Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn du học Mỹ (P1)
Nếu bạn trả lời trôi chảy các câu hỏi sau đây thì chắc chắn bạn sẽ được nhận Visa du học tại Mỹ.
Câu hỏi phỏng vấn du học Mỹ – Khi đi phỏng vấn Visa du học, nhân viên lãnh sự có thể đặt cho bạn nhiều câu hỏi, chủ yếu nằm trong phạm vi sau: thông tin bản thân, thông tin gia đình, thông tin người bảo trợ, kế hoạch học tập tại Mỹ, và ý định quay trở về.
A. Câu hỏi phỏng vấn du học Mỹ – Thông tin cá nhân:
1. Good morning! Please introduce yourself! (Xin chào buổi sáng! Hãy tự giới thiệu bản thân của bạn!)
2. What’s your name? Why are you here today? (Tên của bạn là gì? Tại sao bạn lại ở đây hôm nay?)
3. How old are you? What’s your job? (Bạn được bao nhiêu tuổi? Công việc của bạn là gì?)
4. What are your hobbies? (Sở thích của bạn?)
5. Do you like traveling? Have you ever been abroad? (Bạn có thích du lịch không? Bạn có bao giờ đi ra nước ngoài chưa?)
6. Have you ever lived away from your parents? (Bạn có bao giờ sống xa cha mẹ hay không?)
7. Do you have any friend? How many friends do you have? (Bạn có người bạn nào không? Bạn có bao nhiêu người bạn?)
8. What do you often do at free time? (Bạn thường làm gì lúc rãnh rỗi?)
9. Do you like sports? Which kind of sport do you like best? ( Bạn có thích chơi thể thao không? Môn thể thao nào bạn yêu thích nhất?)
10. Have you ever been granted a US visa? (Bạn có bao giờ được cấp Visa đi Mỹ hay chưa?)
11. Have you ever been rejected a US Visa? (Bạn có bao giờ bị từ chối Visa đi Mỹ hay chưa?)
12. Tell me something about your country! (Hãy kể cho tôi nghe vài điều về đất nước bạn!)
B. Câu hỏi phỏng vấn du học Mỹ – Thông tin gia đình:
1. What’s your father’s name? What’s your mother’s name? (Tên cha của bạn? Tên mẹ của bạn?)
2. Do you have any siblings? (Bạn có anh chị em ruột nào không?) If you do have, what is his/her name(s)? (Nếu có, tên của anh/chị/em ruột của bạn là gì?)
3. How old is your father/ mother? (Ba/mẹ của bạn bao nhiêu tuổi?)
4. Are you living with your parents? (Bạn có sống chung với ba/mẹ hay không?)
5. Have your parents/ your siblings traveled abroad? (Cha mẹ/ anh chị em của bạn có bao giờ đi nước ngoài chưa?)
6. Why don’t your older brother(s)/sister(s) study abroad like you? (Tại sao anh hoặc chị của bạn không học ở nước ngoài như bạn?)
Video đang HOT
C. Câu hỏi phỏng vấn visa – kết quả học tập ở Việt Nam:
1. What grade are you studying in? What’s your grade? (Bạn học lớp mấy?)
2. What’s your school name? (Tên của trường bạn là gì?)
3. What’s something special about your school? Tell me something about your school? (Trường của bạn có điều gì đặc biệt hay không? Hãy giới thiệu vài điều về trường của bạn?)
4. How many classes are there in your school? (Trường của bạn có bao nhiêu lớp?)
5. What subjects are you good/bad at? (Bạn học giỏi/ dở nhất là môn học nào?)
6. What are your favourite subjects? And why do you like them? (Những môn học nào bạn yêu thích nhất? Tại sao bạn thích chúng?)
7. What do you often do after school? (Sau giờ học bạn thường làm gì?)
8. Who is your favourite teacher? (Ai là người thầy mà bạn yêu thích nhất?)
9. What’s your principle’s name? (Tên hiệu trưởng trường của bạn là gì?)
D. Câu hỏi phỏng vấn Visa – Kế hoạch học tập tại Mỹ:
1. What is the purpose of your trip? (Mục tiêu của chuyến đi của bạn là gì?)
2. Why do you choose US to study? ( Tại sao bạn chọn học tại Mỹ?)
3. Why don’t you choose another country to study? (Tại sao bạn không chọn học tại một quốc gia khác?)
4. Why don’t you choose another school to study? (Tại sao bạn lại không chọn học tại một trường khác?)
5. What make you choose this state to study? (Điều gì khiến bạn chọn tiểu bang này để học?)
6. What school will you enrol in the US? (Bạn sẽ học tại trường nào khi đến Mỹ?)
7. What city will you arrive in? Tell me something about the city that you will live in the US? (Bạn sẽ đến thành phố nào? Hãy kể cho tôi nghe vài điều bạn biết về thành phố này?)
