Những dấu hiệu mắc bệnh lây qua đường tình dục dễ bị bỏ qua

Theo dõi VGT trên

Nếu đã có quan hệ tình dục và cơ thể bạn có những dấu hiệu sau đây, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị ngay, tránh những hậu quả xấu.

Thông thường thì các tác nhân này lây truyền qua hoạt động tình dục (giao hợp qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn) không được bảo vệ với người đang mang bệnh. Ngoài ra còn lây qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da. Tất cả mọi người có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Không phải tất cả các bệnh đều có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh có triệu chứng gần giống nhau, người bệnh không thể tự phân biệt được mà cần được khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Những dấu hiệu mắc bệnh lây qua đường tình dục dễ bị bỏ qua - Hình 1

Ảnh minh họa

Nếu bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là không có bệnh, hoặc sau khi có quan hệ tình dục không an toàn mà cơ quan sinh dục của bạn có những biểu hiện bất thường, bạn nên nghi ngờ tới khả năng là mình mắc bệnh. Cần lưu ý tới các dấu hiệu sau đây:

Đau khi đi tiểu

Đau hoặc cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, tiểu gấp hoặc đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, tiểu ra máu đều có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu. Phụ nữ thường nhầm lẫn triệu chứng này với dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khí hư bất thường

Khí hư có thể thay đổi theo chu kì kinh nguyệt nhưng khí hư bất thường có thể cảnh báo bệnh tình dục. Khí hư có màu vàng hoặc xanh có thể do lậu hoặc nhiễm trichomonas.

Chảy máu bất thường

Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra chảy máu âm đạo giữa hai kỳ kinh nguyệt, chảy máu khi tham gia các hoạt động tình dục… Chảy máu nhiều và kéo dài cũng là một trong những dấu hiệu nguy hiểm bạn không nên bỏ qua.

Ngứa âm đạo

Nguyên nhân gây ngứa âm đạo bao gồm dị ứng với bao cao su, nhiễm nấm, mụn cóc sinh dục; nó thường là dấu hiệu sớm của các bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus và vi khuẩn thường gặp nhất. Các tổn thương ở da xung quanh khu vực âm đạo như ngứa, lở loét hoặc sần sùi có thể là do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đa số những người mắc phải các triệu chứng này thường là do herpes sinh dục, bệnh giang mai hoặc các bệnh tình dục khác gây ra.

Phát ban

Phát ban, nổi mụn và tổn thương vùng kín là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh lây truyền qua đường tình dục do herpes, HPV hoặc giang mai, dù các tổn thương này có thể tạm thời biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, đây là loại bệnh không thể chẩn đoán bằng những cách thông thường. Do đó, nếu nhận thấy kích ứng da hoặc nổi mụn ở vùng kín bạn cần phải xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đau vùng xương chậu

Đau bụng hoặc đau vùng chậu có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu, mà nguyên nhân thường gặp nhất của nó là do nhiễm chlamydia hoặc lậu. Nếu bạn bị đau vùng chậu, đặc biệt là kết hợp với các triệu chứng khác như nổi mụn âm đạo, đi tiểu đau… nên đến cơ sở y tế để chẩn đoán kịp thời.

Suy giảm hệ miễn dịch

Video đang HOT

Các virus gây bệnh lây nhiễm qua đường tình dục làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. Herpes và các bệnh nhiễm trùng viêm gan B có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm, bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi; buồn nôn, tiêu chảy.

Khi đã đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh lây qua đường tình dục, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian, không bỏ thuốc khi thấy đỡ triệu chứng. Khi dùng hết thuốc cần đi khám lại để được biết bệnh đã khỏi dứt điểm hay cần điều trị tiếp.

Nếu đã mắc bệnh lây qua đường tình dục, người bệnh nên nói cho vợ hoặc chồng hoặc bạn tình biết để họ đi khám và cùng điều trị, phải thực hiện các biện pháp phòng tránh theo tư vấn của bác sĩ.

