Nhóm tin tặc REvil rao bán ‘bộ giải mã đa năng’ trị giá 70 triệu USD
Nhóm ransomware REvil vừa đưa ra yêu cầu khoản Bitcoin trị giá 70 triệu USD để đổi lấy một “ bộ giải mã đa năng” cho phép bất kỳ tổ chức bị ảnh hưởng truy xuất dữ liệu được mã hóa của họ.
REvil muốn 70 triệu USD giá trị Bitcoin cho bộ giải mã đa năng của mình
Theo Neowin , bộ giải mã đa năng này được REvil đưa ra sau khi tấn công nhắm vào công ty phần mềm Kaseya của Mỹ và gây ảnh hưởng đến 40 khách hàng của công ty, nhưng tổng số công ty gián tiếp bị ảnh hưởng lên đến hàng trăm.
Cuộc tấn công nhắm vào phần mềm máy chủ VSA của Kaseya, buộc nhóm ứng phó sự cố của công ty đã phải làm việc với các đối tác an ninh mạng trên toàn cầu để ngăn chặn thiệt hại và giảm thiểu các lỗ hổng trong phần mềm của họ. Hiện tại hệ thống máy chủ của VSA đã buộc ở trạng thái ngoại tuyến và cần phải áp dụng bản vá trước khi chúng được khởi động lại.
Video đang HOT
Mặc dù đã có một số báo cáo từ các công ty bị ảnh hưởng rằng ransomware đã đưa ra yêu cầu tiền chuộc lên đến 5 triệu USD và tăng gấp đôi nếu không được thanh toán trước hạn nhưng giờ đây nhóm tin tặc công bố một “bộ giải mã đa năng” để mở khóa các tập tin ảnh hưởng với khoản Bitcoin trị giá 70 triệu USD. Nhóm rói điều này sẽ cho phép tất cả công ty bị ảnh hưởng giải mã các tệp của họ và khôi phục quyền truy cập vào hệ thống của họ trong vòng chưa đầy 1 giờ.
Vẫn chưa rõ liệu các công ty có chấp nhận lời đề nghị của REvil hay không nhưng việc thanh toán qua Bitcoin đang đặt ra dấu hỏi về tuyên bố công khai của nhóm ransomware này, sẵn sàng sử dụng phương thức thanh toán có thể bị thu hồi. Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) vào tháng trước đã thu hồi 2,3 triệu USD giá trị Bitcoin khi chuyển đến nhóm hack DarkSide. Vào thời điểm đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thậm chí đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo những kẻ tấn công rằng không có nơi nào cho chúng sử dụng để lưu trữ tiền do các hành vi xấu.
Hầu hết các doanh nghiệp sẽ trả tiền khi bị tấn công ransomware, nhưng 80% số này sẽ bị tấn công lần thứ 2
Nhiều doanh nghiệp vẫn đang vui vẻ trả tiền cho tin tặc để lấy lại các tệp hoặc dữ liệu bị đánh cắp, bất chấp cảnh báo của các chuyên gia an ninh mạng.
Một báo cáo từ công ty phân tích dữ liệu Neustar tuyên bố rằng 60% các công ty thà bỏ tiền ra để lấy lại các tệp tin và dữ liệu trong một cuộc tấn công bằng mã độc ransomeware để có thể tiếp tục công việc của mình, thay vì loay hoay với các giải pháp dự phòng. Thậm chí, một phần năm trong số này cho biết sẽ trả tới 20% doanh thu hàng năm của họ để lấy lại dữ liệu và hệ thống của mình.
Cũng theo báo cáo này, mối đe dọa từ ransomware đã tăng đến mức nó hiện là mối quan tâm hàng đầu của nhiều công ty và tập đoàn, và trong suốt hai năm qua, chưa bao giờ các nhân viên CNTT lo lắng về ransomware như hiện nay.
