Những cách học hiệu quả dành cho teen
Nhận thấy những bất cập trong cách học thụ động và nhồi nhét hiện tại, nhiều teen Việt đã và đang gây dựng cho mình những kiểu học mới sáng tạo và giúp teen chẳng ngại ngần việc học nữa!
Những năm gần đây đánh dấu sự xuất hiện của một loại hình học tập mới mẻ: Học trực tuyến. Hình thức này phát triển khá thành công ở nhiều quốc gia nước ngoài, và khi đến Việt Nam, học trực tuyến trở thành con đường giúp teen học tập thuận tiện hơn bao giờ hết. Chỉ cần một máy tính nối mạng, bạn có thể thỏa sức học tập, nghiên cứu với kho kiến thức bao la, không giới hạn. Ngoài tự học, teen còn có thể tham gia các khóa học online với chất lượng tốt và ổn định.
Các tờ báo điện tử của những hãng thông tấn như CNN, BBC… cũng là nguồn khai thác tin tức vô tận giúp bạn học tốt (nhất là học Ngoại ngữ). Theo Thanh Nga (THPT CVA): “Tớ thường xuyên online lấy tin về tập dịch, học cấu trúc câu, ngôn ngữ báo chí, nghe tin tức quốc tế online hoặc download về để luyện nghe, luyện phát âm hàng ngày. Rất tiện lợi”. Khi vốn ngoại ngữ đã ổn ổn, chịu khó tìm kiếm, bạn sẽ tìm thấy những website giúp học Vật lý, Hóa học qua thí nghiệm ảo trực quan rất sinh động, và ti tỉ những thứ hay ho rất khó có được trong sách vở bình thường.
Học trong… việc làm
Vừa có thêm thu nhập, teen còn học thêm được rất nhiều điều hay ho đấy nhé!
Video đang HOT
Trong giờ học Tin, bạn vật lộn mớ kiến thức lộn xộn chỉ được ghi trong sách vở mà chẳng mấy khi được thực hành thì giờ đây mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn trở thành một nhân viên part time tại quán photo hoặc tiệm Internet. Không quá bận rộn, không ảnh hưởng nhiều đến việc học, bạn có thể tranh thủ lúc vắng khách để tìm hiểu thêm về cách lập trình, sửa các lỗi to, nhỏ của máy tính hay đơn giản là học cách soạn thảo thành thạo một văn bản Word, Excel…
Tìm việc làm thêm phù hợp cũng là cách tích lũy kiến thức thú vị
Với teen giỏi Ngoại ngữ thì dịch phim là một cách học mang lại rất nhiều điều thú vị nhưng không dễ. Bạn phải rất am hiểu ngôn ngữ và văn hóa của cả Việt Nam lẫn nước ngoài để khi dịch không gây cười vì quá ngô nghê và sai ý. Nhưng với sự nỗ lực và ham học hỏi, chắc chắn những “sản phẩm” của bạn sẽ được dân “nghiền phim” tích “like” liên tục cho xem.
Chuẩn bị cho sự nghiệp báo chí của mình, ngay từ năm lớp 10, M.Đức (THPT Kim Liên) đã làm CTV cho một số báo và hiện giờ, cậu đã là CTV “ruột” cho một báo teen. Đa số các phóng viên đều trưởng thành từ những bài báo tập dượt như vậy. Bạn có muốn biết cảm giác khi bài báo của mình được đăng và có những phản hồi tích cực từ độc giả không? Muốn biết thì hãy tự mình trải nghiệm nhé. Chắc chắn bạn sẽ được khuyến mại thêm cảm giác “sướng mê tơi” khi nhận nhuận bút nữa đấy!
Nữ phóng viên tập sự
Học không chỉ đơn giản là nhồi nhét kiến thức rồi trả bài lấy điểm. Học “sành điệu” là học cách tư duy, học cách trau dồi kiến thức một cách đầy ham mê và chủ động.