Theo eva.vn

Căn bệnh nguy hiểm thời điểm giao mùa: Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng không chỉ gây ra những đau đớn ngay lập tức, mà nó còn là tiền đề cho bệnh viêm màng não hoặc viêm não.

Căn bệnh nguy hiểm thời điểm giao mùa: Bệnh chân tay miệng - Hình 1

Bệnh chân tay miệng - một bệnh nhiễm siêu vi nhẹ, dễ lây lan thường gặp ở trẻ nhỏ - có đặc trưng bởi các vết loét ở miệng và phát ban ở bàn tay và bàn chân. Căn bệnh này xuất hiện ở con người có biểu hiện giống như bệnh lở mồm long móng ở gia súc, nguyên nhân chính là do virus coxsackie gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng

Nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh này là nhiễm trùng coxsackievirus A16. Coxsackievirus thuộc về một nhóm vi rút mang tên nonpolio enteroviruese. Một số loại enterovirus khác đôi khi cũng có thể gây ra bệnh về chân tay miệng như coxsackievirus.

Ăn uống là nguồn chính để bệnh nhân nhiễm coxsackievirus nói riêng và bệnh chân tay miệng nói chung. Bệnh này đồng thời có khả năng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc các loại như:

- Dịch mũi hoặc dịch họng;

- Nước bọt;

- Phân;

- Khí khi ho hoặc hắt hơi;

- Môi trường xuất hiện người bệnh, ...

Căn bệnh nguy hiểm này phát triển phổ biến ở trẻ em (do vấn đề vệ sinh như trẻ hay ngậm tay, đi vệ sinh bừa bãi), đó là lí do các trường học hoặc vườn trẻ là môi trường dễ dàng tích tụ bệnh nhất.

Khả năng bùng phát bệnh cao hơn ở mùa hè và mùa thu ở các vùng khí hậu ôn đới, còn ở vùng nhiệt đới, dịch bệnh có thể xảy ra quanh năm.

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng có lẽ là căn bệnh mang nhiều triệu chứng nhất. Người bệnh thường sẽ gặp phải tất cả những dấu hiệu dưới đây, tuy nhiên một số người lại chỉ mắc 1 - 2 biểu hiện:

- Sốt;

- Viêm họng;

- Mệt mỏi, khó chịu;

- Xuất hiện những đốm đau đớn có màu đỏ ở trên lưỡi, nướu và bên trong má;

- Phát ban đỏ, không ngứa nhưng bị phồng rộp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi là mông;

- Ăn mất ngon.

Căn bệnh nguy hiểm thời điểm giao mùa: Bệnh chân tay miệng - Hình 2

Khoảng thời gian trung bình từ khi nhiễm trùng đến khi phát bệnh và xuất hiện các triệu chứng (thời kì ủ bệnh) là từ 3 - 6 ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên, tiếp theo là đau họng kèm với chán ăn và khó chịu trong người.

1 - 2 ngày sau khi bắt đầu sốt, các vết loét sẽ phát triển ở miệng hoặc trong cổ họng. Phát ban ở bàn tay và bàn chân hoặc mông sẽ xuất hiện sau 1 - 2 ngày kế tiếp.

Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng xuất hiện chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, độ tuổi dưới 5 thì khả năng cao hơn nhiều. Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ rất yếu ớt, vậy nên những biến chứng xuất hiện sẽ gây nguy hiểm cao cho trẻ.

Biến chứng thường gặp nhất là của bệnh chân tay miệng là mất nước. Hãy theo dõi chặt chẽ việc uống nước của con bạn, bởi nếu mất nước nghiêm trọng thì bé sẽ cần được truyền dịch tĩnh mạch.

Căn bệnh này thậm chí còn là tiền đề dẫn đến tình trạng viêm màng não hoặc viêm não.

