Nhóm nhà khoa học làm sáng tỏ cách động vật chạy trốn khỏi các loại vi rút gây tử vong
Những nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra rằng các sinh vật khỏe mạnh có thể di chuyển nhanh hơn cá thể bị nhiễm bệnh, cuối cùng bỏ lại chúng trong quá trình được gọi là ‘loại bỏ qua di cư’.
Có hai quan điểm trái ngược nhau về tác động từ quá trình di cư với sự lây lan vi rút. Dù người ta thường tin rằng quá trình di cư của vật chủ làm tăng tốc độ lây lan các bệnh truyền nhiễm, nhưng một số nghiên cứu sinh thái gần đây lại cho thấy điều ngược lại. Đó là di cư thực sự có thể ức chế sự lây lan vi rút trong một số trường hợp.
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu ở miền nam Trung Quốc cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về sự mâu thuẫn này.
Nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ tiên tiến Thâm Quyến ( SIAT), đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, phát hiện rằng khi một loài vật chủ di chuyển không có mục đích, tốc độ càng nhanh thì vi rút càng lây lan rộng.
Ngược lại, nếu sự di chuyển của quần thể động vật có định hướng và đủ nhanh thì vi rút sẽ bị “loại bỏ”.
Nghiên cứu của nhà khoa học Fu Xiongfei thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm về Sinh học tổng hợp định lượng của SIAT và các đồng nghiệp đã được công bố trên tạp chí quốc tế Proceedings of the National Academy of Sciences.
Vi rút, vốn là vi sinh vật không thể tự di chuyển, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng lây nhiễm vật chủ như con người, động vật, thực vật và các sinh vật sống khác để nhân lên và lây lan trên khoảng cách xa. Do đó, người ta thường cho rằng quần thể vật chủ di chuyển càng nhanh thì vi rút càng dễ lây lan.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sinh thái gần đây cho thấy việc động vật di cư có thể làm giảm sự lưu hành vi rút bằng cách loại bỏ những cá thể bị nhiễm bệnh khỏi nhóm di cư.
Một hiện tượng tương tự đã được quan sát thấy ở bướm chúa, vì những con bướm di cư xa có nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng thấp hơn đáng kể so với các con ở lại.
Video đang HOT
Những con bướm chúa di cư xa có nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng thấp hơn đáng kể so với các con ở lại – Ảnh: SCMP
Dựa trên hiện tượng này, các nhà sinh thái học đã đề xuất giả thuyết “loại bỏ qua di cư”. Họ cho rằng sự di cư giúp loại bỏ những cá thể bị nhiễm vi rút, từ đó duy trì sức khỏe của quần thể.
Để giải quyết nghịch lý này và nghiên cứu cách thức vận động của vật chủ thực sự ảnh hưởng đến sự lây lan vi rút, nhóm nghiên cứu ở Thâm Quyến đã xây dựng một hệ thống vật chủ vi rút trong phòng thí nghiệm.
Áp dụng phương pháp tiếp cận sinh học tổng hợp, các nhà nghiên cứu đã sử dụng vi khuẩn E. coli và vi rút phage M13 để tái tạo tương tác vật chủ vi rút.
Nhóm nghiên cứu quan sát thấy rằng, vì vi rút không thể tự di chuyển nên phage M13 tụt hậu so với vi khuẩn E. coli. Điều này nghĩa là những vi khuẩn E. coli khỏe mạnh có thể di chuyển nhanh hơn để không bị nhiễm vi rút phage M13, trong khi các cá thể bị nhiễm bệnh vẫn ở lại phía sau.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi “đội tiên phong” gồm những vi khuẩn khỏe mạnh di chuyển nhanh hơn, những cá thể bị nhiễm bệnh dần dần bị loại khỏi quần thể, giúp xác nhận giả thuyết “loại bỏ qua di cư”.
Họ lưu ý rằng nghiên cứu này không chỉ cung cấp mô hình thực nghiệm mới và cơ sở lý thuyết để khám phá câu hỏi rộng hơn về sự lây truyền vi rút trong tự nhiên mà còn làm sáng tỏ việc hiểu biết về phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
Dầu thực vật từ hạt chanh leo tím
Các nhà khoa học Việt Nam đã sản xuất dầu thực vật từ hạt chanh leo tím (Passiflora edulis).
Hạt chanh leo tím chứa nhiều dầu có lợi, chống oxy hóa, hàm lượng axit bão hòa rất thấp.
Dầu thu được từ quy trình này có thể phối trộn với các sản phẩm khác, ứng dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm.
Hạt chanh leo tím chứa nhiều dầu có lợi
"Quy trình sản xuất dầu thực vật từ hạt chanh leo tím (Passiflora edulis)" là giải pháp độc quyền của GS.TS Nguyễn Mạnh Cường và các đồng nghiệp thuộc Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Giải pháp đề cập đến quy trình sản xuất dầu thực vật từ hạt chanh leo tím. Dầu thu được từ quy trình này có thể phối trộn với các sản phẩm khác, ứng dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm.
