Những cách hiệu quả để bổ sung vitamin D cho cơ thể
Dưới đây là những gì chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Sikha A. Sharma muốn bạn biết về sự thiếu hụt Vitamin D và những cách bạn có thể bổ sung nó khi ở nhà.
Đã hơn một năm nay, đại dịch COVID-19 buộc tất cả chúng ta phải ở nhà. Nhiều báo cáo cho biết sự thay đổi đột ngột trong lối sống cùng với việc giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thực sự có thể dẫn đến một số biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như mệt mỏi, béo phì và quan trọng nhất là thiếu hụt vitamin trầm trọng, phổ biến nhất là thiếu Vitamin D.
Theo các chuyên gia, việc tiếp xúc quá ít với ánh sáng mặt trời, nguồn cung cấp Vitamin D chính, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương và hệ thống miễn dịch. Sự thiếu hụt Vitamin D cấp tính có thể dẫn đến những tác động xấu lâu dài đến thể chất và tinh thần.
Tầm quan trọng của Vitamin D
Vitamin D đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm khuẩn, rối loạn miễn dịch, lão hóa nhanh, một số loại ung thư và bệnh đa xơ cứng.
Các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin D
Theo các chuyên gia, thiếu vitamin D không phải lúc nào cũng có triệu chứng đáng chú ý, nhưng thiếu hụt cấp tính có thể gây ra một số biến chứng sức khỏe lớn như: Chuột rút cơ bắp, đau lưng, cực kỳ mệt mỏi, trầm cảm và lo lắng. Ngoài ra, thiếu vitamin D cũng dẫn đến rối loạn giấc ngủ và các vấn đề khác liên quan đến giấc ngủ.
Các cách để bổ sung vitamin D trong thời kỳ đại dịch
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguồn tốt nhất của Vitamin D. Hãy cố gắng ngâm mình vào buổi sáng sớm ít nhất 2 lần/tuần trong khoảng 15 đến 20 phút.
Video đang HOT
- Có nhiều loại thực phẩm giàu vitamin D như dầu gan cá tuyết, rau mùi, cam, sữa chua, pho mát, tỏi, sô cô la đen, hạt mù tạt đen, nấm, nghệ và tỏi Kashmiri có thể giúp cơ thể tăng cường miễn dịch một cách tự nhiên .
- Ngoài ra, cũng có thể dùng các chất bổ sung Vitamin D có sẵn tại các cửa hàng y tế, tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chất này.
Tăng lượng thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn của bạn
- Ăn 2 nhánh tỏi hoặc 4-5 nhánh tỏi Kashmiri vào sáng sớm khi bụng đói và sau bữa tối.
- Một chút sô cô la đen một lần mỗi ngày cũng cung cấp một nguồn Vitamin D dồi dào.
- Ăn nấm 1 lần/ tuần sẽ giúp cân bằng lượng vitamin D trong cơ thể.
- Tiêu thụ hạt mù tạt đen và nửa thìa bột nghệ rất hữu ích để tăng mức vitamin D.
Quá nhiều vitamin D có thể gây hại không?
Thật kỳ lạ, một người không thể hấp thụ quá nhiều Vitamin D từ ánh nắng mặt trời nhưng lại lạm dụng các chất bổ sung gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Rất may, độc tính của vitamin D là khá hiếm nhưng nó có thể dẫn đến các triệu chứng tăng canxi máu như: buồn nôn, tăng cảm giác khát và đi tiểu, kém ăn. Đừng lo lắng, và hãy cố gắng có một lối sống tự nhiên hơn bằng cách ăn các thực phẩm theo mùa và các bữa ăn tự nấu, đồng thời suy nghĩ tích cực trong cuộc sống hàng ngày. Những thực hành đơn giản này sẽ giữ cho cơ thể và tâm trí khỏe mạnh/.
Thiếu hụt 10 loại vitamin này, bạn có thể bị trầm cảm
Thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra các bệnh về thể chất. Tuy nhiên, sự thiếu hụt vitamin cũng có thể gây ra những bệnh về tinh thần trong đó có trầm cảm. Theo chuyên gia, thiếu hụt những loại vitamin dưới đây có thể gây bệnh trầm cảm.
Vitamin D: Các chuyên gia nói rằng thiếu vitamin D có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ và chứng tự kỷ. Loại vitamin này đặc biệt quan trọng trong việc hấp thụ canxi trong cơ thể và duy trì mật độ xương. Nếu bạn không nhận được đủ ánh sáng mặt trời buổi sáng và chế độ ăn cũng thiếu nguồn vitamin D, bạn có thể có nguy cơ cao bị trầm cảm. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D bao gồm cá, các sản phẩm từ sữa và trứng.
