Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1/2021
Trong tháng 1/2021, có 3 chính sách mới về giáo dục bắt đầu có hiệu lực. Cùng với đó, quy định mới về tuổi nghỉ hưu được thực thi cũng thu hút sự quan tâm của người lao động nói chung và giáo chức nói riêng.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Quy định mới về tuổi nghỉ hưu
Nghị định 135/2020/NĐ-CP ban hành ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Quy định về tuổi của n gười đi học cử tuyển
Quy định này có hiệu lực từ ngày 23/01/2021. Đây là một trong những tiêu chuẩn chung về tuyển sinh theo chế độ cử tuyển, được quy định tại Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP.
Cụ thể, tiêu chuẩn chung về tuyển sinh theo chế độ cử tuyển gồm:
Thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này;
(So với hiện hành tại Điều 6 Nghị định 134/2006/NĐ-CP, bổ sung trường hợp “có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này”).
Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;
Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
(Hiện hành, tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 134/2006/NĐ-CP, quy định không quá 25 tuổi tính đến năm tuyển sinh).
Video đang HOT
Ngoài các tiêu chuẩn chung này, người được cử tuyển vào cao đẳng hay đại học còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Quy định chuẩn giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh
Đây là một trong những nội dung tại Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT về Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) cấp trung học phổ thông (THPT), có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 và thay thế Thông tư 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017.
Theo Chương trình môn GDQP&AN cấp THPT, giáo viên GDQP&AN được quy định thống nhất theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Nghị định của Chính phủ và Thông tư quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn; được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường THPT và của pháp luật; giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình GDPT và đặc thù môn học.
Về thời lượng thực hiện chương trình GDQP&AN cấp THPT: Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp: Tổng thời lượng cho cả môn học là 105 tiết, trong đó: Lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết, lớp 12: 35 tiết. Căn cứ vào chương trình năm học các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm đủ thời gian.
Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục: Thời lượng kiến thức dành cho từng nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống thiên tai cho giáo viên
Quyết định 3162/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch phòng, chống thiên tai Bộ GD-ĐT giai đoạn 2021-2025, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT ngày 08/9/2011.
Theo đó, quy định việc bồi dưỡng, tập huấn về công tác phòng, chống thiên tai cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, người lao động như sau:
Xác định nội dung, phương pháp, biên soạn tài liệu bồi dưỡng, tập huấn phù hợp với từng đối tượng trong ngành Giáo dục.
Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên, định kỳ cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo cốt cán ở Trung ương và địa phương về phương pháp tích hợp, lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào các môn học phù hợp với chương trình, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hướng dẫn tích hợp nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động liên quan của toàn ngành Giáo dục.
Tiếp tục triển khai tập huấn sâu rộng Khung trường học an toàn cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, nhà giáo về nội dung giáo dục phòng, chống thiên tai theo nội dung chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (2021).
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục THPT: Kinh nghiệm thực hiện hiệu quả
Việc quản lý và triển khai thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục THPT là một trong những nội dung và yêu cầu có tính chất bắt buộc được quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường.
Xuất phát thực tiễn công tác với mong muốn nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, xin nêu lên một vài ý kiến trong việc thực hiện công tác này.
Trường THPT Trần Phú nằm trong 11 trường đạt chất lượng nhất tại TPHCM.
Nắm vững quy định
Theo Luật Giáo dục năm 2019 và các văn bản quy định công nhận đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Làm thế nào để thực hiện đúng quy trình, quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, để phát huy mặt tốt, tích cực, kịp thời điều chỉnh những mặt chưa tốt tại cơ sở giáo dục luôn là vấn đề đặt ra đối với công tác quản trị.
