Những cách cơ bản giúp máy tính chạy mượt
Những cách sau sẽ giúp máy tính của bạn luôn hoạt động ổn định, tránh khả năng gặp lỗi hoặc giảm hiệu năng sau một thời gian sử dụng.
Gỡ phần mềm không sử dụng . Theo Popular Science , việc cài quá nhiều ứng dụng trong máy sẽ chiếm dụng không gian ổ cứng. Người dùng nên kiểm tra định kỳ và xóa những phần mềm không còn sử dụng, chỉ để lại các ứng dụng mở hàng ngày.
Trên Windows, vào Settings > Apps > Apps & features > nhấn vào ứng dụng muốn gỡ rồi chọn Uninstall . Người dùng macOS có thể vào thư mục Applications trong Finder rồi kéo thả ứng dụng vào thùng rác. Nếu ứng dụng được cài từ App Store, mở Launchpad > nhấn giữ phím Option > chọn dấu X trên góc để xóa ứng dụng tương ứng.
Xóa file không cần thiết . Giống như việc cài nhiều ứng dụng, lưu một lượng lớn dữ liệu trên ổ cứng sẽ ảnh hưởng đến không gian hoạt động của hệ điều hành. Người dùng nên thường xuyên kiểm tra và xóa những file không cần thiết, đảm bảo ít nhất 20% dung lượng trống trên ổ cứng để thiết bị hoạt động mượt mà.
Trên macOS, nhấn vào biểu tượng Apple trên menu bar> About This Mac > Storage để xem dung lượng ổ cứng còn lại. Nếu có nhiều dữ liệu quan trọng, người dùng nên cân nhắc mua ổ cứng ngoài hoặc sử dụng các dịch vụ đám mây để tiết kiệm dung lượng trên máy. Người dùng Windows có thể vào This PC để kiểm tra dung lượng trống của ổ cứng và các phân vùng (nếu có).
Video đang HOT
Giảm ứng dụng chạy nền . Một số ứng dụng trong thiết bị thường chạy ở chế độ nền (không hiện cửa sổ nhưng vẫn hoạt động). Hiệu năng và tài nguyên máy sẽ bị giảm nếu số ứng dụng chạy nền quá nhiều, do Ảnh: New York Times .
Người dùng Windows và macOS có thể kiểm tra, tắt ứng dụng chạy nền với các công cụ có sẵn như Task Manager và Activity Monitor. Bạn cũng có thể tắt tính năng tự bật ứng dụng khi máy tính khởi động bằng cách vào phần cài đặt của từng phần mềm hoặc vào Task Manager > Startup (trên Windows), System Preferences > Users & Groups > Login Items (trên macOS).
Luôn cập nhật ứng dụng . Để đảm bảo ứng dụng hoạt động tốt, người dùng nên thường xuyên kiểm tra và cập nhật phiên bản mới cho chúng. Một số ứng dụng còn có thể gây chậm máy khi cài thêm ứng dụng rác (bloatware) như phần mềm quảng cáo, người dùng cần xem kỹ và gỡ bỏ. Trên các trình duyệt web, kiểm tra và xóa các phần mở rộng (extension) không cần thiết bởi chúng có thể ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của trình duyệt.
Cập nhật hệ điều hành . Giống như phần mềm cài thêm, người dùng cần cập nhật phiên bản mới nhất của hệ điều hành trên máy bằng cách vào Settings > Update & Security (trên Windows) hoặc System Preferences > Software Update (macOS). Không chỉ bổ sung tính năng mới (nếu có), các bản cập nhật phần mềm thường được sửa lỗi, và lỗ hổng bảo mật tồn tại trên phiên bản trước.
Cài lại hệ điều hành . Đây là giải pháp nhanh nhất, nhưng cũng mất thời gian nhất để máy tính luôn chạy mượt mà. Cách này xóa toàn bộ phần mềm đã cài và dữ liệu bên trong nên sẽ đảm bảo trạng thái mượt mà như mới cho máy tính.
Để cài lại hệ điều hành trên Windows, vào Settings > Update & Security > Recovery > chọn Get started ở mục Reset this PC. Sau khi máy tính khởi động lại, chọn Keep my files nếu muốn giữ lại dữ liệu, hoặc Remove everything để xóa toàn bộ. Trên macOS, tham khảo hướng dẫn trên website của Apple tại đây.
Khủng hoảng chip lan sang smartphone
Tình trạng thiếu chip từng khiến việc sản xuất ôtô bị chậm nay lại lan sang lĩnh vực smartphone và máy tính.
Theo Nikkei Asia , sự thiếu hụt bởi nhu cầu chip tăng cao trong đại dịch hiện trở nên trầm trọng hơn khi một nhà máy Samsung ở Texas đóng cửa sau cơn bão mùa đông. Nhà máy chip này, chịu trách nhiệm cho 5% nguồn cung toàn cầu, đã ngừng hoạt động từ ngày 16/2, gây ảnh hưởng rộng tới chuỗi cung ứng.
