Những chuyện hài hước chỉ có trong lớp học online!
Sau khoảng 20 ngày dạy học trực tuyến, nhiều giáo viên Hà Nội đã gặp những tình huống ‘dở khóc, dở cười’ liên quan tới việc quản lý học sinh từ xa.
Ảnh minh họa
Cô giáo H. – một giáo viên trên địa bàn huyện Hoài Đức cho biết, ngày nào khi điểm danh đầu giờ cô cũng thấy các học sinh lớp mình tham gia đầy đủ. Điều đó cho thấy sự nỗ lực rất lớn từ học sinh và phụ huynh.
Do cô dạy môn Tự nhiên xã hội cho học sinh lớp 4 (không phải những môn chính như Toán,Tiếng Việt) nên khi học sinh vào lớp đủ, chăm chú lắng nghe thì bản thân cô rất vui, cảm thấy được động viên hơn.
“Dù là dạy trực tuyến nhưng tôi biết nếu không có tương tác với giáo viên, giáo viên không tổ chức các hoạt động trong lớp mà chỉ thao thao bất tuyệt nói thì các em sẽ không nghe, thậm chí là làm việc riêng”, cô H. nói.
Vì thế, trong khi giảng, cô H. luôn mời học sinh trả lời các câu hỏi mà cô giáo đưa ra để tiết học sinh động, hấp dẫn hơn.
Tuy vậy, cá biệt có học sinh trong lớp của cô H. không chịu bật camera khi học. Khi cô giáo thắc mắc thì em trả lời rằng laptop hỏng camera nên phải dùng máy cây trong khi mẹ em chưa kịp mua camera.
Video đang HOT
Vừa học trực tuyến vừa chơi.
“Có những tiết học tôi gọi học sinh trả lời nhưng mãi không thấy học sinh hồi âm, lúc sau mới thấy tiếng mẹ học sinh này quát “Có dậy trả lời câu hỏi của cô không?”.
Có những học sinh thì bật máy và điểm danh đầu giờ còn lại cả tiết học gọi cũng không thấy đâu, cuối cùng học sinh giải thích mic bị hỏng nên cô gọi mà không trả lời được.
Có hôm tôi yêu cầu nam sinh phải bật camera khi trả lời câu hỏi, mãi sau mới thấy em này bật camera, hóa ra nam sinh không ở nhà mà đang chơi ở nhà bóng dưới sảnh chung cư”, cô H. nói.
Một giáo viên khác tại huyện Thanh Trì cũng vô cùng “đau đầu” khi khó kiểm soát 40 học sinh trong lớp học. Nhiều lần giáo viên này phải tạm dừng giờ học vài phút để kiểm tra xem các em có mặt đầy đủ trong giờ học trực tuyến hay không.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh, nhiều trẻ không tự giác khi học trực tuyến nên bố mẹ cần kèm cặp trực tiếp khi con đang học, nhất là với những học sinh tiểu học.
“Ở một số trường tư tôi thấy họ dạy trực tuyến bằng cách tách đôi lớp học thành ca sáng hoặc chiều, ngoài cô giáo chủ nhiệm còn có cả một cô quản lý lớp. Việc sĩ số ít và có thêm giáo viên là lợi thế rất lớn của trường tư khi triển khai dạy học trực tuyến”, cô Phương Anh nói.
Với đặc thù của trường công là sĩ số lớp đông, số lượng giáo viên có hạn nên để việc học trực tuyến hiệu quả thì bố mẹ tham gia học cùng con với vai trò hỗ trợ chứ không học thay, làm thay cho con.
Ngoài ra, bố mẹ còn có thể kiểm soát sự tập trung của con, không để con tự ý làm việc riêng, mất trật tự, ăn uống trong tiết học để con ý thức được việc học là nghiêm túc chứ không vừa học vừa ăn, vừa học vừa chơi. Bố mẹ có thể nhắc nhở thêm về tư thế ngồi học, trang phục, cách xưng hô với giáo viên và thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm về tình hình của con.
Học trực tuyến cấp tiểu học: Phụ huynh 'học' trước rồi dạy lại con
Hôm qua 20.9, gần 700.000 học sinh bậc tiểu học ở TP.HCM đã chính thức bước vào năm học mới bằng hình thức học trực tuyến, sau hơn 10 ngày được kết nối với giáo viên.
Học sinh tiểu học TP.HCM chính thức bước vào năm học mới từ ngày 20.9 - NGUYỄN LOAN
Tuy nhiên, vì độ tuổi còn nhỏ, nhiều giáo viên, phụ huynh cho biết các em rất cần người lớn hỗ trợ để có thể theo học chương trình bằng hình thức học trực tuyến.
Mẹ là cô giáo thứ hai
Buổi học đầu tiên của con bắt đầu từ 8 giờ sáng kết thúc vào 11 giờ 15, lúc này chị Triều Hương, có con học lớp 2 tại Trường tiểu học Quang Trung (Q.12, TP.HCM) mới có thể rời khỏi bàn để làm việc khác. Theo lịch học, mỗi ngày bé có khoảng 3 tiết, trong đó chủ yếu học tiếng Việt, toán và tiếng Anh. Mỗi tiết học dù chỉ kéo dài khoảng 30 phút, nhưng cô trò còn mất thời gian kết nối, ổn định lớp nên thường kéo dài hơn dự kiến.
