninh); đánh nhau tại nhà vệ sinh của học sinh của Trường THPT An Lão, huyện An Lão, TP. Hải Phòng; đánh nhau, lột áo của học sinh Trường THPT Tứ Sơn (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang)…
Chỉ cần search trên google cụm từ “clip nữ sinh đánh bạn”, chỉ trong 0,13 giây đã cho ra khoảng 5.080.000 kết quả đã phản ánh phần nào thực trạng đáng báo động về hiện tượng này.
3. Hàng ngàn điểm 0 môn thi Lịch sử kỳ thi ĐH, CĐ 2011
Theo kết quả thi tuyển sinh năm 2011, điểm Sử trong bài thi khối C có số lượng thí sinh đạt điểm thấp kỷ lục từ trước đến nay. Tại hầu hết các trường, tỉ lệ thí sinh đạt điểm thi môn Sử từ trung bình trở lên chỉ chiếm từ 0,3-5%.
Tại ĐH Sư phạm Đà Nẵng điểm thi khối C. Theo thống kê của ĐH Sư phạm Đà Nẵng, trong ba môn thi khối C, điểm môn Lịch sử thấp nhất với 2.448 thí sinh dưới điểm 5 (chiếm hơn 99%), trong đó có 477 bài thi đạt điểm 0.
ĐH Tiền Giang, có 253 thí sinh dự thi khối C nhưng chỉ có 5 thí sinh đạt điểm từ 5 trở lên, chiếm 1,97%. Trong đó, thấp nhất là môn Lịch sử với hơn 98% thí sinh có điểm thi dưới trung bình. ĐH Quảng Nam có 900 thí sinh dự thi khối C thì chỉ có 9 thí sinh đạt điểm trên trung bình, thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử chiếm 99%. ĐH Đà Lạt có 1.564 thí sinh dự thi khối C, trong đó có gần 98% thí sinh đạt điểm môn Sử dưới trung bình.
4. Nam Định nói “không” với tại chức, dân lập
Tại kỳ thi công chức năm 2011 của tỉnh Nam Định, tỉnh này đã công bố công khai thông tin không tuyển dụng đối với những ứng viên tốt nghiệp tại các trường ĐH dân lập hoặc tư thục. Quyết định này đã gây những ý kiến trái chiều trong dư luận.
Trao đổi với báo chí về việc tỉnh Nam Định không tuyển người tốt nghiệp ĐH dân lập, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp khi tuyển công chức. Quyết định trên của tỉnh Nam Định là không đúng các quy định của pháp luật.
Tại kỳ chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận những quyết định “quay lưng” với hệ đào tạo tại chức, dân lập của Nam Định và một số thành phố khác là không đúng luật, tuy nhiên, những quyết định này cũng phần nào phản ánh thực trạng của chất lượng đào tạo giáo dục ĐH hiện nay.
5. “Tập bài giảng đạo đức” gây xôn xao dư luận
Những ngày cuối tháng 9.2011, nhiều bậc phụ huynh đã rất bức xúc khi phát hiện ra một cuốn sách mang tên “Tập bài giảng đạo đức” dành cho học sinh Trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) do chính hiệu trưởng biên soạn có nhiều nội dung ngô nghê, sai kiến thức trầm trọng.
Mặc dù Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Hòa khẳng định, tài liệu này không phải là sách giáo khoa và chỉ dùng để tham khảo, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh nhưng thực tế, các em học sinh không những phải học trên lớp mà còn phải làm các bài thu hoạch từ tập bài giảng này để chấm điểm.
Ngay sau khi có phản ánh, Sở GDĐT Hải Phòng đã kiểm tra và Ban giám hiệu nhà trường đã thu hồi toàn bộ tập bài giảng đạo đức này.
Theo LĐO
Đình chỉ giảng dạy 19 giảng viên ĐH Lao động Xã hội
Cùng với 19 ngưược tuyển dụngt nghiệp ĐH hng trung bình, trung bình khá hoặc khá đ được tuyển dụng về làm giảng viên, ĐH Lao đngi cũng b phát hiện hàng lotc sai phm liên quan đến tuyển sinh.
43 trưng hợp thi khác khối, thiếu điểm mà vẫn được tuyển vào học sẽ được giao Hiệu trưởng xem xét, trình B trưởng xử theo đúng quy đnh hiện hà tuyển sinh do B Giáo dục và Đàonh.
Với sinh viên đ chuyển từc c sở đào khác về 43 Trần Duy Hưng học tập sẽ chuyển trả sinh viên đó về c sở đào cũ.
Riêng với 19 ngưit nghiệp đc hng trung bình, trung bình khá hoặc khá đ được Trưng tuyển dụng về làm giảng viên, B yêu cầu đình chỉ giảng dy đối với những ngưi này.
Qua những sai phm hàng lot ti ĐH Lao đngi, b cũng kiểm điểm, đề xuất xử với Ban Giám hiệu, phòào,c nhân liên quan trongc để xảy ra những sai phm trong tuyển sinh, trongc chuyển sinh viên từ c sở Sn Tây về học ti 43 Trần Duy Hưng và chuyển sinh viên từ khoa này sang khoa khác. Đồng thi kiểm điểm trách nhiệm của Ban Giám hiệu, phòào vàc khoa liên quan trongc để xảy ra những sai phm về sửa điểm, nâng điểm và quản điểm của học sinh, sinh viên.
Ngoài ra, có mt số đn, thư nặc danh và nhiều c quan báo chí cũng đưa rac thông tin về sai phm của Trưng. Các thông tin đó đang được xem xét, kết luận rõ đúng, sai nên B Lao đng -i vẫn triển khai kiểm tra, xác minh.
LÊ TRANG
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Sai phạm tuyển sinh của trường tôi không lớn' "Tôi mong sớm có kết quả thanh tra để lấy lại công bằng cho nhà trường. Tôi cũng tin rằng sai phạm trong tuyển sinh của trường nếu có chỉ ở mức độ nhỏ", nguyên Hiệu trưởng ĐH Lao động Xã hội Nguyễn Tiệp trao đổi với VnExpress chiều 13/10. - Thưa ông, những ngày qua dư luận xôn xao việc trường đã...