Magiê là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Nó có tầm quan trọng lớn trong việc tạo điều kiện cho tim và hệ thần kinh hoạt động bình thường. Magiê thường được coi là liều thuốc chống căng thẳng, tức là khoáng chất thư giãn mạnh mẽ nhất. Magiê có thể thu được bằng cách tiêu thụ rau, đậu, rau xanh, quả hạch, hạt hạnh nhân, quả bơ và ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám và gạo lứt.
Axit béo omega-3: Não bộ là một trong những cơ quan có lượng lipit và chất béo cao nhất. Trên thực tế, chất xám của não chứa 50% axit béo. Nghiên cứu chỉ ra rằng axit béo omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và cải thiện tâm trạng. Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 bao gồm cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích hoặc cá thu, hàu, lòng đỏ trứng, hạt lanh, hạt chia và quả óc chó...
Axit amin: Đây là thành phần cấu tạo của protein giúp não của bạn hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt axit amin có thể khiến bạn cảm thấy uể oải, buồn bã và trầm cảm. Nguồn thực phẩm giàu axit amin bao gồm thịt bò, trứng, cá, đậu, hạt và quả hạch.
Folate (axit folic) là dạng vitamin B9 có trong tự nhiên và chịu trách nhiệm hình thành DNA, RNA và khối xây dựng của tế bào. Các báo cáo gần đây cho thấy các bác sĩ tâm thần đang kê đơn một loại folate có tên là Deplin để điều trị trầm cảm và cải thiện hiệu quả của thuốc chống trầm cảm. Các nguồn thực phẩm giàu folate bao gồm rau xanh, trái cây họ cam quýt, đậu tây, trứng và các loại đậu.
Vitamin B tổng hợp: Các nghiên cứu cho biết bệnh nhân bị trầm cảm báo cáo cải thiện tâm trạng sau khi tình trạng thiếu hụt vitamin B được điều trị. Vitamin B phức hợp bao gồm vitamin B1, B2, B6, B-12 và thiamin. Cả thanh thiếu niên và người lớn tuổi bị thiếu vitamin B đều có các dấu hiệu của sự thay đổi về nhận thức mà có thể dẫn đến trầm cảm.
Kẽm: Trong vài thập kỷ qua, ít nhất đã có 5 nghiên cứu kết luận rằng nồng độ kẽm là thấp hơn ở những bệnh nhân bị trầm cảm lâm sàng. Hơn nữa, người ta cũng quan sát thấy các chế phẩm bổ sung kẽm đường uống có thể giúp cho liệu pháp chống trầm cảm hiệu quả hơn. Ngoài ra, kẽm cũng bảo vệ các tế bào não chống lại những tổn hại tiềm ẩn gây ra bởi các gốc tự do.
Sắt: Thiếu sắt phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên. Sắt rất quan trọng đối với tất cả các chức năng của cơ thể vì nó vận chuyển oxy đi khắp dòng máu và các triệu chứng của sự thiếu hụt chất này tương tự như của bệnh trầm cảm, chẳng hạn như mệt mỏi về tinh thần và thể chất, tâm trạng hay cáu kỉnh. Bạn có thể tiêu thụ các nguồn động vật (giàu chất sắt) như thịt, gia cầm, cá và trứng.
Carbohydrat: Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn ít carbohydrat để giảm cân trong thời gian dài, điều này có thể dẫn tới trầm cảm. Nguyên nhân là vì việc sản sinh các hóa chất serotonin và tryptophan trong não giúp thúc đẩy tâm trạng được kích hoạt bởi các thực phẩm giàu carbohydrat.
Protein không chỉ quan trọng để có một cơ thể khỏe đẹp mà còn có lợi cho hoạt động não và sức khỏe tâm thần. Điều này là do nhiều chất dẫn truyền thần kinh trong não được tạo ra từ axit amin, được tìm thấy trong protein. Nếu bạn có chế độ ăn kém và không nhận được đủ protein, bạn cũng có nguy cơ bị trầm cảm. Ảnh: IT.
6 lý do khiến bạn nên ăn nấm nhiều hơn Nấm là thực phẩm duy nhất cung cấp vitamin D, một chất dinh dưỡng không dễ kiếm trong nhiều loại thực phẩm thông thường. Nấm thật sự xứng đáng được bạn cất vào giỏ hàng và chế biến trong các bữa ăn thường xuyên hơn. Dưới đây là 6 lý do khiến bạn ăn nấm nhiều hơn: Nấm cung cấp vitamin D Nấm...