Con học lớp 2, dù đã có khoảng 10 ngày kết nối với giáo viên trước đó, có thể tự đăng nhập vào lớp học, nhưng vẫn chưa thể tập trung học được theo hình thức học trực tuyến, do vậy, cứ mỗi lần bé "lên lớp" là chị cũng phải kè kè ngồi học cùng con.
"Con khó lòng tập trung và tiếp thu được bài giảng như học ở lớp, nên mỗi giờ con học mình cũng tranh thủ nghe giảng từ giáo viên để học bài, sau đó con chưa hiểu chỗ nào thì mình còn biết mà chỉ lại. Dù là kiến thức lớp 2, nhưng phải dạy đúng phương pháp như cô giáo mới được. Mẹ giống như cô giáo thứ hai vậy đó", chị Hương hài hước nói và cho biết nhiều phụ huynh khác cũng chung cảnh "học lỏm" tương tự để chỉ lại cho con.
Tương tự, có con vào lớp 1 Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Q.Gò Vấp) năm nay, chị Hoàng Thị Hòa cho biết chị đã xác định trở thành "cô giáo dạy đa môn" của con. Mỗi ngày, ngoài việc cho con học theo lịch của nhà trường, chị sẽ dành thời gian cố định mỗi tối để hỗ trợ con học thêm.
Sẽ vừa dạy vừa điều chỉnh chương trình cho phù hợp
Cô Đỗ Thị Phương Lan, giáo viên Trường tiểu học Phú Định (Q.6), cho biết riêng với bậc tiểu học may mắn có khoảng 10 ngày trước đó để cô trò kết nối, làm quen nên không mất nhiều thời gian khi chính thức bước vào năm học mới.
Trong buổi học đầu tiên, theo nữ giáo viên dù học trực tuyến nhưng học sinh (HS) vẫn rất háo hức khi được gặp cô và bạn bè. Khi thấy mặt nhau, nhiều em không kiềm chế được vẫn mở micro hỏi thăm nhau liên tục. Về cách học, với HS lớp 3, 4, 5, theo cô Phương, do các em đã lớn và có thời gian làm quen với việc học trực tuyến nên dễ dàng theo kịp chương trình so với các khối lớp nhỏ hơn.
Để HS không bị áp lực hay ngồi quá lâu trước màn hình máy tính, mỗi ngày có 4 tiết học thì cô Lan Phương chia ra thành hai buổi, sáng 2 tiết, chiều 2 tiết. Trong đó, có những tiết HS sẽ học theo video bài giảng, cũng có tiết giáo viên sẽ tương tác hướng dẫn trực tiếp.
Tương tự, là giáo viên lớp 1, cô Phạm Ngọc Hoài Ngân (Trường tiểu học Mê Linh, Q.3) cho biết trước đó để chuẩn bị chính thức bước vào học chương trình của năm học mới với lớp 1, giáo viên đã dành thời gian giới thiệu về sách giáo khoa, đồ dùng học tập, tư thế ngồi học, cách thức học trực tuyến...
Vì vậy trong buổi học đầu tiên, việc ổn định lớp nhanh hơn, chỉ mất khoảng 5 - 10 phút là HS đã có thể vào bài học. Tuy nhiên, theo cô Ngân việc dạy học sẽ tùy tình hình thực tế của HS để điều chỉnh. Ví dụ trong thời gian tới, khi TP.HCM áp dụng thẻ xanh cho những người đủ điều kiện, phụ huynh có thể đi làm thì giáo viên có thể thay đổi lịch dạy, tương tác vào thời gian phù hợp.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, trong năm học 2021 - 2022, TP.HCM có 674.173 HS tiểu học. Trong khi nhiều cấp học khác đều giảm số lượng thì riêng bậc tiểu học năm nay vẫn tăng thêm 17.590. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở GD-ĐT trước đó đã quyết định cho HS bắt đầu kết nối, làm quen với giáo viên, bạn bè từ ngày 8.9 và đến hôm nay HS mới chính thức bắt đầu chương trình học.
Theo thầy Ủ Thiện Phước, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Định (Q.6), lịch học trực tuyến của các em ở tuần học đầu tiên khá nhẹ nhàng. HS các khối sẽ có khoảng 3 tiết/tuần học trực tiếp với giáo viên, thời gian còn lại các em sẽ học qua video giáo viên gửi hoặc xem trên website của trường, học trên truyền hình...
Trong quá trình dạy, trường sẽ dựa trên khả năng của HS để điều chỉnh lịch học sao cho phù hợp với từng khối lớp riêng biệt.
Học sinh lớp 5 bị điện giật tử vong, các trường kiến nghị phụ huynh cùng giám sát Sau vụ việc học sinh lớp 5 bị điện giật tử vong, nhiều trường học tại Hà Nội đã có đề nghị phụ huynh tăng cường phối hợp trong quản lý học sinh trong quá trình học trực tuyến. Trong mấy ngày qua, nhiều đơn vị, trường học trên địa bàn Hà Nội đã triển khai công tác tăng cường đảm bảo an...