Cách chữa bệnh chân tay miệng

Yêu cầu đầu tiên khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh là đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để hỗ trợ điều trị tại nhà đối với căn bệnh này:

- Hạ sốt, giảm đau nếu trẻ bị sốt trên 38 độ C.

- Vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ bao gồm răng miệng, chân tay và những vị trí xuất hiện vết phát ban hoặc lở loét.

- Bổ sung vitamin C, vitamin PP, vitamin A, kẽm và các loại dưỡng chất khá để giúp những vết loét mau lành hơn.

- Cho trẻ uống nhiều nước và thực phẩm có khả năng bổ sung nước, tránh tình trạng mất nước ở trẻ.

- Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường sống của trẻ; đồ đựng thức ăn, bình nước, ... cần được tiệt trùng trước khi sử dụng.

- Thức ăn dành cho trẻ mắc bệnh cần được nghiền nát bởi lúc này cổ họng trẻ đang bị tổn thương, đồng thời không cho trẻ ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá nhiều gia vị.

Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì?

Chân tay miệng vẫn là một căn bệnh không có thuốc chữa, vậy nên những loại thuốc được liệt kê dưới đây chỉ có tác dụng giảm bớt triệu chứng ở người bệnh.

- Paracetamol (đối với trẻ trên 3 tháng) hoặc Ibuprofen (đối với trẻ trên 6 tháng);

- Thuốc hạ sốt;

- Thuốc giảm đau;

- Thuốc bôi ngoài da tránh nhiễm trùng, ...

Dù dùng loại thuốc nào đi chăng nữa, chị em cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự tiện cho trẻ uống thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn hoặc ảnh hưởng về lâu về dài.

Căn bệnh nguy hiểm thời điểm giao mùa: Bệnh chân tay miệng - Hình 3

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Bất kì hành động nào gián tiếp hoặc trực tiếp khiến tình trạng bệnh nặng hơn đều cần được kiêng, cụ thể như sau:

- Không cho trẻ chơi chung đồ chơi, sử dụng chung dụng cụ tránh truyền nhiễm.

- Không kiêng tắm, tiếp tục vệ sinh cho trẻ như thường.

- Không cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, quá lạnh, ... tránh tổn thương nặng thêm vùng cổ họng.

Bệnh chân tay miệng có lây không?

Câu trả lời là "Có". Hơn nữa, căn bệnh này có thể lây lan vô cùng nhanh chóng và dễ dàng, bởi con đường truyền nhiễm của nó là qua tiếp xúc. Nước bọt, chất thải, ... đều là con đường khiến trẻ dễ mắc bệnh, vậy nên cách li trẻ khỏi người bệnh là điều nên làm.

Theo eva.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết
05:38:56 19/11/2024
5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc
06:00:25 19/11/2024

Tin đang nóng

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền: Đàm Vĩnh Hưng đòi Gerard Williams 15 triệu USD trước khi khởi kiện
22:26:42 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
19:51:34 20/11/2024
Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"
18:56:53 20/11/2024
"Ra trường, thi đỗ viên chức, về quê làm việc" thầy giáo điển trai cao 1m85 ở Quảng Ninh bỗng trở nên nổi tiếng
19:27:12 20/11/2024
Gặp nhau nơi xứ người, hai cô gái về Đồng Nai tổ chức đám cưới
18:50:11 20/11/2024

Tin mới nhất

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Ăn loại củ bề ngoài 'xấu xí' để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu

17:00:11 20/11/2024
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.

4 triệu chứng bất thường sau khi uống nước chứng tỏ thận đang 'kêu cứu'

17:00:03 20/11/2024
Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh

09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?

09:02:53 20/11/2024
Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Có thể bạn quan tâm

Gượng dậy và bước tiếp sau nỗi đau mất chồng

Góc tâm tình

01:24:13 21/11/2024
Vẫn biết qua đêm trời sẽ sáng , hết mưa là nắng hửng lên thôi nhưng khoảng thời gian đợi đêm trôi qua đến sáng, đợi mưa tạnh để thấy nắng lên là cả sự thử thách cam go bản lĩnh con người.