"Đang có sự mất cân bằng nghiêm trọng về nguồn cung và cầu chip trong lĩnh vực CNTT trên toàn cầu", Koh Dong-Jin, đồng CEO giám sát bộ phận di động của Samsung, cho biết tại cuộc họp cổ đông ngày 17/3.
Nhà máy Samsung Texas sản xuất chip viễn thông cho tập đoàn bán dẫn khổng lồ Qualcomm, đồng thời sản xuất chip cho tấm nền OLED và cảm biến hình ảnh. Cuộc khủng hoảng nguồn cung đối với Qualcomm sẽ tác động đến một loạt nhà sản xuất điện thoại thông minh sử dụng chip của hãng. Apple, đang đặt hàng tấm nền OLED từ Samsung, cũng có thể đối mặt với sự gián đoạn trong sản xuất iPhone.
Ông Koh cũng cho biết công ty cũng đang cân nhắc không ra mắt Galaxy Note thế hệ mới - một trong những dòng smartphone bán chạy nhất của hãng - năm nay, nhưng giải thích điều này là để hợp lý hóa các dòng sản phẩm của hãng.
"Nếu Samsung công khai nói về kế hoạch sản phẩm trong tương lai, có nghĩa là khủng hoảng silicon đang rất nghiêm trọng", Avi Greengart, nhà phân tích và nhà sáng lập công ty tư vấn Techsponential, nói trên SCMP.
Sau ngành ôtô, khủng hoảng bán dẫn đang lan sang lĩnh vực smartphone và PC.
Theo hãng nghiên cứu TrendForce, việc nhà máy Samsung ở Texas ngừng hoạt động có thể khiến sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu giảm 5% trong quý II. Nếu tính riêng smartphone 5G, sản lượng toàn cầu dự kiến giảm 30%. Samsung đang nỗ lực khôi phục hoạt động tại nhà máy nhưng chưa thể đưa ra lộ trình cụ thể.
Austin quy tụ nhiều nhà máy sản xuất bán dẫn quan trọng. Sự cố mất điện vì bão tuyết tại Texas khiến nhà máy phải ngừng hoạt động như NXP Semiconductors NV (Hà Lan) hay Infineon Technologies (Đức), chuyên sản xuất chip cho ngành công nghiệp ôtô. Tesla đã dừng sản xuất tại nhà máy ở California hồi cuối tháng 2 do tình trạng thiếu hụt linh kiện, trong khi Honda Motor cũng ngừng hoạt động tại 5 nhà máy ở Mỹ và Canada trong khoảng một tuần, bắt đầu từ 22/3, một phần do nguồn cung chip bị gián đoạn.
Hiện trên thế giới không có nhiều nhà sản xuất chip theo hợp đồng. Chỉ riêng Samsung và TSMC đã chiếm tới 72% sản lượng chip theo hợp đồng trong quý IV/2020.
Tại Trung Quốc, các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Xiaomi và Oppo đã mạnh tay mua sắm linh kiện sau khi Huawei vấp phải lệnh trừng phạt của Mỹ. Vì sử dụng linh kiện chất bán dẫn tương tự nhau, các hãng đều phải tranh giành khi nguồn cung đang cạn kiệt.
Tương tự, nhu cầu về máy tính cá nhân tăng nhanh từ năm ngoái khi người dùng chuyển sang học và làm việc từ xa.
"Nguồn cung đang không thể theo kịp nhu cầu", Jason Chen, Chủ tịch kiêm CEO Acer, cho biết vào ngày 3/3. "Đội ngũ nhân viên của chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo các bộ phận trong thiết bị. Điều này chưa từng xảy ra trong ngành máy tính cá nhân".
Acer chỉ có thể đáp ứng 30% đơn đặt hàng của khách hàng, cho thấy mức độ khắc nghiệt của môi trường kinh doanh. Asus, một nhà sản xuất PC khác của Đài Loan, cũng khẳng định nguồn cung bán dẫn máy tính và tấm nền LCD đang thiếu 30% so với nhu cầu. Công ty dự đoán các đợt hàng sẽ giảm mạnh trong quý đầu tiên.
Việc sản xuất chất bán dẫn đòi hỏi quá trình khắc mạch phức tạp trên tấm silicon. Quá trình này thường mất khoảng 2-3 tháng từ khi bắt đầu sản xuất đến khi giao hàng, nên không thể đáp ứng nhanh các đơn đặt hàng.
Giới phân tích dự đoán tình trạng thiếu chip sẽ diễn ra trong thời gian dài. Vào tháng 2, General Motors dự kiến lợi nhuận của hãng giảm tới 2 tỷ USD trong năm nay do cắt giảm sản lượng.
iPad Pro 2021 sẽ được trang bị chip xử lý mạnh gần bằng chip M1 của máy tính Mac iPad Pro 2021 sẽ được trang bị chip xử lý A14X Bionic, dựa trên chip A14 của dòng iPhone 12. Apple dự kiến sẽ ra mắt iPad Pro 2021 vào tháng 3. Theo một số báo cáo, iPad Pro 2021 sẽ được trang bị chip xử lý A14X Bionic, dựa trên chip A14 của dòng iPhone 12. Điểm chuẩn rò rỉ từ tháng...