Những bài văn khiến người đọc choáng váng năm 2013
Bài văn chửi tục nhận điểm 0, miêu tả bố như phim hành động… là những bài văn khiến dân mạng thảng thốt.
Bài văn chửi tục nhận điểm 0
Đầu năm 2013, mạng xã hội xuất hiện một bài văn với lời lẽ thô tục được đăng tải trên mạng. Nhận được đề bài: “Em hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục chửi bậy trong học đường hiện nay?”, một học sinh tên V.H.L với lối viết văn ngây ngô đã dùng những từ ngữ khá tục tĩu đưa vào bài viết của mình.
Bài văn điểm 0 với nhận xét: “Cần xem lại đạo đức bản thân”.
Bài văn đã khiến không ít người đọc cảm thấy choáng váng. Đa phần đều lên án tác giả của nó. L đã phải nhận ” trứng ngỗng” cùng lời nhận xét: “Cần xem lại đạo đức bản thân”.
Hai bài viết về bố như trong phim hành động
Năm 2013 cũng chứng kiến không ít những bài văn khiến cho người đọc phải cười nghiêng ngả. Với đề bài: “Hãy nêu cảm nghĩ về người thân yêu của em”, một học sinh đã miêu tả người bố của mình như những nhân vật trong phim kiếm hiệp: “Tôi nghe mẹ tôi kể hơn 20 năm trước chính bố đã giải cứu mẹ khỏi một băng cướp giết người cướp của. Bố mặc sự hiểm nguy chính mình đã lần theo băng cướp và dùng võ Kungfu đánh tan bang cướp có vũ trang và giải cứu đám con tin an toàn…”.
Bài văn tả bố như trong phim kiếm hiệp khiến người đọc cười nghiêng ngả.
Video đang HOT
Có lẽ vì quá hâm mộ bố nên sau đó không lâu, trong một bài văn khác, học sinh này cũng đã tả cảnh bố cứu mình với những pha biểu diễn như trong phim hành động. Bài văn nhận được lời phê khá hài hước của cô giáo: “Ly kỳ như truyện”, Sợ quá nhỉ”. Nhận xét về bài viết này, cư dân mạng đã tặng cho bạn học sinh này danh hiệu “nhà biên kịch xuất sắc”.
Bài văn được giáo viên phê ‘ngoài sức tưởng tượng’
“Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không? Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình. Nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc”.
Trên đây là một đoạn trong bài văn viết dưới hình thức bức thư gủi bạn thân của học sinh lớp 9 trường THCS Trần Phú – Hải Phòng, Vũ Tường An. Với lối viết “thỏa sức tưởng tượng”, bài viết dài 4,5 trang của An đã được 7,5 điểm cùng lời phê ; ” Bài văn của em ngoài sức tưởng tượng của cô”. Bài văn đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của cư dân mạng. Buồn cười hơn, một số bạn khi đọc xong bài viết đã phong An thành ” đại cao thủ chém gió”.
‘Thư gửi lãnh đạo Trung Quốc’ của học sinh lớp 4
Không ít bài văn cũng gây ấn tượng với người đọc bởi sự trưởng thành, chững chặn trong suy nghĩ của các em. Cuối tháng 3/2013, trong một buổi học tại CLB bồi dưỡng năng khiếu Văn lớp Trí Đức, một bài văn có tựa đề Thư gửi lãnh đạo Trung Quốc của em Trương Ánh Dương đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dư luận.
Em Trương Ánh Dương, học sinh có bài văn gây sốt ” Thư gửi lãnh đạo Trung Quốc”.
Nhận được đề bài hơi già dặn so với lứa tuổi, Dương dù chỉ học lớp 4 đã thể hiện suy nghĩ, lối viết văn chín chắn thể hiện sâu đậm tinh thần yêu quê hương, tổ quốc.
Bài văn 34.000 lượt like của học sinh lớp 4
Trong cuộc thi “Gương sáng nghìn việc tốt”, với cách viết hồn nhiên, trong trẻo, bài dự thi của một em học sinh lớp 4 – Đỗ Bá Duy Hưng đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc với 34.000 lượt like trên một trang mạng xã hội.