8. Where is your school located? Why do you choose this state to study at? What do you know about the state? (Trường của bạn tọa lạc ở đâu? Tại sao bạn chọn học ở tiểu bang này? Bạn biết gì về tiểu bang này?)
9. If you are provided a choice, where do you want to come? (nếu bạn được cho một sự lựa chọn, nơi nào bạn muốn đến?)
10. What is the address of your school? (Địa chỉ trường của bạn?)
11. Tell me something about your school? (Hãy kể cho tôi nghe một vài điều về trường của bạn?)
12. Is your school a public or a private school? (Trường của bạn là trường công hay trường tư?)
13. How can you know about this school? ( Làm sao bạn biết đến trường này?)
14. How can you get the I-20/DS-2019? How did you complete the admission form? (Làm sao bạn có thể xin được giấy I-20/DS-2019? Bằng cách nào mà bạn có thể hoàn tất thủ tục xin nhập học?)
15. Why do you choose the school to study? (Tại sao bạn chọn học tại trường này?)
16. What grade will you study in the US? (Bạn sẽ học lớp mấy tại Mỹ?)
17. When will your school start? When is the upcoming intake of your school? (Khi nào trường bạn bắt đầu học? Học kỳ sắp tới của trường bạn học là khi nào?)
18. What subjects will you study at school? (Bạn sẽ học những môn học nào?)
19. Is your school religious? (Trường của bạn có đạo nào hay không?)
20. Do you have to study Bible? (Bạn có phải học kinh thánh hay không?)
21. Do you have to wear uniform? (Bạn có phải mặc đồng phục hay không?)
22. How long do you want to study in the US? (Bạn muốn học ở Mỹ bao lâu?)
23. What will you study in the US? (Bạn sẽ học gì ở Mỹ?)
24. What will you major in when you study university? (Chuyên ngành bạn chọn ở đại học sẽ là gì?)
25. Why do you choose that major? (Tại sao bạn lại chọn chuyên ngành này?)
26. What degree will you get after your graduation? (Bạn sẽ nhận được học vị gì khi tốt nghiệp?)
27. What is this program fee? (Phí của chương trình này là bao nhiêu?)
28. What is the tuition fee? (Học phí của bạn là bao nhiêu?)
29. Have you bought insurance? (Bạn đã mua bảo hiểm hay chưa?)
30. Have you paid the program fee? By what way? ( Bạn đã trả phí chương trình hay chưa? Bạn trả bằng cách nào?)
31. Where will you live in the US? (Bạn sẽ sinh sống ở đâu khi ở Mỹ?)
32. With whom will you stay in the US? (Bạn sẽ sinh sống với ai khi ở Mỹ?)
33. Tell me something about your host family? (Hãy kể cho chúng tôi nghe vài điều về gia đình người Mỹ mà bạn sẽ ở với họ?)
34. Who will pick you up at the airport upon your arrival? (Ai sẽ đưa đón bạn tại sân bay?)
Theo Tiin
Học vượt để tốt nghiệp sớm
Hiện nay, phần lớn các trường ĐH, CĐ đã và đang áp dụng hình thức đào tạo theo hệ tín chỉ. Học theo hệ tín chỉ, sinh viên (SV) có thể tốt nghiệp trước
Tuy nhiên, SV cần cân nhắc kỹ có nên chọn học vượt hay không.
Quy chế 43 về đào tạo theo học chế tín chỉ của Bộ GD&ĐT quy định: "Điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp khi SV tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo với: Khối lượng không dưới 180 tín chỉ đối với khóa đại học 6 năm, 150 tín chỉ đối với khóa đại học 5 năm, 120 tín chỉ đối với khóa đại học 4 năm.
Hiệu trưởng quy định cụ thể khối lượng kiến thức tối thiểu cho từng chương trình được triển khai đào tạo trong phạm vi trường mình". Do đó, tùy theo năng lực và điều kiện của mình mà SV có thể đăng ký học vượt để tốt nghiệp trước thời hạn.
Bắt đầu đào tạo theo hệ tín chỉ từ năm 2008, đến nay, trường ĐH Nông Lâm TPHCM có hơn 30 sinh viên tốt nghiệp trước thời hạn.
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo của trường này cho biết: Khoá 2008 có khoảng 30 SV học theo hệ tín chỉ đã tốt nghiệp trước thời hạn 1 học kỳ. Khóa 2009 có 4 sinh viên vừa nhận bằng tốt nghiệp giữa tháng 12 này, trước thời hạn 1 năm.
