Những bài tập ‘cứu’ cằm chảy xệ
Cằm chảy xệ có thể do tăng cân hoặc do tuổi tác. Nhưng đừng quá lo lắng vì những bài tập thể dục nhỏ và đơn giản cũng có thể giúp bạn tự tin với chiếc cằm thon.
1. Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su để giữ cho khuôn mặt và cơ má săn chắc. Đây là phương pháp tập thể dục cằm tốt nhất giúp làm giảm mỡ thừa dưới cằm giúp bạn có chiếc cằm thon gọn. Nhai kẹo cao su còn giúp hơi thở thơm mát và ngăn ngừa sâu răng.
2. Cười
Tiếng cười không chỉ tốt cho tim mà còn giúp cằm thon. Khi bạn cười, bạn đang thực hiện rất nhiều các bài tập miệng, khiến cho cằm liên tục di chuyển lên và xuống, tạo cơ hội giảm chất béo dư thừa.
3. Bài tập cằm
Khi đang một mình, hãy thử đốt cháy chất béo bằng bài tập thể dục cằm. Bạn mở miệng rộng nhất có thể, sau đó, kéo lưỡi ra. Giữ tư thể này trong 60 giây, thực hiện nhiều lần trong 30 sẽ cho bạn thấy tác dụng khá hiệu quả.
Video đang HOT
4. Nghiến răng
Đây là một bài tập đơn giản để tập luyện hàng ngày. Tất cả những gì bạn cần làm là nghiến chặt răng để có thể thực hiện một nụ cười rạng rỡ nhất có thể. Thực hiện nhiều lần và mỗi lần kéo dài trong ít nhất 10 giây.
5. Giữ bóng quần vợt
Một quả bóng quần vợt là công cụ khá hiệu quả nếu bạn muốn xóa tan chiếc cằm đôi. Đặt một quả bóng quần vợt vào cổ và dùng cằm giữ chặt bóng trong và phút. Cứ thể thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần.
6. Ngáp liên tục
Những khi ngáp liên tục, bạn thường cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, đây lại là một trong các bài tập đốt cháy chất béo cằm tốt và nhanh nhất.
7. Chăm sóc da mặt
Chăm sóc da mặt thường xuyên hoặc hai lần một tháng có thể mang lại những hiệu quả không ngờ trong việc giảm chất béo cằm. Nhân viên mát xa có một cách để thư giãn các cơ bắp ở cổ, giúp đốt cháy chất béo một cách dễ dàng. Đây là một trong những bài tập tốt cho cằm nhưng bạn cần đầu tư chút ít về tài chính.
8. Đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ cũng được coi là một cách để giảm trọng lượng mỡ thừa trên cổ. Sử dụng mặt nạ lòng trắng trứng với mật ong để hoặc mặt nạ bạc hà để tiêu tan lượng mỡ làm cằm chảy xệ.
9. Cải thiện tư thế ngồi
Cải thiện tư thế ngồi cũng góp phần làm da cằm săn chắc. Ngồi với tư thể lưng thẳng đứng là cách để tập luyện cho đôi vai và cằm.
10. Mát-xa với bơ
Một cách khác để giảm mỡ cằm nhanh chóng là mát-xa. Bôi hỗn hợp bơ và ca cao lên cằm và cổ để giải quyết vấn đề hai cằm. Bạn nên mát-xa da cằm và cổ với hỗn hợp này trong vài phút trước khi đi ngủ và lặp lại vào buổi sáng trước khi tắm.
Theo Dân trí
Tuyệt chiêu chăm sóc bàn chân ngày hè
Phụ nữ thường chỉ quan tâm chăm sóc da mặt, dưỡng da toàn thân mà đôi khi bỏ quên đôi gót ngà. Việc chăm chút đôi bàn chân rất quan trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe. Một số tuyệt chiêu chăm sóc bàn chân ngày hè sẽ giúp cho gót hồng của chị em thêm phần mềm mại
Ngâm chân bằng nước nóng pha muối
Nếu đi bộ cả ngày, chân bạn sẽ cảm thấy rất mỏi và đau nhức. Bạn có thể hòa muối vào nước nóng để ngâm chân khoảng 10-15 phút. Cách này sẽ giúp chăm sóc bàn chân của bạn rất tốt, vì có thể làm giảm cảm giác đau mỏi cho chân bạn, thúc đẩy lưu thông máu tới mắt cá chân và bắp chân, kéo căng dây chằng, làm giảm cảm giác tê cứng chân. Sau khi ngâm chân xong, nếu chân còn cảm thấy đau nhức thì bạn có thể tự massage chân. Trước tiên, thoa 1 lớp kem dưỡng da lên 2 tay và chân rồi dùng 2 ngón cái miết qua miết lại lòng bàn chân. Chú ý đừng xoa bóp vị trí bị đau trên bàn chân.
"Vật lý trị liệu" đơn giản tại nhà
Đối với người bệnh bị tổn thương dây chằng, vật lý trị liệu phục hồi chức năng luôn hỗ trợ bình phục nhanh hơn thuốc chữa trị.
Bạn có thể thực hiện bài tập chân đơn giản sau:
Dẫm nhẹ bàn chân lên một quả bóng (có thể dùng quả bóng bàn), dùng lực gót chân nhẹ nhàng lăn quả bóng. Làm như vậy có thể massage và kích thích các huyệt vị ở lòng bàn chân, thậm chí có thể làm căng cơ bắp chân. Nếu bệnh tình của bạn nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện làm trị liệu chuyên nghiệp để nâng cao hiệu quả.
Đi dép xỏ ngón nhiều nhất là 1 tiếng đồng hồ
Nói rằng dép xỏ ngón có thể gây hại cho chân bạn không có nghĩa bảo các bạn vĩnh viễn đừng đi dép xỏ ngón. Có điều đừng đi chúng trong thời gian quá lâu. Đi bộ với dép xỏ ngón khoảng 1 tiếng thì bạn nên nghỉ. Thế nên khi đi du lịch, bạn không nên đi dép xỏ ngón. Ngoài ra, bạn nên chú ý dép xỏ ngón cũng giống như giầy thể thao, đi khoảng 3-4 tháng thì nên thay. Nếu đế dép xuất hiện vết mòn hoặc vẹt nghiêng thì chắc chắn càng phải thay.
Đi giầy vừa vặn ngăn ngừa chai chân
Người đã bị chai chân nên chú ý đừng đi giầy quá rộng hoặc quá chật, đi giầy nhất thiết phải đi bít tất, có thể đặt thêm miếng lót mềm trong giầy. Nên đặt miếng lót trong mũi giầy để bảo vệ ngón chân, gót chân chịu sức nặng của cơ thể cũng nên đặt miếng lót ở gót giầy. Hàng ngày nên massage và chữa trị vết chai chân. Còn có thể bôi thêm 1 lớp kem làm mềm da có tác dụng giữ ẩm. Cách này sẽ làm mềm vết chai chân. Nếu vết chai chân quá dầy sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đi lại hàng ngày, Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để xử lý.
Theo Hồng Ánh
SKĐS
65% nam giới bị lậu do mát xa kích dục "Ban đầu thì được xông hơi, sau đó có một nhân viên nữ vào mát-xa. Chỉ được vài ba phút đầu nghiêm túc, sau đó cô ta gạ tình, mát-xa lưng, cổ, vai, gáy và dương vật của cậu ta bằng tay và miệng". Từ bệnh khó nói đến bệnh khó chữa Là người chuyên xử lý các ca "khó" của Bệnh viện...