Làm giàu bằng nghề ít ai nghĩ đến: Biến hóa thành người rừng, kiếm hơn 17 triệu đồng/tháng

Lạ vui

00:53:57 21/11/2024
Một khu du lịch ở Trung Quốc đã thuê sinh viên hóa trang thành người nguyên thủy để tạo ra những màn hù dọa khách, nhằm mang đến trải nghiệm khám phá đầy kịch tính.

Đại án Xuyên Việt Oil: 'Đồng hồ Patek Philippe chết máy nên bán được gần 23.000 USD'

Pháp luật

23:58:44 20/11/2024
Mai Thị Hồng Hạnh khai đó là quà sinh nhật; song đồng hồ bị chết máy nhiều lần nên bị cáo đã mang đi bán, được gần 23.000 USD.

Cặp đôi Vbiz 1 năm hậu chia tay: Hồng Thanh bị nghi tạo chiêu trò "bạn gái sexy", DJ Mie thế nào?

Sao việt

23:39:04 20/11/2024
Vào sáng 20/11, cư dân mạng rần rần xôn xao trước thông tin diễn viên Hồng Thanh - tình cũ của DJ Mie có bạn gái mới.

Khoảnh khắc khiến Lisa bị chỉ trích là "tấm gương xấu"

Nhạc quốc tế

23:35:21 20/11/2024
Tối 19/11, Lisa (BLACKPINK) đã tổ chức đêm fanmeeting thứ 5 tại HongKong (Trung Quốc) khép lại chuyến lưu diễn Châu Á với vai trò nghệ sĩ solo đầu tiên trong sự nghiệp.

Phim mới chiếu đã chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp không góc chết còn diễn hay khó ngờ

Phim châu á

23:30:30 20/11/2024
Parole Examiner Lee là dự án phim đầu tuần mới của đài tvN. Sau một thời gian dài kể từ Lovely Runner, khung phim đầu tuần của nhà đài này mới được khán giả chú ý trở lại.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Ca sĩ nổi tiếng vướng lao lý tống tiền 14,5 tỷ đồng?

Sao châu á

23:17:29 20/11/2024
Ca sĩ, diễn viên Rattapoom Tokongsup (Film) từ chức khỏi Đảng Palang Pracharath (PPRP) trong bối cảnh đang bị điều tra cáo buộc tống tiền liên quan đến vụ án The Icon Group.

Trung Ruồi nhận mình tào lao và hóng hớt như Lý Toét của "Độc đạo"

Hậu trường phim

23:14:10 20/11/2024
Nam diễn viên cho biết, mỗi lần đọc kịch bản, anh đều hình dung xem mình diễn thế nào để ra chất Lý Toét - một nhân vật đặc biệt của phim Độc đạo .

Phim 'Conclave' bị chỉ trích vì hé lộ bí mật về cách bầu chọn giáo hoàng

Phim âu mỹ

23:09:05 20/11/2024
Conclave do Edward Berger đạo diễn mang đến sự kết hợp hấp dẫn giữa bí ẩn, nghi lễ, truyền thống nhưng trên hết là chính trị của quá trình lựa chọn giáo hoàng.

Họa Mi nghẹn ngào tiết lộ mối thâm tình với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

22:34:14 20/11/2024
Không chỉ tiết lộ về quãng thời gian gác lại đam mê ca hát, danh ca Họa Mi còn bật mí về mối quan hệ với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong chương trình Người kể chuyện tình .

Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!

Netizen

22:31:03 20/11/2024
Được biết, tiết mục được cô giáo trong trường biên đạo và tập luyện cho các em. Nhiều người bình luận, những tiết mục như thế này không chỉ nhấn mạnh đến lòng yêu quê hương đất nước mà còn nâng cao ý thức công dân