Những đề toán khiến phụ huynh cũng phải sốc
Chặt ngón tay, sinh con từ lúc 8 tuổi… những đề toán lạ đời này lại dành cho học sinh tiểu học đã gây ra không ít phẫn nộ và xôn xao từ cộng đồng.
Trong thời gian qua không ít bài toán bá đạo đã được lưu truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Dù chưa biết rõ đây là “đề chế” hay thật nhưng cũng đã khiến dư luận bàn tán sôi nổi.
Đề toán chặt ngón tay
Đây là một trong những đề toán từng khiến dân mạng “rợn tóc gáy” bởi sự đáng sợ của nó. Nguyên văn của đề toán này như sau: “Hai bàn tay em có 10 ngón. Do đùa nghịch dao, em bị cụt mất 2 ngón tay, hỏi em còn mấy ngón tay?”. Việc đưa ra một câu hỏi với nội dung rất ghê rợn như vậy đối với bất kì bậc học nào đặc biệt là các em học sinh tiểu học là điều hoàn toàn không nên.
Ngay sau khi phát tán trên cộng đồng mạng, đề toán này đã khiến cư dân mạng xôn xao và “nổi đóa”. Nhiều người đã lên tiếng phản đối tư duy thiếu logic và phi sư phạm của người ra đề toán này.
(Ảnh nguồn: Internet)
Đề toán tảo hôn
Đây cũng là một đề toán từng khiến mạng xã hội tranh cãi rất nhiều bởi đã đi ngược lại với luật Hôn nhân gia đình Việt Nam. Cụ thể trong một đề toán được “update” lên mạng xã hội, người xem không khỏi “ngã ngửa” bởi nội dung của nó: “Hiện nay Nam 4 tuổi. Tuổi bố gấp 4 lần tuổi Nam. Tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Nam. Hỏi bố Nam bao nhiêu tuổi, mẹ Nam bao nhiêu tuổi?”
Đáp án của đề toán này là hiện nay bố Nam 16 tuổi, mẹ Nam 12 tuổi như vậy khi sinh ra Nam, bố em mới 12 tuổi, mẹ mới 8 tuổi. Với đáp án trên đã khiến dân mạng không khỏi ngỡ ngàng vì bố mẹ Nam đã tảo hôn, vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng.
Đề toán bạo lực lớp 2
Một trong những đề toán được lưu truyền và nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh đó là đề toán bạo lực được cho là của học sinh lớp 2. Cụ thể đề toán này như sau: “Bạn Võ Tiến Trung ở Quảng Nam mới 8 tuổi đã cùng cô chú đi đánh Mỹ, cứu nước. Một lần bạn Trung đã dùng lựu đạn diệt 7 tên Mỹ. Một lần khác, bạn ấy lại diệt 7 tên thám báo ác ôn và 3 tên Mỹ. Hỏi cả hai lần đó, bạn Trung đã diệt tất cả bao nhiêu giặc Mỹ và ác ôn?”
Video đang HOT
Không chỉ mang tính chất bạo lực, giết người ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tâm lí của trẻ đề toán này còn có rất nhiều từ ngữ chuyên môn, không phù hợp với trình độ của học sinh lớp 2 như thám báo ác ôn, lựu đạn…
Đề toán đi tìm “cái ấy”
Mặc dù được nhiều bạn cho rằng đề toán “chế” mang tính thú vị, hài hước giúp học trò cảm thấy đỡ áp lực khi làm bài kiểm tra, nhưng với việc yêu cầu học sinh đi tìm “cái ấy” cũng khiến nhiều người phản ứng.
Thông thường bài kiểm tra sẽ là 45 phút, tuy nhiên đề bài lại cho 43 phút kèm theo dòng chữ “Không kể thời gian nháp và trao đổi”. Câu tiếp theo của đề yêu cầu: “Các con hãy đi giải vài “cái ấy” cực dễ sau”. Với từ nhạy cảm “cái ấy” chắc chắn sẽ khiến nhiều suy diễn lung tung.
Mặc dù chưa biết chính xác mức độ thật hư của những đề toán trên nhưng nó cũng đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài và nhận được rất nhiều lời phê bình từ cộng đồng. Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo ngại nếu như những kiến thức trên thực sự được giảng dạy cho con em họ vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách, tâm lí của các bạn trẻ.
Theo TNO
Đề toán phi nhân tính: Bộ trưởng GD nói gì?