Bài văn với nội dung kể lại những việc làm tốt của em với một người bạn thân như cho bạn mượn thước, đi mua thước cùng bạn… đã khiến cho người đọc rất thích thú và dành tặng nhiều lời khen. “Từ nhỏ đã có ý thức thế thì chắc lớn lên giúp được nhiều người lắm. Mình đọc mà thấy rất cảm động”, Hồng Ngọc cảm thán.
Theo TTVN
100.000 cử nhân thất nghiệp trong năm 2013
100.000 cử nhân thất nghiệp trong năm 2013 là số liệu được công bố tại Hội thảo "Tăng cường phân luồng học sinh nghề sau trung học" do Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động thương binh và xã hội tổ chức sáng 22.1 tại TP.HCM.
Giáo sư Nguyễn Lộc phát biểu tại hội thảo
Loay hoay với phân luồng
Theo PGS-TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (thuộc tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động thương binh và xã hội) thì trong năm 2013 có một triệu lao động thất nghiệp. Trong đó có gần 49% số người ở độ tuổi từ 16 - 24, có khoảng 100.000 người có bằng đại học.
Theo nhiều đại biểu tham gia hội thảo, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do công tác phân luồng học sinh sau trung học ở Việt Nam kém hiệu quả.
Giáo sư Nguyễn Lộc, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục (Bộ Lao động thương binh và xã hội) cho biết: "Ở các nước phát triển, người ta đã phổ cập đại học hết rồi, trong khi chúng ta đang loay hoay với việc phân luồng".
Đặc biệt, các chuyên gia giáo dục tại hội thảo nhận định: Việc phân luồng, hướng nghiệp dường như chỉ đổ trên đầu giáo viên các môn kỹ thuật, công nghệ, hoặc giáo viên bộ môn khác (ở trường THCS), nhưng những giáo viên này lại không được đào tạo bài bản, chưa có kinh nghiệm, chuyên môn.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng đánh giá, các cơ sở đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp chưa hấp dẫn được người học, chất lượng đào tạo nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.
Cần thành lập ban chỉ đạo phân luồng
Đề xuất về giải pháp cho vấn đề này, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM, cho biết: "Chúng ta phải có một ban chỉ đạo phân luồng chung từ địa phương đến trung ương. Vì thực chất, hiện nay tổ chức quản lý phân luồng học sinh chưa thật sự khoa học, chồng chéo dẫn đến việc nguồn lực sử dụng lãng phí. Điển hình là 2 bộ: Giáo dục, Bộ Lao động thương binh xã hội".
"Bởi vì cả 2 ngành này cùng làm những công việc như nhau từ trung ương đến địa phương, và thậm chí đến các cơ sở đào tạo", ông Thanh nói thêm.
Đồng tình với quan điểm này, giáo sư Nguyễn Lộc nói: "Việc thành lập một ban chỉ đạo chung là hết sức cần thiết. Vì có như vậy, chúng ta mới có thể thống nhất trong triển khai, quản lý, đánh giá".
Một vấn đề khác cũng được đặt ra là ngành giáo dục cần cho học sinh đến tham quan tại doanh nghiệp, hoặc cho các em có điều kiện tìm hiểu kỹ ngành nghề, thay vì chỉ hướng dẫn, tư vấn trên lý thuyết.
Hiện nay, ngành giáo dục TP.HCM đang làm một đề án phân luồng học sinh sau trung học, sẽ trình UBND TP.HCM vào thời gian tới.
Theo đề án này, ngành giáo dục có áp dụng mô hình 9 5. Nghĩa là sau khi học lớp 9, nếu các em không đủ điều kiện vào THPT, thì có thể vào các trường có đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, để 5 năm sau, các em có thể có bằng cao đẳng.
Giáo sư Nguyễn Lộc cho rằng mô hình 9 5 là mô hình của Nhật, rất phát triển, nếu chúng ta áp dụng được thì đúng xu thế phát triển chung.
Theo TNO
Những bài văn 'đồng phục' Mẹ tôi vẫn thường nói đùa rằng trẻ con đi học tiểu học bây giờ không khác gì sống trong môi trường quân đội. Tất cả những gì liên quan đến các bé đều có quy định và mẫu số chung từ quần áo, tập vở, bao bìa tập, dụng cụ học tập... Tôi nghĩ điều đó cũng tốt bởi trẻ con cần...