Những cô giáo bám trường, bám lớp nơi vùng cao Sơn La

Theo dõi VGT trên

Sơn La là tỉnh miền núi có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, vì vậy các trường học thường phải đóng ở các bản vùng cao, khó khăn.

Do điều kiện như vậy, các giáo viên nữ công tác ở đây thường vất vả hơn, nhưng không vì thế mà khiến họ chùn bước. Hàng ngày, các cô giáo vẫn bám bản, bám trường để gieo chữ cho học sinh.

Những cô giáo bám trường, bám lớp nơi vùng cao Sơn La - Hình 1

Giờ lên lớp của cô giáo Lò Thị Nga, điểm trường Huổi Pá, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp. Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN

Đều đặn vào sáng thứ Hai hàng tuần, cô giáo Lò Thị Nga công tác tại điểm Trường Tiểu học Huổi Pá (Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp) lại cùng đồng nghiệp vượt hơn 50km từ nhà đến trường. Điểm trường Huổi Pá được biết đến là điểm trường khó khăn nhất ở xã Mường Lạn. Con đường từ trung tâm xã đến điểm trường dài khoảng 20km, nhưng là đường đất, quanh co với nhiều con dốc cao.

Để có thể kịp thời gian đến trường, các giáo viên công tác tại điểm Trường Tiểu học Huổi Pá phải đi từ 4 giờ sáng. Vào mùa khô, việc đi lại của các cô giáo tương đối thuận lợi. Nhưng vào những ngày có mưa, để vượt qua con đường này sẽ là một “cuộc chiến” của những nữ giáo viên nơi đây.

Cô giáo Lò Thị Nga chia sẻ, đường đến trường chủ yếu là đường đất và sỏi đá gồ ghề đi lại rất khó khăn. Những lúc trời mưa, đường rất trơn trượt, đi một đoạn bùn đất lại dính vào bánh xe không thể đi được. Để tiếp tục đi phải gạt hết đất ở bánh xe, rồi một người lái xe, một người đẩy phía sau. Không những thế, do tay lái yếu, đường lại trơn nên các cô giáo thường xuyên bị ngã xe, phải mất một buổi mới có thể đến trường.

Những cô giáo bám trường, bám lớp nơi vùng cao Sơn La - Hình 2

Các cô giáo điểm trường Huổi Pá, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp vượt suối để đến trường.

“Những hôm trời mưa, chúng tôi gói xôi ở nhà rồi mang theo vì phải đi sớm không kịp ăn sáng. Dọc đường sẽ dừng lại ăn để có sức đẩy xe lên dốc. Nhiều lúc đường lầy lội, xe máy không đi được, chúng tôi phải bỏ xe giữa đường để đi bộ đến trường cho kịp giờ dạy. Khổ nhất là vào những đợt mưa kéo dài, các cô phải ở lại trường hàng tháng trời, quần áo, lương thực thực phẩm không đủ dùng”, cô giáo Lò Thị Nga cho biết thêm.

Điểm Trường Tiểu học Huổi Pá hiện có 3 giáo viên giảng dạy, trong đó có hai giáo viên nữ. Do điểm trường xa nên các giáo viên phải ở lại trường đến cuối tuần mới trở về nhà.

Tại đây, không chỉ cơ sở vật chất phòng lớp học còn thiếu thốn, mà nhà ở công vụ của giáo viên cũng còn tạm bợ. Để có nơi ăn ở, sinh hoạt trong thời gian ở lại trường, các cô giáo điểm Trường Tiểu học Huổi Pá phải ở nhờ phòng của điểm trường mầm non bên cạnh.

Video đang HOT

Căn phòng nhỏ chưa đầy 20m2 là nơi ở cũng như để làm việc của hai cô giáo. Cô Lò Thị Hiệp bộc bạch, do điểm trường ở vùng cao, xa trung tâm nên điều kiện sinh hoạt thiếu thốn đủ bề. Vì không có chợ nên mỗi lần về nhà, các cô phải mang theo đồ ăn lên, đồng thời mua các thực phẩm như trứng, cá khô để dự trữ, phòng trường hợp trời mưa không về nhà được.

“Chúng tôi đã khắc phục khó khăn bằng cách tăng gia sản xuất để phục vụ nhu cầu hàng ngày nhằm đảm bảo sức khỏe. Mặc dù còn nhiều vất vả nhưng chúng tôi sẽ cố gắng bám trường, bám lớp để mang con chữ về cho các em vùng cao”, cô Lò Thị Hiệp chia sẻ thêm.