"Có thể nói đây là biểu hiện của tác động tiêu cực của kinh tế thị trường vào giáo dục".
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 24/11.
Thưa Bộ trưởng, xin bắt đầu chuyên mục bằng câu hỏi của một phụ huynh học sinh. Chúng tôi xin trích bức thư: Thưa Bộ trưởng, con tôi mới vào lớp 1 nhưng phải khoác trên vai những chồng sách vở ngày càng dày lên. Tôi bắt đầu tìm hiểu cặn kẽ hơn về cách thức dạy và học và rất phẫn nộ khi có bài toán như thế này: Nam năm nay 4 tuổi, bố Nam gấp 3 lần tuổi của Nam. Hỏi bố Nam năm nay bao nhiêu tuổi? Đáp án được đưa ra là bố Nam 12 tuổi. Hay bài toán khác ghê rợn khác: Em có 5 ngón tay, em chặt bớt 2 ngón, hỏi còn mấy ngón? Tôi thật sự lo sợ trước tương lai con cái mình khi đứng trước đề toán phi giáo dục, phi nhân tính như thế này. Bộ trưởng làm thế nào để chúng tôi yên tâm?
Xin chia sẻ sự bức xúc của các bậc phụ huynh liên quan đến thông tin về sai sót phi lý, không thực tiễn mà trích dẫn vừa rồi là ví dụ.
Có thể nói đây là biểu hiện của tác động tiêu cực của kinh tế thị trường vào giáo dục. Tài liệu được lưu hành chính thống trong nhà trường thì không có sai sót như thế. Những tài liệu này do những người viết không đủ kiến thức về khoa học giáo dục, kiến thức về thực tiễn, thiếu trách nhiệm, được nhà xuất bản, nhà in xuất bản, chạy theo đồng tiền đơn thuần đã đưa ra thị trường, xâm nhập vào hệ thống nhà trường.
Thấy được thực tiễn này, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã chủ động triển khai biên soạn, ban hành quy phạm văn bản quy phạm kỹ thuật, dựng lên hàng rào kỹ thuật trước cổng trường để đưa vào tài liệu tham khảo vào nhà trường với liều lượng thích hợp, chặn đứng tài liệu, cuốn sách phản giáo dục không khoa học, không phù hợp với thực tiễn lứa tuổi.
Điều này giúp cho nhà trường có cơ chế lựa chọn sách, tài liệu phù hợp. Đồng thời, chúng tôi cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư liên tịch, nhằm xác định trách nhiệm của nhà xuất bản trong việc phát hành những tài liệu liên quan đến giáo dục ngoài thị trường-khu vực chúng tôi không có thẩm quyền quản lý trực tiếp. Chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh, học sinh thẩm định kỹ tài liệu liên quan đến giáo dục trước khi mua.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (Ảnh: Infonet.vn)
Thưa Bộ trưởng, dư luận quan tâm đến Nghị quyết đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo vừa được thông qua. Để nói ngắn gọn cụm từ đổi mới căn bản, Bộ trưởng sẽ nói gì?
Chúng ta thay đổi cả về quan điểm, mục tiêu, phương pháp, nguyên tắc chỉ đạo điều hành của nhà trường.
Chúng ta sẽ thay đổi cách dạy cách học hiện nay nặng về truyền thụ kiến thức của thầy sang trò sang cách thức chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của các cháu. Chuyển từ phương pháp dạy các kiến thức khoa học sang dạy cách học sinh tự học và tập nghiên cứu. Sẽ tích hợp nhiều ở các lớp học cấp học dưới phân hóa mạnh, kết hợp tự chọn cấp học trên.
Chuyển từ việc đánh giá các cháu tính toán nhanh, tính toán đúng, tính toán nhiều là giỏi sang phương thức hướng dẫn để các cháu sáng tạo.
Chúng ta sẽ thay vì dạy các cháu thành nhà văn, nhạc sĩ chuyển thành các cháu có năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp bài thơ, bài văn. Học sinh có xúc động trước bản nhạc, bức tranh đồng thời có năng lực từ chối sản phẩm độc hại.
Chúng ta sẽ tạo dựng thế hệ có sự tự chủ, tự tin viết, trình bày, diễn đạt và bảo vệ ý kiến của mình, đồng thời có khả năng lắng nghe, tiếp thu cái hay, tốt của đồng nghiệp, bạn học, những người xung quanh...