Sinh viên trường ĐH Nông Lâm TPHCM nhận bằng tốt nghiệp ngày 15/12/2012. Trong đợt trao bằng này, trường có 4 sinh viên tốt nghiệp trước thời hạn 1 năm. (Ảnh: Quang Phương)
TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) cũng cho biết, trường bắt đầu áp dụng đào tạo theo hệ tín chỉ từ năm 2006.
Đến nay, trường có khoảng vài trăm sinh viên ở các khóa nhận bằng tốt nghiệp trước thời hạn.
Trong khi đó, tại các trường khác thuộc ĐH Quốc gia TPHCM như ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học tự nhiên... đi tiên phong trong đào tạo theo hình thức tín chỉ từ những năm 1993, 1994, đến nay cũng có nhiều sinh viên học hệ tín chỉ tốt nghiệp trước thời hạn. Tại các trường khác như ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, ĐH Tiền Giang... cũng có một số sinh viên hệ tín chỉ tốt nghiệp trước thời hạn.
Theo một số sinh viên vừa nhận bằng tốt nghiệp trước thời hạn của trường ĐH Nông Lâm TPHCM, học vượt giúp sinh viên tiết kiệm thời gian, tiền bạc, có thể đi làm sớm nhưng đổi lại phải chịu áp lực lớn trong học tập.
Nguyễn Thị Bích Huệ, SV trường ĐH Nông Lâm TPHCM, một trong bốn sinh viên vừa tốt nghiệp trước hạn một năm cho biết: Học vượt không khó nếu bạn quyết tâm ngay từ đầu, lên kế hoạch học tập nghiêm túc và kiên trì thực hiện. Học vượt giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, tiền bạc nhưng ngược lại áp lực học tập lớn.
Cân nhắc kỹ khi chọn học vượt
Theo phân tích của các chuyên gia giáo dục, ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ là giúp SV tự sắp xếp kế hoạch học tập, tự cân đối thời gian, xác định năng lực bản thân và ra trường theo thời hạn mà mình chọn.
TS Phạm Tấn Hạ cho biết: Việc đăng ký học vượt để có thể tốt nghiệp trước thời hạn phải tuỳ vào năng lực, điều kiện của từng sinh viên.
Nếu sinh viên nào thấy mình có đủ năng lực, sức khỏe thì nên đăng ký học vượt. Học theo hệ tín chỉ thì thời gian học là do sinh viên hoàn toàn chủ động chọn, nhà trường chỉ đưa ra lịch học để các em chọn mà thôi.
TS Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) cho rằng: SV học vượt phải học nhiều môn trong mỗi học kỳ so với bình thường.
SV có sức học trung bình nếu đăng ký học vượt sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy theo TS Quang, nếu không có nhu cầu ra trường sớm thì không nên chọn việc học với tốc độ cao, vì rất dễ đuối sức và sẽ không hoàn thành tốt kế hoạch học tập.
"Có những sinh viên chọn những môn học dễ để hoàn thành đủ tín chỉ để ra trường sớm, cũng có những sinh viên chọn những môn học khó nhưng phù hợp, bổ trợ kiến thức cho ngành nghề của mình sau này và họ chấp nhận tốt nghiệp đúng hạn hoặc lâu hơn. Vấn đề là do sinh viên định hướng được hướng tương lai của mình như thế nào, từ đó các em mới đưa ra việc học vượt hay không", TS Quang nói.
TS Nguyễn Thanh Nam, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) cho rằng, mục tiêu của đào tạo tín chỉ có thể tạo điều kiện để SV học tập phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của bản thân.
Ví dụ sinh viên có năng lực thì học vượt để tốt nghiệp sớm, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vừa đi học vừa đi làm thì phải chọn theo cách học kéo dài thời gian tốt nghiệp, miễn sao sinh viên hoàn thành đủ số tín chỉ thì thôi.
"Những người thật sự tài giỏi và học vượt hết cỡ thì có thể sau 2 năm là tốt nghiệp, nhưng có người sau 6, 7 năm mới tốt nghiệp. Người đi xe đạp thì không để đua với ô tô, nhưng họ thấy đi xe đạp lại thích hợp với bản thân. Việc học theo hệ tín chỉ cũng thế, sinh viên chọn hướng học vượt hay chọn hướng đi chậm mà chắc là do sinh viên tự quyết", ông nói.
Theo Quang Phương
Tiền Phong
Sinh viên thức trắng đêm lạnh đăng ký tín chỉ Đêm 1/12, hàng loạt sinh viên năm nhất ĐH Nông nghiệp đã thức trắng ôm máy tính, vật vã chờ đăng ký tín chỉ, một số bạn còn thức đến chiều hôm sau mới hoàn tất. Vật vã trắng đêm đăng ký tín chỉ Theo quy định, các sinh viên sẽ tự đăng ký môn học cho mình từ kỳ thứ hai của...