Những cô giáo bám trường, bám lớp nơi vùng cao Sơn La - Hình 3

Giờ học ngoại khóa của cô và trò điểm trường Huổi Pá, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp.

Do đặc thù địa bàn công tác ở vùng cao, điều kiện học tập cũng như giảng dạy của học sinh và giáo viên ở Sơn La còn nhiều thiếu thốn, không có lớp học kiên cố, cô và trò phải học tập, giảng dạy trong những ngôi nhà tạm bằng gỗ. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho học sinh, mùa hè thì nắng nóng, mùa đông gió lùa lạnh, mùa mưa thì bị dột. Đối với giáo viên, do không có phòng học nên phải dạy hai ca cũng vất vả hơn.

Cô giáo Lò Thị Cương, giáo viên điểm Trường Tiểu học bản Cống (Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp) cho biết, trong quá trình giảng dạy ở điểm trường vùng cao còn có nhiều khó khăn khác, đó là học sinh còn thiếu thốn về đồ dùng, sách vở để học tập.

Ngoài ra, các em ở vùng cao nên tiếng phổ thông chưa biết nhiều dẫn đến việc tiếp thu bài học còn chậm. Bên cạnh đó, do các em ở bán trú nên giáo viên vừa làm mẹ, vừa làm cô. Đối với các em còn nhỏ chưa biết cách vệ sinh cá nhân, các cô phải hướng dẫn, có khi còn phải giặt giũ, gội đầu cho các em.

“Công tác xa nhà có nhiều thiệt thòi, đó là không được chăm sóc con cái, nhất là những lúc con ốm đau. Mặc dù khó khăn, vất vả, nhưng học sinh luôn là động lực để chúng tôi cố gắng. Bởi, các em rất thân thiện, có nhiều tình cảm với các thầy cô”, cô Lò Thị Cương cho hay.

Những cô giáo bám trường, bám lớp nơi vùng cao Sơn La - Hình 4

Vườn rau xanh để cải thiện bữa ăn của các cô giáo điểm trường Huổi Pá, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mường Lạn đóng ở địa bàn vùng biên còn nhiều khó khăn, cách trung tâm huyện 30km, với 11 điểm trường. Trường có 74 cán bộ, giáo viên, trong đó nữ chiếm hơn một nửa với gần 40 cán bộ, giáo viên.

Ông Quàng Văn Hồng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mường Lạn cho biết, giáo viên nữ so với giáo viên nam gặp nhiều khó khăn hơn như việc đi lại, chăm sóc gia đình, con cái. Mặc dù vậy, các cô rất tâm huyết với nghề, bám trường, bám lớp, cùng ăn ở với học sinh. Để giúp các cô bớt khó khăn, nhà trường cũng tạo điều kiện cho các cô trong việc phân công đứng lớp hàng năm. Theo đó, một cô giáo giảng dạy ở điểm lẻ một năm thì năm sau sẽ được chuyển đến vùng dưới thuận lợi hơn.

Lính biên phòng vượt núi mang con chữ lên bản vùng cao

Ngày nào cũng vậy, dù mưa hay nắng, Trung uý người dân tộc Mông Vàng Lao Lừ, cán bộ thuộc Đồn biên phòng Mường Lạn (Sơn La) cùng chiếc xe máy cà tàng vẫn vượt núi, băng rừng hàng chục cây số đến lớp dạy xoá mù chữ tại các bản vùng cao nơi đây.

Với người dân nơi vùng cao biên giới xa xôi Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, trung úy Vàng Lao Lừ, cán bộ Đồn biên phòng Mường Lạn thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đứng chân trên địa bàn thực sự là thầy giáo của bản Mường. Không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, mà anh còn là thầy giáo quân hàm xanh góp sức mang con chữ về cho dân bản.

Trung úy Vàng Lao Lừ chia sẻ về những khó khăn khi tất cả học viên đều là những người chưa bao giờ biết đến cái chữ, con số và phần đa học viên lại lớn tuổi nên khả năng tiếp thu cũng hạn chế. Nhưng cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với đồng bào, anh cảm nhận rõ được sự vất vả, bất cập của bà con khi không biết chữ. Và điều đó càng thôi thúc anh vượt qua mọi khó khăn để xóa mù chữ bằng được cho bà con.