Khi thực hiện công tác kiểm định, nhà quản lý, tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện cần nắm vững quy định về quy trình, tiêu chí, thành phần hồ sơ, tài liệu minh chứng theo từng nhóm tiêu chí.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích xác định cơ sở giáo dục đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Cơ sở giáo dục phải lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước, xã hội về thực trạng chất lượng của trường. Từ đó, để cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Vì thế, kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ nhằm đạt được sự công nhận theo kiểu bảo đảm thành phần hồ sơ để được cấp giấy "chứng nhận" về mức độ kiểm định mà quan trọng hơn, là "cơ hội" để nhà quản lý, viên chức, nhân viên trong toàn cơ sở giáo dục tự đánh giá một cách trung thực, khách quan, toàn diện hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục của mình.
Từ đó, các cơ sở giáo dục có kế hoạch, giải pháp để cải tiến duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Các cơ sở giáo dục tuyệt đối tránh tình trạng "hình thức" theo kiểu bảo đảm hồ sơ, giấy tờ để cấp chứng nhận, bằng công nhận nhằm "trương bảng" "khoe bằng" đối với xã hội và phụ huynh.
Ở đây cần đi sâu phân tích đánh giá thực chất, soi rọi, xem xét một cách, nghiêm túc, khách quan hoạt động của cơ sở giáo dục theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Thông qua đó, người làm công tác kiểm định chỉ ra nguyên nhân tồn tại hạn chế, đề xuất giải pháp, sáng kiến không ngừng hoàn thiện cộng tác dạy học theo hướng bảo đảm chất lượng và cam kết với xã hội.
Chú trọng công tác tự đánh giá
HS Trường THPT Hải An - Hải Phòng. Ảnh: Nguyễn Dịu
Quan trọng trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục là khâu tự đánh giá hoàn thiện của cơ sở giáo dục (còn được gọi là đánh giá trong). Đây là quá trình các cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành để tự xem xét, đánh giá một cách khách quan, đúng thực trạng, thực chất về chất lượng các hoạt động giáo dục theo phương châm "chính mình mới biết rõ mình". Trên cơ sở đó, cơ sở giáo dục tự điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện theo đúng "thực chất", tránh tình trạng hồ sơ, báo cáo "giấy" để thực hiện thủ tục kiểm định.
Do vậy, người đứng đầu cơ sở giáo dục và các bộ phân có liên quan phải chủ động xây dựng kế hoạch, thời gian, tiến độ thực hiện việc kiểm định nhằm phân bổ nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, phân công con người phụ trách để đạt hiệu quả kiểm định cao nhất.
Việc đạt chất lượng kiểm định giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia được quy định cụ thể về thời hạn công nhận là 5 năm. Tuy nhiên, người quản trị trường học luôn phải hoàn thiện công tác quản lý sau khi kiểm định chất lượng giáo dục. Nên trong thời gian trên, người đứng đầu cơ sở giáo dục, viên chức, người lao động phải luôn luôn không ngừng nỗ lực, hoàn thiện các mặt tiêu chí và thực hiện chức trách, công việc, nhiệm vụ vì mục tiêu chung để giữ vững danh hiệu được cộng nhận. Đồng thời, cơ sở giáo dục tiếp tục phát huy để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao hơn, tránh tình trạng thỏa mãn bằng lòng với hiện tại.
Không chỉ là giấy chứng nhận
Kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ để được cấp giấy chứng nhận, cấp bằng công nhận theo các mức độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định mà bản chất là nhằm để cho cơ sở giáo dục tự đánh giá, xác định xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Người quản lý có thể lập kế hoạch cải tiến chất lượng, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục. Qua đó, giúp cơ sở giáo dục nỗ lực trong hoạt động chuyên môn, học sinh nỗ lực học tập nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục đề ra.
Nắm vững quy định
HS Trường THPT Ngô Trí Hòa (Diễn Châu, Nghệ An). Ảnh: HồLài
Theo Luật Giáo dục năm 2019 và các văn bản quy định công nhận đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Làm thế nào để thực hiện đúng quy trình, quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, để phát huy mặt tốt, tích cực, kịp thời điều chỉnh những mặt chưa tốt tại cơ sở giáo dục luôn là vấn đề đặt ra đối với công tác quản trị.
