Những bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa
Mùa mưa là thời điểm khí hậu khá thuận lợi cho vi trùng, virus, kí sinh trùng cũng như nấm mốc sinh trưởng mạnh và dễ dàng tấn công hệ hô hấp.
ảnh minh họa
Theo BS Dương Anh Phượng, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, người lớn tuổi hay có bệnh mãn tính đi kèm và phụ nữ mang thai chính là những đối tượng dễ mắc các bệnh lý về hô hấp khi mùa mưa đến. Một số bệnh lý có thể gặp vào thời điểm giao mùa có thể kể đến như cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi …
BS Phượng liệt kê các dấu hiệu của cảm lạnh hay gặp như mệt mỏi, uể oải, nhức mình, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi, ho khan, sốt nhẹ. Theo BS Phượng, thường người bệnh khỏe dần sau 5 – 7 ngày. “Bệnh do siêu vi gây ra nên không có điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít dầu mỡ và các nhóm thực phẩm giàu vitamin C khi mắc bệnh”, BS Phượng cho biết.
Một trong những căn bệnh dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường nhưng lại có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh chính là cúm. Theo các chuyên gia, triệu chứng cúm thường rầm rộ và nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm lạnh: sốt cao hơn, đau nhức mình, mệt mỏi nhiều hơn. “Ở các đối tượng như trẻ em, người già và phụ nữ có thai….bệnh dễ trở nặng hơn và diễn tiến nhanh chóng đến suy hô hấp, đe dọa tính mạng. Khi có các triệu chứng này thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.”, BS Phượng khuyến cáo.
Người già, phụ nữ mang thai và trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh về hô hấp
Làm gì để phòng bệnh hô hấp trong mùa mưa?
BS Phượng liệt kê một số biện pháp phòng bệnh:
Giữ ấm cơ thể: nhớ mang theo dù, áo mưa khi ra ngoài. Khi ướt mưa thì khi về nhà nên tắm ấm ngay. Dùng các thức uống ấm như trà, súp, cháo giúp tăng nhiệt độ trong cơ thể.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể: đủ nước sẽ giúp duy trì thân nhiệt ổn định, loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Nhu cầu trung bình hàng ngày cơ thể cần khoảng 2 lít nước, cần nhiều hơn khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, khi chơi thể thao, hay khi có tiêu chảy, ói…Chúng ta có thể dùng nước lọc thông thường, các loại nước trái cây, nước dừa hay các loại nước có điện giải pha sẵn.
Bổ sung vitamin C: có thể bổ sung vitamin C qua hình thức thuốc hay các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày. Vitamin C giúp củng cố sức mạnh cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hạn chế tiêu thụ chất cồn và thuốc lá: Chất cồn làm cơ thể bị mất nước và là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Thuốc lá vô cùng nguy hiểm đối với cơ quan hô hấp, 80% các trường hợp ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá Thực tế, khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư…
Ngủ đủ giấc: giấc ngủ giúp tái tạo sức khỏe sau một ngày dài làm việc. Người trưởng thành cần giấc ngủ 6 – 8 giờ trong ngày, người cao tổi thì ít hơn và trẻ nhỏ thì dài hơn
Vệ sinh tay: nên rửa tay với nước sạch và xà phòng là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Luôn rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hay khi tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm…Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
Vệ sinh mũi họng: Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý là biện pháp phòng ngừa hữa hiệu những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mỗi sáng hay sau khi đi ra đường về nên súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng . Ở nước ta, việc vệ sinh mũi vẫn còn xa lạ, nhưng thực ra đây là thói quen cần được thực hiện đúng cách hàng ngày, tương tự như đánh răng hay rửa tay để bảo vệ sức khỏe.
YẾN NHI
Theo Tiền phong
Các món ăn chữa cảm lạnh từ gừng hiệu quả nhất
Bước vào mùa mưa, chúng ta thường rất dễ bị cảm lạnh. Vì thế để giúp giữ ấm cơ thể và phòng ngừa cảm lạnh, bạn cần học làm ngay những món ăn từ gừng này.
Video đang HOT
Gừng là thực phẩm giải cảm hiệu quả
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình mà còn được xem là vị thuốc quý tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, gừng có tính nóng, giúp cơ thể sinh nhiệt làm ấm hiệu quả và nhanh chóng.
Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh.
Món ăn giải cảm làm từ gừng
Cháo gừng
Chuẩn bị nguyên liệu:
Gừng tươi: 1 củ
Hành lá
Thịt xay: 100g
Hạt nêm, muối, đường, tiêu
Gạo thơm: 60g
Hành tím băm: 2 muỗng cà phê
Cách nấu:
Bước 1: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi bạn thái thành từng sợi nhỏ. Hành lá cũng rửa sạch, cắt phần đầu trắng để riêng, còn phần lá xanh bạn thái nhỏ.
Bước 2: Gạo thơm vo sạch và ngâm từ 2 - 3 giờ cho mềm và nấu mau nhừ hơn.
Bước 3: Thịt băm bạn ướp với một chút hạt nêm, đường, muối và 1 muỗng cà phê hành tím băm, để yên từ 10 -15 phút cho ngấm gia vị.
Bước 4: Bỏ gạo vào nồi với khoảng nửa lít nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu cho nhừ, thỉnh thoảng bạn dùng muỗng đảo đều để tránh bị khê.
Bước 5: Bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn, phi thơm hành tím băm còn lại sau đó đổ thịt xay vào xào cho săn.
Bước 6: Khi cháo nấu đã nhừ bạn cho thịt xay và gừng vào, nêm lại vừa ăn rồi đun thêm khoảng 5 phút là được.
Bước 7: Múc cháo ra chén, rắc hành lá và một chút tiêu lên mặt là món cháo gừng ngừa cảm lạnh đã hoàn thành.
Canh gừng
Chuẩn bị guyên liệu
- gừng: 2 củ
- đậu phụ: 1 chiếc
- nấm hương: 10 chiếc
- hành lá: 5 thìa
- cà rốt: 1 củ
- hạt nêm: 2 thìa
- bột ngọt: 1 thìa
- nước mắm: 1 thìa
- nấm hải sản: 1 bát
Cách nấu:
Bước 1
Bạn cho dầu ăn vào nồi, dầu nóng thì thêm 2 thìa hành lá, 1 thìa gừng vào đảo đều. Sau đó cho 1 bát con nước vào đun sôi.
Bước 2
Thêm tiếp vào nồi cà rốt thái hạt lựu, 1 bát nấm hương, 1 bát tô nước, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa nước mắm vào khuấy đều để gia vị tan hết.
Bước 3
Nước sôi lại, bạn cho đậu phụ, nấm hương thái nhỏ, gừng thái sợi, nấm hải sản vào nồi, đun đến khi các nguyên liệu chín thì tắt bếp.
Bước 4
Bạn múc canh gừng ra bát, thêm một chút hành lá và nước chanh vào rồi thưởng thức!
Canh cải bẹ xanh nấu gừng
Chuẩn bị nguyên liệu:
Cải bẹ xanh: 400g
Gừng tươi: 1 củ
Muối: 1/2 muỗng cà phê
Hạt nêm: 2 muỗng cà phê
Cách nấu:
Bước 1: Cải bẹ xanh mua về, bạn nhặt lá, rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 5 phút sau đó cắt thành từng khúc vừa ăn.
Bước 2: Gừng bạn rửa sạch, cạo vỏ và cắt sợi nhuyễn.
Bước 3: Cho khoảng 1 lít nước vào nồi, thêm gừng vừa cắt sợi vào nấu cho đến khi sôi.
Bước 4: Tiếp theo, bạn thả cải bẹ xanh vào, nêm 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm và để ở lửa lớn đến khi canh sôi thì tắt bếp.
Bước 5: Canh chín, múc ra tô là bạn có thể thưởng thức ngay rồi đấy!
Để phòng ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa, bạn hãy làm ngay những món ăn dễ thực hiện từ gừng ở trên. Hy vọng các bạn sẽ thực hiện thành công và không còn lo lắng về việc mắc bệnh cảm vào mùa mưa này nữa nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Không khó phòng ngừa hen phế quản khi giao mùa Sử dụng thuốc dự phòng theo đúng y lệnh của thầy thuốc, phòng tránh các yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc... sẽ giúp hạn chế tái phát, giảm thiểu những biến chứng do hen phế quản gây ra. Hen phế quản - nỗi lo chung của nhiều quốc gia Hiện nay trên...