Những điểm mới quan trọng khi xét tuyển vào ĐH Kinh tế quốc dân năm 2019
Năm 2019, trường ĐH Kinh tế quốc dân tuyển 5650 chỉ tiêu, tăng 150 chỉ tiêu so với năm 2018. Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhà trường, thí sinh có học lực khá, có tổng điểm từ 20 trở lên (gồm cả điểm ưu tiên) mới có cơ hội trúng tuyển vào trường.
PGS.TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, tuyển sinh năm 2019 về cơ bản như năm 2018. Theo đó, ngoài phương thức tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, trường chủ yếu xét tuyển theo kết quả thi THPTQG.
Ngoài ra, trường vẫn duy trì phương thức xét tuyển kết hợp (Tuyển thẳng) với 02 đối tượng là: Thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và có tổng điểm thi THPTQG năm 2019 của 3 môn bất kỳ (có môn Toán) đạt từ 18 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).
Thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/06/2019) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm thi THPTQG năm 2019 của môn Toán và 01 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân tư vấn cho thí sinh
47 mã tuyển sinh
Về tổ hợp xét tuyển, trường duy trì 9 tổ hợp như năm 2018, cụ thể là: A00, A01, D01, D07, D09, D10, B00, C03 và C04.
Đặc biệt, năm 2019, trường mở mới 07 chương trình và tách 03 chương trình riêng, nâng số mã tuyển sinh lên 47, tăng 10 mã so với năm 2018, tạo thêm nhiều lựa chọn về định hướng nghề nghiệp cho thí sinh.
Theo ông Triệu, đặc điểm chung của các chương trình mới mở là học bằng tiếng Anh và có tính liên thông quốc tế, tích hợp liên ngành cao, phù hợp với thời đại công nghệ số.
Chương trình đào tạo các ngành mới này được xây dựng dựa trên chương trình của các trường đại học danh tiếng của Anh, Mỹ, Úc, Canada và có sự tham gia giảng dạy của các giảng viên nước ngoài. Ở một số chương trình sinh viên có thể tùy chọn chuyển tiếp học ở nước ngoài để lấy bằng của trường đối tác.
Video đang HOT
PGS.TS Bùi Đức Triệu cho rằng, với quy định mới trên, thí sinh có cơ hội rất lớn được theo học đúng sở trường và ngành yêu thích của mình khi trúng tuyển vào Trường ĐH KTQD, vì được tùy chọn 47 mã ngành, trải rộng trên 10 lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, khi đã trúng tuyển, nhập học có thể thay đổi nguyện vọng sang các ngành khác khi tham gia tuyển chọn sang các lớp tiên tiến, chất lượng cao.
Trường có 10 lớp Chất lượng cao (50 chỉ tiêu/01lớp) : Kiểm toán, Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, QTKD quốc tế, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Marketing, Quản trị nhân lực, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư và 05 lớp Tiên tiến học bằng tiếng Anh: Kế toán (110 chỉ tiêu/02 lớp), Tài chính (110 chỉ tiêu/02 lớp) và Kinh doanh quốc tế (55 chỉ tiêu/01 lớp).
Ngoài ra, trường còn tạo cơ hội cho sinh viên học cùng lúc 02 ngành ngay từ học kỳ 2 của năm thứ nhất để sinh viên có thể nhận 02 bằng tốt nghiệp sau 4 năm với học chế tín chỉ linh hoạt, có thể tốt nghiệp sớm hoặc muộn hơn theo kế hoạch riêng.
9 mã ngành học bằng tiếng Anh
PGS.TS Bùi Đức Triệu cho biết, năm nay, trường có 09 mã ngành mới học bằng tiếng Anh, cụ thể: Đầu tư tài chính, Công nghệ tài chính, Khoa học dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh, Quản trị khách sạn quốc tế, Phân tích kinh doanh, Kinh doanh số, Quản trị chất lượng và Đổi mới, Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế, Quản trị điều hành thông minh .
Theo ông Triệu, các ngành học mới này được mở ra với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động trong những năm tới, khi tác động của CMCN 4.0 và sự hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Sinh viên theo học những ngành mới này sẽ có cơ hội việc làm cao và phù hợp ngay khi mới ra trường.
20 điểm trở lên có cơ hội trúng tuyển vào trường
PGS.TS Bùi Đức Triệu cho biết, thí sinh có học lực khá, có tổng điểm từ 20 trở lên (gồm cả điểm ưu tiên) có cơ hội rất cao để trúng tuyển vào trường.
Về cách đăng ký nguyện vọng, ông Triệu lưu ý, thí sinh so sánh khả năng (tổng điểm thi. Điểm xét tuyển) của mình với điểm chuẩn các ngành của năm 2018 và nên chọn và đăng ký khoảng 6 nguyện vọng, chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 2 nguyện vọng, nhóm 1 cao hơn khả năng của mình, nhóm 2 ngang với khả năng và nhóm 3 thấp hơn khả năng, sau đó xếp các nguyện vọng này theo thứ tự ưu tiên, ưu tiên cao nhất là nguyện vọng 1.
“Với cách đăng ký như vậy, theo quy chế tuyển sinh hiện hành khả năng trúng tuyển vào Trường của thí sinh gần như là chắc chắn. Trường hợp thí sinh có tổng điểm trong khoảng 18 đến 20 thì thí sinh nên chọn 1,2 nguyện vọng ở các ngành mới mở và có điểm trúng tuyển thấp của các năm trước và nên đăng ký thêm 1 số nguyện vọng ở các trường có điểm chuẩn thấp hơn để an toàn” – ông Triệu chia sẻ.