Bộ trưởng vừa nhắc tới khái niệm "tích hợp", vậy khái niệm đó như thế nào? Liệu có phải chúng ta nhặt mỗi môn một chút rồi trộn vào với nhau thành môn giáo dục mới hay không. Liệu như vậy, những chiếc cặp trên vai học sinh có bớt trĩu nặng không, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Đây không phải là cóp nhặt một cách tùy tiện những kiến thức của môn học này môn học kia mà laf lừa chọn có chủ đích khoa học cuộc sống. Những kiến thức nào góp phần vào việc hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh theo một lộ trình thì sẽ đưa vào.
Nói cụ thể hơn, ví dụ chia ra thành môn Văn, môn Sử, môn Địa. Sắp tới không có sự tách bạch.
Khi giảng dạy môn Địa lý về đất nước, vùng đất nào đó, không có lí gì khi tách ra khỏi việc nói về các sự kiện, nhà anh hùng, nhà văn hóa, nhà quản lý, người có công đến vùng đất đó. Không có lý gì tách bạch học tư liệu lịch sử, với kiến thức giúp các cháu có cảm nhận về văn chương, văn học.
Nhiều phụ huynh đang rất kỳ vọng vào sự đổi mới toàn diện nền giáo dục, để con em giảm bớt áp lực quá tải trong học tập hiện nay
Như vậy, từng kiến thức sẽ được lựa chọn, rồi được chuyển tải đến các cháu, giúp các cháu tự học, tự tìm hiểu để có kiến thức tổng hợp cả về Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân và các kỹ năng khác giúp các cháu thành con người mới.
Thưa Bộ trưởng, cũng có rất nhiều băn khoăn của đội ngũ giáo viên, những người thực thi phương pháp giảng dạy mới này. Bộ trưởng có giải pháp gì giải quyết băn khoăn đó?
Lần này là sự thay đổi căn bản: Cách thức, tư duy sẽ khác, vị trí của người thầy sẽ khác. Vai trò và nhiệm vụ của người học sẽ khác. Phương pháp học, kiểm tra, đánh giá sẽ khác.
Như vậy, chúng ta phải từ bỏ cách nghĩ, cách làm vốn là "máu thịt" của nhiều thế hệ học sinh, thầy cô giáo sang cách làm mới.
Chúng ta không có lựa chọn khác, vì đây là con đường, cách thức mà hầu hết các nước trong đó có nước phát triển cả về văn hóa, kinh tế, giáo dục đang đi.
Khó khăn thì nhiều, nhưng có làm được không, tôi khẳng định là làm được. Trong quá trình nghiên cứu để đề xuất với Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với nhiều địa phương trên cả nước trong đó có nhiều tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi và nhiều tỉnh có điều kiện khó khăn.
Tại những tỉnh này, chúng tôi đã có triển khai thí điểm những mô hình và phương án đổi mới lần này với hàng chục nghìn trường, với chục ngàn học sinh. Trong đó, có những trường, nhiều học sinh các em người dân tộc thiểu số, không nói được tiếng Việt, bố mẹ các cháu cũng không nói được tiếng Việt.
Khi triển khai, với điều kiện như vậy, qua tập huấn, đào tạo lại thì việc đối mới diễn ra suôn sẻ, thành công, có thể nhân rộng ra các nhà trường. Tuy nhiên để nhân rộng còn khó khăn. Đó là công tác tổ chức, quản lý. Chúng tôi đã hình dung, chuẩn bị triển khai. Ngoài việc đổi mới sách giáo khoa, chúng tôi đã xuất bản tài liệu hướng dẫn cho giáo viên giúp các nhà giáo tìm hiểu, tự nghiên cứu và thay đổi từng bước.
Với cơ sở vật chất được trang bị chúng tôi chuyển các băng, đĩa cho các nhà trường để thầy cô giáo kể cả ở vùng sâu, vùng khó khăn được tiếp xúc, làm việc, học hỏi nhà giáo có kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, chúng tôi tận dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và điều kiện kỹ thuật cho phép để liên lạc trực tuyến với thầy cô giáo ở vùng miền có điều kiện để tháo gỡ những vướng mắc của từng thầy cô được các chuyên gia giải đáp.
Theo Infonet
Bộ trưởng lên tiếng về đề Toán 'tảo hôn' Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận trả lời những bức xúc của các bậc phụ huynh về việc học sinh phải làm những bài toán phi giáo dục, phi nhân tính. Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời ngày 24/11, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã trả lời phụ huynh học sinh ở nhiều vấn đề đang bức...