GS.TS Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ, trong quá trình sản xuất nước ép cũng như các sản phẩm khác từ quả chanh leo tím, một lượng lớn các sản phẩm phụ là vỏ quả và hạt đang bị đổ bỏ gây ô nhiễm môi trường hoặc chưa được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả.
Hạt chanh leo tím chiếm khoảng 6 - 12% khối lượng quả, vì vậy hàng năm quá trình sản xuất có thể tạo ra hàng ngàn tấn hạt. Với diện tích trồng chanh leo tím tăng gấp nhiều lần trong những năm tiếp theo thì lượng hạt dư thừa sẽ ngày càng cao. Vì vậy, tận dụng được nguồn hạt chanh leo nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng, định hướng sử dụng trong thực phẩm, mỹ phẩm là việc làm cần thiết và cấp thiết.
Hạt chanh leo tím chứa các thành phần gồm polyphenol với thành phần chính là piceatannol, resveratrol và các dime stilbene như chất scirpusin A và scirpusin B; dầu: Chiếm 15 - 20% khối lượng hạt, bao gồm các phytosterol, một ít các tocopherol và chủ yếu là các axít không bão hòa.
Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy dầu hạt chanh leo tím trồng ở Việt Nam có hàm lượng axít linoleic (-6) chiếm 66,94%, axít oleic (-9) chiếm 18,86%, các sterols chiếm 2935,35mg/kg, các triglycerides chiếm 74,11% và các tocopherols chiếm 18,04mg/kg.
Các axít không bão hòa trong dầu hạt chanh leo tím chủ yếu là axít linoleic và axít oleic, chiếm trên 89%. Hàm lượng axít không no -6 trong dầu hạt chanh leo tím tương đương với hàm lượng -6 có trong một số loại dầu hạt thực vật đang được sử dụng, bán trên thị trường hiện nay như: Hướng dương, hạt nho, dầu hồng hoa và dầu mè. Phân tích lượng axit béo hạt chanh leo tím thấy hàm lượng axit béo chưa bão hòa cao và axit béo bão hòa thấp, đây là nguồn dầu thực vật thích hợp cho chế biến thực phẩm.
Axít không no -6 và -9 là những axít thiết yếu cho cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, giúp ngăn chặn ung thư, hạ huyết áp, làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Do dầu hạt chanh leo tím chứa nhiều -6 và 9 nên có tác dụng làm sáng da và không chứa chất nhờn; giúp giữ ẩm và làm sạch da, nuôi dưỡng các loại da, đặc biệt là da bị mụn; chống lão hóa và viêm da hết sức hiệu quả.
Tìm ra công thức chiết xuất dầu tối ưu
GS.TS Nguyễn Mạnh Cường cho biết, nhóm nghiêm cứu đã áp dụng chất hoạt động bề mặt-Tween 20 kết hợp với NaCl để chiết dầu thực vật đạt hiệu suất cao, nhanh gọn, kinh tế, không độc hại và thân thiện với môi trường.
Khác với các quy trình chiết dầu thông thường (thường sử dụng các dung môi độc hại như hexan, dầu hỏa, cloroform, etyl axetat...), dầu thực vật thu được từ hạt chanh leo tím được chiết bằng chất hoạt bề mặt - Tween 20 kết hợp với NaCl ở các điều kiện xác định như: Nồng độ chất hoạt động bề mặt và NaCl; tỷ lệ nguyên liệu/dung dịch chiết (thể tích/thể tích), pH; nhiệt độ chiết và thời gian chiết.
Từ tình trạng kỹ thuật của giải pháp, các tác giả thấy kỹ thuật chiết sử dụng các vật liệu không tái sử dụng, các hệ dung môi độc hại, các phức hệ đắt tiền để sản xuất dầu từ các nguồn nguyên liệu có dầu là rào cản lớn đối với sự phát triển các sản phẩm ngành công nghiệp sản xuất dầu thực vật.
Quy trình chiết dầu thực vật từ hạt chanh leo tím sử dụng chất hoạt động bề mặt Tween 20 (thay thế cho các dung môi độc hại thông thường) kết hợp NaCl cho hiệu suất cao là điểm mới và sáng tạo của giải pháp hữu ích.
Quy trình sản xuất dầu từ hạt chanh leo tím cho phép sử dụng dầu làm nguyên liệu ban đầu để sản xuất sản phẩm ứng dụng trong mỹ phẩm và thực phẩm. Dầu thu được từ quy trình theo giải pháp hữu ích có hoạt tính chống oxi hóa; có thể được dùng riêng biệt hoặc phối hợp với các sản phẩm khác để sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm.
Nhóm máu có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn Những người mang nhóm máu A có nguy cơ đột quỵ cao hơn 16% so với các nhóm máu khác. Họ cũng dễ nhiễm khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột. Nhóm máu của mỗi người được phân loại theo sự hiện diện của các kháng nguyên, protein cụ thể và phụ thuộc vào nhóm máu của cha mẹ. Kết quả phân tích đăng...