Quỳnh Nhi (THPT LHP) chia sẻ: “Lý thuyết khi được thực tế hóa sẽ sinh động hơn rất nhiều mà lại dễ nhớ nữa. Ví dụ như, để học môn Lịch sử – môn học khá “khoai” với nhiều học sinh nhưng sẽ dễ học hơn rất nhiều nếu bạn biết cách. Ngoài việc “cày” hàng loạt những bộ phim về lịch sử, dã sử…với nhiều yếu tố đã bị thay đổi và “phim hóa”, hãy tìm đến với những dòng lịch sử chính thống qua những di tích, chứng nhân lịch sử. Làm hướng dẫn viên du lịch cho các du khách nước ngoài cũng là một gợi ý hay ho. Không chỉ được biết thêm nhiều về các nét văn hóa, lịch sử của đất nước, bạn còn có cơ hội cải thiện vốn Tiếng Anh của mình nữa”.
Đức Quang (THPT NH) bật mí “bí kíp” học Tiếng Anh cực chuẩn: “Bên cạnh luyện ngữ pháp, tìm hiểu thêm về đất nước, con người Anh, về một vùng đất mới, một phương trời xa lạ, bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn nhiều. Ngoài ra, thực hành cũng là một yếu tố không thể thiếu. Sau thời gian làm part-time tại một khách sạn, vốn Tiếng Anh của tớ đã được cải thiện rất nhiều, không còn tâm lý sợ sai khi nói chuyện với người nước ngoài nữa”.
Bạn thấy đó, chúng mình hoàn toàn có thể tự học và tự tạo ra cách học từ môi trường và những người sống xung quanh mình. Teen Việt đang đặt mục đích học xa hơn, không vì bằng cấp mà vì một cuộc sống phong phú, thú vị.
Theo Tiin
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Cảnh báo trước khi buộc thôi học
Bộ GD-ĐT vừa ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ . Theo đó có nhiều điểm được bổ sung theo hướng có lợi cho sinh viên cũng như khắc phục những bất cập mà lâu nay các trường vướng mắc.
So với quy chế cũ thì lần bổ sung này, Bộ GD-ĐT đưa thêm quy định về cảnh báo kết quả học tập. Theo đó, cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên (SV) có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình.
Tuỳ theo đặc điểm của từng trường, Hiệu trưởng quy định áp dụng một hoặc hai trong ba điều kiện để cảnh báo kết quả học tập của SV và quy định số lần cảnh báo kết quả học tập, nhưng không vượt quá 2 lần liên tiếp. Các điều kiện cảnh báo bao gồm: Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với SV năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với SV năm thứ hai, dưới 1,60 đối với SV năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với SV các năm tiếp theo và cuối khoá; Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo; Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Sau mỗi học kỳ, SV bị buộc thôi học nếu thuộc một trong những trường hợp: Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Hiệu trưởng; Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định; Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách SV của trường.
Chậm nhất là một tháng sau khi SV có quyết định buộc thôi học, trường phải thông báo trả về địa phương nơi SV có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường SV vừa theo học hoặc tại trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những SV thuộc diện bị buộc thôi học được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.
Bộ GD-ĐT cũng bổ sung quy định việc rút bớt học phần theo hướng có lơi cho SV. Cụ thể, việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký được thực hiện sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính, sau 1 tuần kể từ đầu học kỳ phụ. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của trường, Hiệu trưởng quy định thời hạn tối đa được rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký. Ngoài thời hạn quy định, học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu SV không đi học học phần này sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi SV phải đăng ký trong mỗi học kỳ phải đảm bảo tối thiếu 14 tín chỉcho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những SV được xếp hạng học lực bình thường; 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những SV đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu...
Về việc học cùng lúc hai chương trình, quy chế được điều chỉnh lại rõ ràng hơn. Theo đó, để học cùng lúc hai chương trình thì ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất; Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất và SV không thuộc diện xếp hạng học lực yếu; Trong quá trình SV học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,00 thì phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
Thời gian tối đa được phép học đối với SV học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất. Khi học chương trình thứ hai, SV được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất. SV chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.
Đối với việc xét và công nhận tốt nghiệp quy chế được sửa cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, bổ sung thêm điểm: Có đơn gửi Phòng đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khoá học
S.H
Theo dân trí
Cần lắm tư vấn học đường ! "Đang giữa giờ học, một học sinh (HS) nữ khật khưỡng giữa sân trường với chai rượu trên tay. Tôi hỏi đi hỏi lại đến 6 lần, em vẫn không nói. Mãi sau đó, em mới òa khóc nức nở, cho biết em vừa chứng kiến phiên tòa xử ly hôn giữa ba mẹ em nhưng cuối cùng không ai chịu nuôi em...