Khi thực hiện công tác kiểm định, nhà quản lý, tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện cần nắm vững quy định về quy trình, tiêu chí, thành phần hồ sơ, tài liệu minh chứng theo từng nhóm tiêu chí.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích xác định cơ sở giáo dục đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Cơ sở giáo dục phải lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước, xã hội về thực trạng chất lượng của trường. Từ đó, để cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Vì thế, kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ nhằm đạt được sự công nhận theo kiểu bảo đảm thành phần hồ sơ để được cấp giấy "chứng nhận" về mức độ kiểm định mà quan trọng hơn, là "cơ hội" để nhà quản lý, viên chức, nhân viên trong toàn cơ sở giáo dục tự đánh giá một cách trung thực, khách quan, toàn diện hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục của mình.
Từ đó, các cơ sở giáo dục có kế hoạch, giải pháp để cải tiến duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Các cơ sở giáo dục tuyệt đối tránh tình trạng "hình thức" theo kiểu bảo đảm hồ sơ, giấy tờ để cấp chứng nhận, bằng công nhận nhằm "trương bảng" "khoe bằng" đối với xã hội và phụ huynh.
Ở đây cần đi sâu phân tích đánh giá thực chất, soi rọi, xem xét một cách, nghiêm túc, khách quan hoạt động của cơ sở giáo dục theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Thông qua đó, người làm công tác kiểm định chỉ ra nguyên nhân tồn tại hạn chế, đề xuất giải pháp, sáng kiến không ngừng hoàn thiện cộng tác dạy học theo hướng bảo đảm chất lượng và cam kết với xã hội.
Chú trọng công tác tự đánh giá
Quan trọng trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục là khâu tự đánh giá hoàn thiện của cơ sở giáo dục (còn được gọi là đánh giá trong). Đây là quá trình các cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành để tự xem xét, đánh giá một cách khách quan, đúng thực trạng, thực chất về chất lượng các hoạt động giáo dục theo phương châm "chính mình mới biết rõ mình". Trên cơ sở đó, cơ sở giáo dục tự điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện theo đúng "thực chất", tránh tình trạng hồ sơ, báo cáo "giấy" để thực hiện thủ tục kiểm định.
Do vậy, người đứng đầu cơ sở giáo dục và các bộ phân có liên quan phải chủ động xây dựng kế hoạch, thời gian, tiến độ thực hiện việc kiểm định nhằm phân bổ nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, phân công con người phụ trách để đạt hiệu quả kiểm định cao nhất.
Việc đạt chất lượng kiểm định giáo dục và công nhận kiểm định chất lượng được quy định cụ thể về thời hạn công nhận là 5 năm. Tuy nhiên, người quản trị trường học luôn phải hoàn thiện công tác quản lý sau khi kiểm định chất lượng giáo dục. Nên trong thời gian trên, người đứng đầu cơ sở giáo dục, viên chức, người lao động phải luôn luôn không ngừng nỗ lực, hoàn thiện các mặt tiêu chí và thực hiện chức trách, công việc, nhiệm vụ vì mục tiêu chung để giữ vững danh hiệu được cộng nhận. Đồng thời, cơ sở giáo dục tiếp tục phát huy để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao hơn, tránh tình trạng thỏa mãn bằng lòng với hiện tại.
Không chỉ là giấy chứng nhận
Kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ để được cấp giấy chứng nhận, cấp bằng công nhận theo các mức độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định mà bản chất là nhằm để cho cơ sở giáo dục tự đánh giá, xác định xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Người quản lý có thể lập kế hoạch cải tiến chất lượng, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục. Qua đó, giúp cơ sở giáo dục nỗ lực trong hoạt động chuyên môn, học sinh nỗ lực học tập nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục đề ra.
Bộ Quốc phòng đề nghị mở một số mã ngành đào tạo Đại diện Quân đội nhân dân Việt Nam mới đây đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục - đào tạo, trong đó, tập trung vào đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy, mở mới một số mã ngành đào tạo... Các học viện, nhà trường quân đội được...