Các thông tin về một số cuộc tấn công gần đây đã khiến 80% chuyên gia an ninh mạng chú trọng hơn vào việc bảo vệ hệ thống chống lại các mối đe dọa ransomware. Hầu hết trong số này, khoảng 74%, coi các giải pháp hiện tại có sẵn trên thị trường là tương đối đầy đủ để phát hiện, ngăn chặn và giảm thiểu các cuộc tấn công. Phần còn lại (26%) coi chúng là không đủ.
Ransomware ban đầu chỉ là một phần mềm độc hại chỉ tấn công người dùng cá nhân, mã hóa tất cả dữ liệu trên thiết bị mục tiêu và yêu cầu các khoản thanh toán nhỏ bằng tiền điện tử để đổi lấy khóa giải mã. Nhưng dần dần, nó đã trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng nhắm vào các công ty cụ thể, để yêu cầu các khoản thanh toán lớn và đe dọa không chỉ khóa hệ thống vĩnh viễn, mà còn lấy dữ liệu để bán hoặc làm rò rỉ các dữ liệu nhạy cảm của công ty đó lên mạng trực tuyến.
Mới đây nhất, công ty chế biến thịt của Mỹ JBS xác nhận đã trả 11 triệu USD cho các kẻ tấn coogn ransomware có tên REvil cách đây một tháng. Tập đoàn Colonial Pipeline cũng phải chịu một cuộc tấn công bằng ransomware lớn vào tháng trước, khiến hệ thống của họ ngoại tuyến trong gần một tuần và khiến giá dầu tăng cao, đã trả cho những kẻ tấn công là băng đảng DarkSide khoảng 5 triệu USD.
Trong khi đó, các chuyên gia an ninh mạng từ lâu đã cảnh báo không nên trả tiền chuộc vì nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là làm như vậy không đảm bảo nạn nhân sẽ lấy lại khóa hệ thống hoặc dữ liệu của mình.
Thậm chí trong trường hợp lấy lại được dữ liệu, nó có thể không đầy đủ hoặc đã bị hỏng. Và cuối cùng, việc trả tiền chuộc không ngăn chặn được các cuộc tấn công trong tương lai, và trong nhiều trường hợp, nạn nhân sẽ phải chịu một cuộc tấn công khác ngay sau đợt tấn công đầu tiên. Và chúng thường là từ cùng một tác nhân độc hại đã được cài cắm trước đó.
Nếu bạn trả tiền chuộc một lần, nhiều khả năng bạn sẽ phải trả tiếp lần hai.
Một nghiên cứu của công ty an ninh mạng Cybereason cho thấy phần lớn các tổ chức đã chọn trả tiền chuộc không miễn nhiễm với các cuộc tấn công ransomware tiếp theo. Và trên thực tế, 80% các tổ chức trả tiền chuộc đã bị tấn công lần thứ hai, và gần một nửa trong số này bị tấn công bởi cùng một nhóm trước đó.
Tất nhiên, đối phó với hậu quả của một cuộc tấn công ransomware có thể phức tạp và tốn kém. Phần lớn các tổ chức đã phải chịu tác động kinh doanh đáng kể do các cuộc tấn công ransomware, bao gồm mất doanh thu (66%), thiệt hại cho thương hiệu của tổ chức (53%), cắt giảm nhân lực ngoài kế hoạch (29%) và thậm chí đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn (25 %).
Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng phòng ngừa là chiến lược tốt nhất để quản lý rủi ro từ ransomware và đảm bảo cho các tổ chức không trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công ransomware ngay từ đầu.
Tin tặc tấn công đường ống dẫn dầu Colonial như thế nào? Các nhà điều tra đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau cuộc tấn công mạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống nhiên liệu Colonial Pipeline của Mỹ. Ảnh hưởng của cuộc tấn công vào Colonial Pipeline là cực kỳ nghiêm trọng Theo BBC, Colonial Pipeline đang được coi là một trong những vụ tấn công mạng nghiêm trọng nhất trong...