"Với trách nhiệm của một người cán bộ, đảng viên trẻ, tôi nhận thức sâu sắc về vấn đề tiên phong gương mẫu trong tất cả các công việc. Đặc biệt, tôi về đây được Đảng uỷ, Ban chỉ huy Đồn rất tin tưởng, giao nhiệm vụ đứng lớp, giảng dạy xoá mù chữ, thế nên tôi luôn suy nghĩ rằng bản thân cần phải cố gắng và làm được nhiều điều cho nhân dân "- Trung uý Vàng Lao Lừ chia sẻ.

Lính biên phòng vượt núi mang con chữ lên bản vùng cao - Hình 1

Trung uý Vàng Lao Lừ trên đường đi dạy xoá mù chữ.

Mường Lạn là xã vùng cao biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp. Toàn xã có 16 bản, trong đó có 9 bản biên giới, với trên 54km đường biên giới với nước bạn Lào, đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, tỷ lệ mù chữ ở xã còn cao, với trên 1.000 người, tập trung chủ yếu ở nữ giới. Muốn giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, trước hết phải giúp bà con xóa mù chữ để biết tính toán, làm ăn.

Trăn trở với suy nghĩ đó, cộng với thực tế địa bàn, Trung uý Vàng Lao Lừ đã tham mưu cho Ban Chỉ huy Đồn, phối hợp với chính quyền địa phương, phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Sốp Cộp khảo sát, mở hai lớp học xóa mù chữ tại 2 bản có 100% đồng bào Mông là Co Muông và Noong Phụ, mỗi lớp có gần 40 học viên và anh cũng trong vai thầy giáo quân hàm xanh trực tiếp giảng dạy cho bà con.

Các lớp học của thầy giáo quân hàm xanh - Trung úy Vàng Lao Lừ rất đặc biệt bởi học trò có đủ các lứa tuổi, người ít nhất 15 tuổi, nhiều hơn là các bà, các mẹ đồng bào Mông 50 tuổi cũng hăng hái đến học cái chữ. Để giúp học viên nhanh biết đọc, biết viết, tận dụng lợi thế bản thân là người Mông, anh phiên dịch, dạy song song cả tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ để uốn nắn từng cái chữ, con số cho học viên.

Ngoài dạy chữ, các phép tính sơ giản, anh linh hoạt lồng ghép những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như trồng cây ăn quả trên đất dốc, cách phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, vệ sinh làng bản... nên học viên tiếp thu bài rất nhanh, dễ hiểu và dễ làm theo. Do các lớp xóa mù chữ ở xa đơn vị, đường xá đi lại rất khó khăn, nên nhiều đêm anh ở lại luôn bản để có thêm thời gian dạy học viên đọc, viết, làm phép tính.

Anh Sồng A Lau và chị Giàng Thị Sông, 2 học viên của thầy Vàng Lao Lừ tại lớp học bản Noong Phụ, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp đã tâm sự : "Thầy Lừ lên dậy ở đây còn hướng dẫn cách chăn nuôi, trồng cây các loại. Bây giờ gà, vịt gia đình nuôi không chết vì dịch như trước kia. Cuộc sống của bà con ở đây đã khấm khá hơn trước rồi".

"Tôi làm Chi hội trưởng phụ nữ. Trước đây, tôi không biết chữ, nhưng bây giờ đã biết chữ rồi, đọc cũng biết, tính toán cũng biết một ít, biết chữ thì làm việc gì cũng dễ hơn. Có văn bản, giấy tờ ở xã gửi lên, việc triển khai công việc đến chị em hội viên phụ nữ trong bản thuận lợi hơn. Cảm ơn thầy Lừ rất nhiều".

Lính biên phòng vượt núi mang con chữ lên bản vùng cao - Hình 2

Trung uý Vàng Lao Lừ vận động người dân xoá mù chữ.

