Những dấu hiệu nào cảnh báo phải ngừng ăn cá?
Cá là nguồn cung cấp protein quan trọng trong chế độ ăn hằng ngày. Nhiều loại cá chứa các dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe nhưng lại ít calo.
Tuy nhiên, một số người lại gặp phải những tác động tiêu cực khi ăn cá.
Cá giàu axit béo omega-3, vitamin D, canxi, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo một người trưởng thành nên ăn ít nhất 230 gram cá/tuần, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
Những người bị dị ứng thì cần tránh ăn cá. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thế nhưng, một số người lại bị dị ứng với cá và xuất hiện các triệu chứng tiêu cực khi ăn cá. Những triệu chứng ngày gồm phát ban, buồn nôn, ngứa, hắt hơi, tiêu chảy và nôn mửa. Gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì người bệnh cũng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Một vấn đề sức khỏe khác liên quan đến cá là nhiễm độc thủy ngân. Tất cả các loại cá đều chứa một lượng nhỏ thủy ngân tự nhiên. Thủy ngân là kim loại gây độc cho con người. Thông thường, các loại cá biển có kích thước lớn thì hàm lượng thủy ngân sẽ cao hơn cá nhỏ.
Ngộ độc thủy ngân ảnh hưởng đến thần kinh, gây các triệu chứng như lo lắng, trầm cảm, gặp các vấn đề về trí nhớ, cáu kỉnh. Ngoài ra, ngộ độc thủy ngân còn gây các triệu chứng khác như yếu cơ, tay chân vụng về, thay dổi thị lực, giọng nói.
Trừ những người bị dị ứng thì còn lại đều nên ăn cá. “Cá là nguồn protein nạc chất lượng trong thói quen ăn uống, giúp cơ, xương, mô và da khỏe mạnh”, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Valerie Agyeman giải thích.
Những loại cá tốt nhất là các loại cá béo vì chúng có hàm lượng cao canxi và axit béo omega-3. Những loại cá béo phổ biến là cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi.
Một số loại như cá ngừ có thể có hàm lượng thủy ngân cao hơn các loại cá khác. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo chỉ cần ăn một cách điều độ, không ăn quá nhiều liên tục trong thời gian dài thì không cần lo lắng về nguy cơ ngộ độc thủy ngân, theo Verywell Health.
Thái Lan phê chuẩn phương pháp chữa Covid-19 bằng thảo mộc
Xuyên tâm liên (green chiretta) là loại thảo mộc vừa được chính phủ Thái Lan phê duyệt như một phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả và rẻ tiền, theo trang tin Express .
Chính phủ Thái Lan cho biết, trong một thử nghiệm được tiến hành ở các nhà tù, 99,02% trong tổng số 11.800 tù nhân dùng xuyên tâm liên để điều trị Covid-19 đã khỏi bệnh.
Chitsanuphong Saublaongiw - một bác sĩ tại trại giam - cho biết: "Xuyên tâm liên có chứa một chất gọi là andrographolide, giúp hạn chế sự lây lan của vi rút. Sau khi uống xuyên tâm liên, kết quả chụp X-quang phổi của tù nhân cải thiện hơn, họ có ít triệu chứng hơn, bệnh bớt trở nặng và nhanh chóng hồi phục".
Thái Lan có kế hoạch sản xuất hàng chục triệu viên xuyên tâm liên. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nhà tù ở Thái Lan quá đông đúc và chật chội. Do đó, khoảng 1/4 số tù nhân của nước này nhiễm Covid-19 chỉ trong 6 tháng kể từ tháng 4.2021. Khoảng 141 nhà tù trên khắp Thái Lan đang có kế hoạch sản xuất 38 triệu viên xuyên tâm liên trước tháng 11 này.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Thái Lan Somsak Thepsuthin tuyên bố: "Tù nhân rất đông. Chúng ta phải dùng xuyên tâm liên để chữa bệnh cho mọi người, nhất là người bệnh nhẹ, vì nó ít tốn kém và hiệu quả. Nếu chữa trị bằng y học hiện đại thì chi phí sẽ cao gấp 20 lần, 30 lần".
Mặc dù các cơ quan chức năng của Thái Lan đã cho phép sử dụng xuyên tâm liên để chữa trị các ca bệnh nhẹ, loại thảo mộc này không thể thay thế cho vắc xin. Thảo dược không ngăn ngừa được nhiễm trùng do Covid-19 và không hiệu quả cho các ca bệnh nặng. Ngoài ra, liều lượng sử dụng xuyên tâm liên vẫn còn đang gây tranh cãi.
Các tác dụng phụ của xuyên tâm liên có thể bao gồm chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, nhức đầu, sổ mũi và mệt mỏi. Tuy nhiên, phương thuốc thảo mộc này có thể an toàn khi dùng trong thời gian ngắn hạn.
Loại cây quý hiếm ở Chile chứa hy vọng về vắc xin Covid-19 cho nước nghèo
Rụng tóc, phát ban - di chứng Covid Khoảng 20-30% người khỏi Covid-19 gặp di chứng rụng tóc, những tổn thương trên da như phát ban dạng sẩn, mề đay, cước (còn gọi là hội chứng ngón chân Covid) cũng thường gặp. Khác với nhiễm virus cúm mùa người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn, người mắc Covid-19 phần lớn không hồi phục hoàn toàn, có thể để lại di chứng....