Những công dụng chữa bệnh và làm đẹp tuyệt vời của rau ngót có thể bạn chưa biết
Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp.
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Ảnh minh họa.
Công dụng tích cực của rau ngót với sức khỏe con người:
Video đang HOT
- Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
- Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
- Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
- Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
- Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
Công dụng của rau ngót với việc làm đẹp
- Bạn chỉ cần lấy rau ngót rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Tiếp đó bạn cho rau ngót vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt này uống thay cho nước hàng ngày sẽ có tác dụng làm đẹp da
- Bạn lấy 1 nắm rau ngót, rửa sạch, để ráo rồi ép lấy nước sau đó trộn đều với 2 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong. Sau khi rửa sạch mặt, bạn áp dụng thoa đều hỗn hợp trên lên vùng da mụn. Kết hợp massage để các dưỡng chất thấm sâu và trong da, duy trì khoảng 20 phút cho hỗn hợp khô trên da rồi rửa mặt bằng nước ấm.
Axit trong chanh có tác dụng loại bỏ bụi bẩn ở lỗ chân lông, lấy đi nhân mụn cám, mụn đầu đen hiệu quả. Mật ong có tác dụng giữ ẩm, nuôi dưỡng da và làm se khít lỗ chân lông, ngăn chặn sự xuất hiện quay trở lại của mụn.
- Giúp giảm cân: Bạn có thể uống khoảng 200ml nước rau ngót ép hàng ngày. Tuy nhiên đối với những phụ nữ sau khi sinh không được uống loại nước ép này vì rau ngót có tính hàn, sau khoảng 2-3 tháng sau khi sinh mới được uống loại nước ép này.
Với cách làm này, trước tiên bạn nên ngâm rau ngót với nước muối để khử trùng và làm sạch rau. Sau đó rửa sạch rau với nước sạch và cho vào máy xay để lấy nước, bạn cũng có thể sử dụng nước uống này để uống ngay. Lưu ý rằng, tuyệt đối không được cho thêm đường, ngoài ra cũng không được để trong tủ lạnh vì sẽ làm hạn chế tác dụng giảm cân. Loại nước ép này rất khó uống vì thế bạn nên chuẩn bị một tách trà để uống thêm sau khi uống loại nước ép này.
Giới chuyên gia y tế Malaysia khuyến nghị duy trì các biện pháp phòng, chống COVID-19
Ngày 7/5, Hiệp hội Y tế Malaysia (MMA) khuyến nghị nhà chức trách nước này nên tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, cho dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 13/12/2020. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN dẫn lời Tiến sĩ Muruga Raj Rajathurai, Chủ tịch MMA cho biết dịch COVID-19 vẫn là mối đe dọa và các quốc gia cần duy trì các biện pháp phòng ngừa để quản lý COVID-19 như một bệnh đặc hữu. Malaysia sẽ tiếp tục áp dụng các chính sách quản lý, phòng ngừa và kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, phù hợp với kế hoạch ứng phó của WHO. Ông Rajathurai nhấn mạnh đại dịch đã cho thấy tầm quan trọng của việc cần có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt. Do đó, MMA kêu gọi chính phủ tiếp tục ưu tiên củng cố, tăng cường đầu tư cho hệ thống y tế trên khắp cả nước, đặc biệt là cần phát triển nguồn nhân lực y tế cộng đồng.
Malaysia đã cơ bản kiểm soát được sự lây lan của dịch COVID-19 và có tỷ lệ miễn dịch cao ở cộng đồng, tuy nhiên virus SARS-CoV-2 vẫn là mối đe dọa đối với nhóm người dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch. Ông Rajathurai cảnh báo dịch COVID-19 vẫn có nguy cơ diễn biến phức tạp nếu ngừng hoàn toàn các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát sự lây lan. Tương tự như bệnh cúm, Malaysia có thể đối mặt với nhiều đợt cao điểm của dịch COVID-19 và người dân Malaysia cần làm quen với các biện pháp phòng ngừa cần thiết như đeo khẩu trang khi có triệu chứng, xét nghiệm và cách ly kịp thời.
Ông Rajathurai chia sẻ người dân Malaysia cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rửa tay và sát khuẩn đúng cách. Đây là bước cơ bản nhất trong phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm nói chung và sự lây lan của virus SARS-CoV-2 nói riêng. Ngoài ra, người dân cũng nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Nhật Bản: Chuyên gia lo ngại nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát vào mùa Hè Trong cuộc họp của Nhóm chuyên gia tư vấn đề đối sách phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản ngày 23/6, các chuyên gia đã bày tỏ quan ngại về khả năng số ca nhiễm mới tại Nhật Bản có thể tăng do hiệu quả miễn dịch sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19...