Chỉ trong 2 năm 2019, 2020, cán bộ, chiến sĩ thuộc đồn Biên phòng Mường Lạn và Đội sản xuất số 1 thuộc Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 đứng chân trên địa bàn xã Mường Lạn đã tổ chức được 7 lớp xóa mù chữ cho trên 200 học viên với đủ các lứa tuổi. Ngoài những giờ giảng trên lớp xoá mù, anh Lừ còn trực tiếp phụ đạo, giúp đỡ 05 học sinh đơn vị nhận nuôi tại Đồn theo chương trình "Nâng bước em tới trường'. Biết chữ, việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới đồng bào cũng thuận lợi hơn. Đồng bào thêm tin yêu Đảng, Chính phủ và các anh bộ đội, bảo vệ đường biên, mốc giới, yên tâm lao động sản xuất, làm ăn trên mảnh đất quê hương mình. Và kết quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của Trung úy - Thầy giáo quân hàm xanh Vàng Lao Lừ.

"Mặc dù không qua đào tạo về kỹ năng sư phạm, nhưng với tâm huyết tất cả vì nhân dân phục vụ, những người thầy giáo khoác trên mình màu áo lính đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, ân cần chỉ bảo, uốn nắn từng nét chữ, từng con số cho học viên. Các anh thực sự đã trở thành những tấm gương sáng trong cuộc sống đời thường, được nhân dân kính trọng, thu hút được đông đảo học viên, duy trì được sĩ số ổn định".

"Bản thân đồng chí không ngại khổ, ngại khó trong bất cứ nhiệm vụ nào. Tất cả các công việc Đảng uỷ, Ban chỉ huy và các cấp giao cho thì đồng chí Lừ nhận và hoàn thành rất tốt, với tinh thần ý thức, trách nhiệm rất cao". - Đây là những đánh giá của Bí thư Đảng uỷ xã Mường Lạn Tòng Văn Hoà và Trung tá Nguyễn Tiến Hiếu, đồn trưởng đồn biên phòng Mường Lạn thêm khẳng định đóng góp của trung uý-thầy giáo quân hàm xanh Vàng Lao Lừ với công tác xoá mù chữ ở địa bàn.

Với những đóng góp tích cực trong bảo vệ an ninh biên giới và xóa mù chữ cho nhân dân, Trung uý Bộ đội biên phòng Vàng Lao Lừ đã được trao tặng nhiều Bằng khen, giấy khen của các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương. Năm 2017, anh vinh dự là một trong 60 thầy giáo quân hàm xanh toàn quốc dự Lễ tuyên dương các cán bộ, chiến sỹ, thầy giáo quân hàm xanh tại Hà Nội và đạt danh hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc", "Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân" năm 2018.

Lính biên phòng vượt núi mang con chữ lên bản vùng cao - Hình 3

Lớp học xoá mù chữ của thầy giáo Vàng Lao Lừ.

Vui vì được các cấp và bà con ghi nhận, nhưng trung úy - thầy giáo quân hàm xanh Vàng Lao Lừ vẫn không nguôi trăn trở bởi đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao biên giới còn nhiều gian nan, vất vả, vẫn còn nhiều bà con chưa biết cái chữ.

"Tôi luôn mong muốn những con chữ tôi đem đến cho bà con có thể giúp họ học được, áp dụng được. Thế nên chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ dừng lại công việc này, với hy vọng tương lai bà con sẽ có cuộc sống ấm no hơn. Từ đó sẽ là chỗ dựa vững chắc cho bộ đội biên phòng và cùng bộ đội biên phòng tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới tốt hơn trong tình hình mới"- Trung uý Vàng Lao Lừ tâm sự.

Anh nguyện được góp sức trẻ nhiều hơn nữa với công tác xoá mù chữ, để cái chữ sẽ giúp bà con có thêm kiến thức xóa đói giảm nghèo./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộCái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộ
19:51:53 20/12/2024
Phương Lan tiết lộ thông tin sốc căn nhà được gia đình Phan Đạt tặng trong lễ cưới?Phương Lan tiết lộ thông tin sốc căn nhà được gia đình Phan Đạt tặng trong lễ cưới?
22:30:02 20/12/2024
Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"
19:11:17 20/12/2024
Anh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độAnh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độ
19:47:37 20/12/2024
Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồngRủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng
22:09:31 20/12/2024
Nhan sắc thật của Triệu Lệ Dĩnh khiến 60 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Triệu Lệ Dĩnh khiến 60 triệu người sốc nặng
19:28:21 20/12/2024
Đàm Vĩnh Hưng đổi luật sư, tiếp tục vụ kiện tỉ phú GerardĐàm Vĩnh Hưng đổi luật sư, tiếp tục vụ kiện tỉ phú Gerard
21:21:29 20/12/2024
Nạn nhân mặt ám khói bò lên khe tường 30cm thoát thân khỏi đám cháy: Chậm vài giây chắc tôi mắc kẹtNạn nhân mặt ám khói bò lên khe tường 30cm thoát thân khỏi đám cháy: Chậm vài giây chắc tôi mắc kẹt
19:12:37 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt đóng phim: Khen ít, tranh cãi nhiều

