Những “cấm kỵ” ai cũng cần biết khi ăn hồng
Quả hồng là loại quả ưa thích của khá nhiều người vì nó có vị ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên, có rất nhiều cấm kỵ khi ăn hồng rất có thể bạn chưa biết tới.
Vào mùa thu đông, quả hồng xuất hiện như một loại quả ngon và có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe. Ngoài cung cấp giá trị năng lượng như nhiều trái cây khác thì loại quả này có khá nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như mangan, kali,… tốt cho những người bị cao huyết áp, làm việc trí óc và người hoạt động nhiều được hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, trái hồng còn chứa nhiều chất kẽm, đồng và vitamin C, axit amin…
Quả hồng có ruột màu vàng nói lên rằng nó có chứa nhiều beta-caroten, giúp chúng ta củng cố thị lực và ngăn ngừa lão hóa. Vitamine này đặc biệt quan trọng đối với người hút thuốc lá, bởi từ lâu, chúng ta đã biết rằng beta-caroten ngăn ngừa sự hình thành ung thư phổi.
Ngoài beta-caroten, trong quả hồng còn có khá nhiều vitamine C (giúp cơ thể chống đỡ với các loại virus), vitamine PP (chống đỡ sự mệt mỏi, trầm cảm, cũng như cải thiện sức khỏe làn da và tóc), magiê (cần thiết cho tim hoạt động tốt), sắt (giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu), cali (củng cố thành mạch máu) và iốt.
Tuy nhiên, cái quý nhất của quả hồng là đường thực vật rất bổ ích đối với người bị bệnh tim mạch.
Ngoài ra hồng còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ, bởi vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng. Chỉ cần 3-4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc.
Dưới đây là những lưu ý cần tránh khi ăn hồng:
Không ăn khi bụng đói
Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.
Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…
Video đang HOT
Không ăn nếu tiêu hóa kém
Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.
Không ăn cùng trứng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Không ăn cùng canh cua
Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
Không ăn cùng khoai lang
Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.
Cách chọn hồng ngon
Hồng giòn nên chọn quả già thì sẽ ngọt và giòn hơn. Đối với loại hồng này sau khi mua về, bạn nên bọc vào bao nylon cột kín lại, bỏ vào thùng nước ngâm khoảng 7,8 ngày vớt ra ăn. Hồng ăn lúc này sẽ ngọt và giòn mà không có hóa chất bảo quản.
Đối với hồng đỏ, khi chín cầm mềm tay thì quả hồng mới hết vị chát, nhiều nước và có vị mát. Khi mua hồng về bạn nên cẩn thận không để hồng bị dập, xước phần vỏ. Khi hồng đã chín thì bạn nên cho hồng vào tủ lạnh để bảo quản và loại bỏ các chất chát trong quả.
Để cơ thể khỏe mạnh hơn bạn nên ăn từ 1 -2 trái hồng mỗi ngày, nhất là đối với những bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng, hồng sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh.
Theo MH
Gia đình và xã hội
Điều kỳ diệu của ly nước gừng mỗi sáng
Gừng có tác dụng chống buồn nôn, chống co thắt, kháng nấm, chống viêm, sát trùng, kháng khuẩn..., là điều kỳ diệu cho sức khỏe của chúng ta.
Gừng giúp ích cho sức khỏe nên được dùng mỗi ngày.ẢNH: SHUTTERSTOCK
Gừng là một loại thảo mộc giàu chất dinh dưỡng và hợp chất giúp trẻ hóa. Nước gừng có chứa gingerol giúp gừng có hương thơm và hương vị cay nồng. Nó có tác dụng chống buồn nôn, chống co thắt, kháng nấm, chống viêm, sát trùng, kháng khuẩn..., là điều kỳ diệu cho sức khỏe của chúng ta, theonaturalnews.
Cải thiện tiêu hóa
Gừng chứa zingibain, loại enzyme phân giải protein giúp phá vỡ các protein cải thiện tiêu hóa. Gừng còn có tác dụng trung hòa axit dạ dày và làm tăng sự bài tiết của các enzym tiêu hóa trong dạ dày.
Ngừa ung thư
Nước ép gừng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư và cũng giết chết các tế bào ung thư. Các hợp chất gingerol chứa đặc tính chống di căn và có thể giúp điều trị bệnh ung thư. Nước gừng giúp giải độc tố và các chất độc hại trong cơ thể, giúp ngăn ngừa ung thư.
Chống viêm
Hợp chất gingerol hoạt động trong gừng là một chất chống viêm mạnh mẽ. Gingerol ức chế sản xuất oxit nitric trong cơ thể vốn có thể hình thành gốc tự do gây hại gọi là peroxynitrite. Peroxynitrite và các gốc tự do khác gây thiệt hại các tế bào mà có thể tăng tốc độ lão hóa.
Huyết áp
Gừng hoạt động như chất làm loãng máu và làm giảm huyết áp tức thì. Bạn có thể uống nước ép gừng với một vài giọt mật ong để làm tăng thêm hương vị của nó.
Cải thiện lưu thông máu
Gừng cải thiện lưu lượng máu bằng cách mở rộng các mạch máu. Nó cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa các tiểu huyết cầu dính lại với nhau giúp ngăn ngừa các cơn đau tim.
Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Uống nước ép gừng làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nó được chứng minh làm chậm suy giảm tế bào não, thậm chí ngăn ngừa sự mất tế bào não thường được xem là giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer.
Giảm mỡ máu
Gừng là một chất rất tốt trong việc giảm cholesterol vì nó giúp loại bỏ tắc nghẽn mạch máu có thể dẫn đến các cơn đau tim.
Mụn
Nước ép gừng giàu tính chất sát trùng và làm sạch da. Uống đều đặn nước ép gừng sẽ giúp giảm mụn trứng cá hoặc mụn nhọt. Các tính chất kháng khuẩn có trong gừng giúp chống lại vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
4 loại trái cây không nên dùng sau khi ăn cơm Nho, táo gai, lựu, hồng giàu axit tannic dễ gây loét và xung huyết dạ dày, do vậy không nên ăn sau khi dùng bữa. Quả nho giàu tannin không nên dùng sau khi ăn cơm. Ảnh: vietq. Theo Health Sina, ăn một dĩa trái cây sau bữa chính ở nhà hoặc ngoài tiệm là thói quen của nhiều gia đình. Tuy nhiên,...