Với câu hỏi, nếu thí sinh trúng tuyển nhưng không đúng nguyện vọng thì làm sao có thể theo học đúng nguyện vọng và sở trường? Ông Triệu cho biết, nếu thí sinh trúng tuyển nhưng không đúng nguyện vọng sở trường thì vẫn có cơ hội theo học đúng nguyện vọng của mình bằng cách nhập học và đăng ký tuyển chọn sang các lớp tiên tiến, chất lượng cao.
Trường có 10 lớp Chất lượng cao (50 chỉ tiêu/01lớp) : Kiểm toán, Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, QTKD quốc tế, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Marketing, Quản trị nhân lực, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư và 05 lớp Tiên tiến học bằng tiếng Anh: Kế toán (110 chỉ tiêu/02 lớp), Tài chính (110 chỉ tiêu/02 lớp) và Kinh doanh quốc tế (55 chỉ tiêu/01 lớp).
Ngoài ra, trường còn tạo cơ hội cho sinh viên học cùng lúc 02 ngành ngay từ học kỳ 2 của năm thứ nhất để sinh viên có thể nhận 02 bằng tốt nghiệp sau 4 năm với học chế tín chỉ linh hoạt, có thể tốt nghiệp sớm hoặc muộn hơn theo kế hoạch riêng.
Học phí khoảng 16 – 18 triệu đồng/năm
Được biết, học phí của Trường ĐH Kinh tế quốc dân với các ngành đại học chính quy dao động trong khoảng 16-18 triệu đồng/năm, hằng năm nếu tăng sẽ không quá 10%. Các chương trình đặc thù (học bằng tiếng Anh, tiên tiến, chất lượng cao) có mức học phí cao gấp từ 2 lần trở lên.
Năm 2019, trường có quỹ học bổng lớn, khoảng 25 tỷ đồng, trong đó học bổng khuyến khích học tập: 2650 suất (xuất sắc 100% học phí, giỏi 85%, khá 70%), học bổng doanh nghiệp trao: 500 suất (02 suất 50 triệu; 10 suất 30 triệu; 120 suất 10 triệu; 210 suất 5 triệu; 160 suất 3 triệu.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Học viện Nông nghiệp xét tuyển thẳng thí sinh học khá bốn kỳ THPT
Thí sinh đạt học lực giỏi ba kỳ hoặc khá bốn kỳ có cơ hội trở thành một trong gần 6.000 tân sinh viên của Học viện năm 2019.
Năm 2019, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển hơn 5.990 chỉ tiêu cho 44 ngành đào tạo, gồm các chương trình đào tạo tiêu chuẩn, quốc tế, chất lượng cao và theo định hướng nghề nghiệp (POHE).
Học viện xét tuyển theo ba phương thức gồm: tuyển thẳng, dựa trên kết quả học tập ở THPT và kết quả thi THPT quốc gia.
Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam học tập trong phòng thí nghiệm. Ảnh: VNUA
Với hình thức xét tuyển thẳng, Học viện trao cơ hội cho thí sinh từng tham gia đội tuyển quốc gia dự thi Olympic, cuộc khi khoa học và kỹ thuật quốc tế; đạt giải khuyến khích trở lên trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, quốc gia.
Những học sinh có học lực giỏi ít nhất một năm tại các trường THPT và có kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trình độ IELTS từ 4.5 trở lên hoặc tương đương; có học lực giỏi từ ba học kỳ trở lên hoặc loại khá từ bốn học kỳ trở lên cũng có cơ hội xét tuyển thẳng. Tiêu chí này thấp hơn so với năm 2018, khi IELTS phải đạt 5.0 trở lên hay học lực giỏi phải từ hai năm trở lên, loại khá ít nhất 5/6 kỳ.
Danh sách đối tượng tuyển thẳng còn có những thí sinh là người nước ngoài hay người Việt Nam tốt nghiệp THPT ở nước ngoài có chứng nhận văn bằng của cơ quan có thẩm quyền; người có bằng đại học hệ chính quy từ loại khá trở lên.
Ở các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao, đối tượng tuyển thẳng gồm thí sinh có điểm trung bình tiếng Anh của ba học kỳ ở bậc THPT đạt từ 7 trở lên và đạt học lực lớp 11 hoặc lớp 12 từ loại khá trở lên. Riêng ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp chỉ tuyển thẳng đối với thí sinh có học lực năm lớp 12 đạt loại giỏi trở lên.
Với hình thức xét tuyển theo học bạ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam xét dựa trên kết quả học tập lớp 11 hoặc 12 của ba môn có hệ số môn chính theo tổ hợp xét tuyển.
Ngoài cộng điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh có điểm trung bình chung môn Công nghệ một trong ba năm THPT đạt từ 8 đến dưới 9 sẽ được cộng 0,25 và đạt từ 9 trở lên được cộng 0,5 điểm. Thí sinh tham gia các cuộc thi do Học viện tổ chức được cộng từ 0,5 đến tối đa 1,25 điểm.
Dưới đây là danh mục các ngành, chuyên ngành tuyển sinh năm 2019 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Dương Tâm
Theo VNE
Tư vấn mùa thi 2019: Chọn nghề có giống chọn người yêu? Sáng nay, gần 2.000 học sinh trên địa bàn TP.Đà Lạt tham dự buổi Tư vấn mùa thi 2019 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng và Trường ĐH Đà Lạt tổ chức. Một tiết mục văn nghệ tại chương trình Tư vấn mùa thi ở Đà Lạt - ĐÀO NGỌC THẠCH Sáng 2.3, gần 2.000...