Hoa hậu Việt đóng phim: Khen ít, tranh cãi nhiều

Hậu trường phim

23:29:59 20/12/2024
Thời gian qua, nhiều nàng hậu nổi tiếng của showbiz Việt chuyển hướng khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh, song không phải ai cũng thành công.
When the Phone Rings tập 7: Tổng tài - tiểu kiều thê hôn nhau ngọt lịm khiến MXH bùng nổ

When the Phone Rings tập 7: Tổng tài - tiểu kiều thê hôn nhau ngọt lịm khiến MXH bùng nổ

Phim châu á

23:23:43 20/12/2024
Cuối cùng hai người trao nhau nụ hôn sâu ngọt ngào, kết thúc chuỗi những ngày dày vò đối phương và cả bản thân bởi những bí mật, hiểu lầm.
Thu Quỳnh là mẹ 2 con vẫn sexy, Quỳnh Nga quấn quýt bên Việt Anh

Thu Quỳnh là mẹ 2 con vẫn sexy, Quỳnh Nga quấn quýt bên Việt Anh

Sao việt

23:13:52 20/12/2024
Diễn viên Thu Quỳnh đăng bộ hình sexy, khoe vóc dáng mẹ 2 con miễn chê. Quỳnh Nga đăng ảnh quấn quýt sánh đôi cùng Việt Anh khi đi sự kiện.
Ông trùm 'Độc đạo' tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim 'Mật lệnh hoa sữa'

Ông trùm 'Độc đạo' tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim 'Mật lệnh hoa sữa'

Phim việt

23:09:41 20/12/2024
Mới đây, NSƯT Hoàng Hải đã tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim Mật lệnh hoa sữa nằm trong series Vì tình yêu Hà Nội.
Mẹ cô dâu trẻ đẹp, nụ cười tỏa nắng gây chú ý trong đám hỏi ở Hải Phòng

Mẹ cô dâu trẻ đẹp, nụ cười tỏa nắng gây chú ý trong đám hỏi ở Hải Phòng

Netizen

22:56:54 20/12/2024
Mới đây, video tổng hợp lại những khoảnh khắc dễ thương giữa cô dâu và mẹ ruột tại một đám hỏi ở Hải Phòng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng.
Mùa Giáng sinh này hãy cùng cả nhà khám phá thế giới nhiệm màu của 'Biệt đội Tí hon'

Mùa Giáng sinh này hãy cùng cả nhà khám phá thế giới nhiệm màu của 'Biệt đội Tí hon'

Phim âu mỹ

22:50:02 20/12/2024
Biệt đội Tí hon kể về Út Cưng, một cô nàng không giống với những tí hon khác với tính cách năng động, ham người và ưa giúp đỡ.
Song Joong Ki lần đầu tiết lộ về gia cảnh của vợ

Song Joong Ki lần đầu tiết lộ về gia cảnh của vợ

Sao châu á

22:41:48 20/12/2024
Nam diễn viên Song Joong Ki bất ngờ chia sẻ thẳng thắn về hoàn cảnh gia đình của vợ mình trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Tới lúc Grealish được tháo gỡ xiềng xích

Tới lúc Grealish được tháo gỡ xiềng xích

Sao thể thao

22:40:58 20/12/2024
Để cứu Manchester City, liệu Pep Guardiola có sẵn sàng thay đổi chiến thuật và giải phóng Grealish khỏi sự kìm hãm, để anh có thể tìm lại phong độ đỉnh cao?
Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Tin nổi bật

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Sức khỏe

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Khởi tố cặp đôi đập tủ kính cướp 3 lượng vàng

Khởi tố cặp đôi đập tủ kính cướp 3 lượng vàng

Pháp luật

22:05:51 20/12/2024
Nhân xông vào tiệm vàng, dùng búa đập bể tủ kính trưng bày và lấy 8 sợi dây chuyền vàng 18K (trọng lượng gần 3 lượng) rồi nhanh chóng bỏ chạy ra xe máy do Khánh chờ sẵn để tẩu thoát.