Nhộn nhịp “phố bánh tét, bánh chưng” ở Nha Trang
Vào những ngày cận tết, tại góc đường Thống nhất và Lê Thành Phương, thành phố Nha Trang bỗng trở nên sôi động hơn với người bán, kẻ mua món bánh dân gian thường thấy trong dịp tết.
Do nằm ngay ngã tư nên “phố bánh” thu hút nhiều người đến mua. Ảnh: Khuê Việt Trường
Qua quan sát, khu vực nơi đây có đến 20 người bày bán bánh chưng và bánh tét. Về bánh thì có khi để trên kệ, quầy cũng có khi nằm gọn gàng ở ô xe kéo tự chế. Được biết, giá bánh ở đây là 70.000 đồng/bánh; và bánh được vận chuyển từ Vĩnh Ngọc, Nha Trang lên.
Giá bánh trung bình là 70.000 đồng/bánh. Ảnh: Khuê Việt Trường
Theo những người bán, từ tờ mờ sáng, họ đã chở bánh bằng xe ba gác, bánh đựng trong túi nhựa, cứ mỗi túi là năm chiếc bánh. Ngoài bánh mặn, thì còn có thêm bánh chay để phục vụ những ai có nhu cầu ăn chay.
Có cái hay ở đây là nhiều khi khách mua quá quen mặt, đến rồi cũng chẳng cần lựa bánh, cứ thế đếm bánh bỏ vào túi và trả tiền mang về. Hỏi thăm một người đang bán hàng mới rõ bánh chưng hay tét nơi đây đều có quy trình làm chỉn chu. Cụ thể, nếp gút sạch, đậu và nhân thịt làm đúng kỹ thuật; gói bánh chặt tay, nấu chín; lớp lá dày có lót bên trong lá chuối hột cho lát bánh có màu xanh; còn qua công đoạn trụng bánh vừa nấu chín vào nước lạnh cho bánh săn lại nên để được lâu.
Một người bán đang tư vấn bánh cho khách hàng. Ảnh: Khuê Việt Trường
Một vị khách “quen mặt” tự chọn bánh rồi thanh toán chứ không cần người mua tư vấn. Ảnh: Khuê Việt Trường
Thực tế, chỉ cần cầm chiếc bánh lên thấy rõ chiếc nào cũng đều như nhau, gói đẹp, nặng tay, cho thấy chất lượng bánh nơi đây phù hợp để mọi người mua về trong dịp tết.
10 món ngon ngày Tết Việt Nam mà du khách không thể bỏ qua
Với những vị khách nước ngoài, Tết Việt Nam sẽ mang đến những trải nghiệm vô cùng thú vị.
Video đang HOT
Dưới đây là những món ngon ngày tết đậm đà bản sắc dân tộc mà bất cứ ai đến với Việt Nam cũng đều luôn nhớ mãi.
1. Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Dù chỉ sử dụng một vài nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn... thế nhưng món ăn này lại mang đến hương vị vô cùng đặc biệt. Với màu xanh ngắt của lá, mùi thơm của gạo nếp, bánh chín mềm, thơm luôn để lại ấn tượng cho người lần đầu thưởng thức.
2. Bánh tét
Cùng với bánh chưng, bánh tét là một trong những món ăn không thể vắng mặt trong ngày đầu năm. Với người miền Nam, bánh tét thường sử dụng hai loại nhân khác biệt là nhân mặn (tương tự bánh chưng), hoặc nhân ngọt (nhân chuối hoặc nhân đậu xanh).
3. Mứt trái cây
Là một đất nước nhiệt đới với các loại hoa quả vô cùng phong phú, mứt trái cây hay trái cây sấy khô là một món ăn không thể thiếu được trong ngày Tết của người Việt Nam. Khi đến thăm một gia đình vào những ngày Tết, bạn sẽ đều được mời thưởng thức, nhâm nhi món ăn thú vị này.
4. Tôm chua
Tôm chua là một đặc sản nổi tiếng của Huế và cũng chính là món ăn đặc trưng trong ngày Tết tại vùng đất này. Tôm chua thường được ăn kèm với thịt ba chỉ, rau sống, chuối xanh thái lát.
5. Măng hầm giò heo
Trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc không thể thiếu được canh măng hầm giò heo. Món ăn này là sự kết hợp tuyệt vời giữa sự giòn, bùi của măng và vị béo của chân giò khiến cho món ăn ngon mà không ngán.
6. Canh khổ qua nhồi thịt
Nếu như trong mâm cỗ của người miền Bắc không bao giờ thiếu canh măng hầm giò heo thì với người miền Nam không thể thiếu canh khổ qua nhồi thịt. Món ăn này có ý nghĩa xua tan mọi khó khăn, khổ cực của năm cũ, mang lại 1 niềm vui và lạc quan, may mắn cho năm mới. Đây là món ăn tốt cho sức khỏe và mang hương vị rất riêng.
7. Giò nạc, giò thủ
Với người Việt Nam, trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu được một đĩa giò hoặc chả. Giò thường được thái theo khoanh, bày lên đĩa và trang trí kèm là một vài cánh hoa cà rốt. Giò cũng có rất nhiều loại khác nhau như giò nạc, giò thủ.
8. Thịt kho trứng
Thịt kho trứng cũng là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Món ăn này thường dùng thịt ba chỉ, kho cùng trứng luộc rồi ăn kèm với dưa chua và cơm trắng.
9. Thịt đông
Thịt đông là món ăn đặc trưng của người miền Bắc. Món này được làm từ thịt ba chỉ, kết hợp cùng thịt gà, móng giò... rồi tất cả cho vào ninh nhừ. Thịt đông ăn kèm với dưa hành sẽ mang đến những ngày Tết chuẩn vị.
10. Dưa món, củ kiệu, dưa hành
Với mỗi miền lại có một món dưa đặc trưng khác nhau, mang đến những hương vị khác nhau. Với người miền Bắc, dưa hành là món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết. Trong khi đó, người miền Trung luôn có dưa món và người miền Nam là củ kiệu. Những món ăn này có cách thực hiện khá đơn giản, tuy nhiên đều phải thực hiện trước Tết từ 5-10 ngày để có thể sử dụng được.
Cách làm mứt khoai lang cực ngon đón Tết Nhâm Dần 2022 Món mứt khoai lang với màu vàng bắt mắt, khi ăn cảm nhận được độ dẻo bùi vô cùng thú vị để nhâm nhi ngày Tết. Nguyên liệu: - Khoai lang 2 kg - Đường cát trắng 600 gr - Vani 2 ống - Vôi 2 muỗng canh (khoảng 40 gr) Cách làm: - Khoai lang mua về gọt sạch vỏ, thái miếng...