Nhóm học sinh ở Đà Nẵng sáng chế gậy thông minh dẫn đường cho người khiếm thị
Nhóm học sinh THPT FPT Đà Nẵng đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cộng đồng, nổi bật là sáng chế gậy thông minh dẫn đường cho người khiếm thị.
Hải Sơn, Đức Hiếu, Minh Hoàng và Khánh Dy hiện đang là học sinh lớp 11 và 12 Trường THPT FPT Đà Nẵng ( FPT Edu). Chung niềm đam mê khoa học, các em lập nhóm Little boys, tự nghiên cứu, sáng tạo nên một vài sản phẩm “biết đi đứng, chuyển động”. Little boys cũng đăng ký tham gia một số sân chơi về khoa học dành cho học sinh do trường, thành phố tổ chức.
Được sự dìu dắt, đồng hành về mặt chuyên môn của các thầy cô Trường THPT FPT Đà Nẵng, nhóm Little boys gần đây có nhiều sáng chế ứng dụng công nghệ cao và có nhiều tính năng hữu ích như gậy thông minh dẫn đường cho người khiếm thị hay robot với cánh tay chuyển động linh hoạt có thể giao hàng tự động.
Đưa các sản phẩm tham gia các cuộc thi về khoa học, kinh doanh, nhóm học sinh đã đạt được một số thành tích như: Giải Ba cuộc thi lập trình FPT Edu Hackathon 2021 và Giải Ba cuộc thi ý tưởng kinh doanh FPT Edu Biz Talent 2021 với sản phẩm robot dành cho người khiếm thị.
Ngoài ra, nhóm còn đoạt giải Ba cấp Thành phố cuộc thi Tin học Trẻ 2021 đồng thời lọt top các đội thi tranh tài tại vòng Chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học FPT Edu Research Festival 2022 và cuộc thi Sáng tạo kinh doanh xã hội toàn cầu 2022 (Social Business Creation – SBC 2022) với sản phẩm robot giao hàng.
Nhóm 4 học sinh FPT Edu có nhiều sáng chế ứng dụng công nghệ đạt giải tại các cuộc thi khoa học, kinh doanh dành cho học sinh, sinh viên.
Ý tưởng về các sản phẩm trên đều xuất phát từ thực tế cuộc sống mà các thành viên Little Boys nhìn nhận được. Với sản phẩm robot dành cho người khiếm thị, đây là thiết bị sở hữu camera góc rộng với độ phân giải cao, hướng tới vai trò như một “đôi mắt” thật, giúp người khiếm thị có thể tìm đường, nhận diện hình ảnh rồi truyền thông tin về tai nghe/kính/… bằng bluetooth.
Trên thực tế, các sản phẩm, ứng dụng hướng tới người khiếm thị xưa nay không phải hiếm, vì thế để tìm ra một hướng đi sáng tạo cho chủ đề đã quen thuộc, Little Boys đã phát triển thêm tính năng điều khiển thiết bị bằng giọng nói cho robot.
Với ứng dụng này, người khiếm thị không cần phải cầm, nắm, mang thiết bị bên người mà robot sẽ tự động đi theo họ như một thú cưng. Robot cũng có thể hỗ trợ nhận diện những mối nguy hiểm mà người khiếm thị không thấy được được, thông qua việc xác định vị trí và tốc độ lao đến.
Video đang HOT
Nhóm học sinh THPT FPT Đà Nẵng demo robot giao tại Chung kết cuộc thi FPT Edu Research Festival 2022.
Tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc phát hiện vấn đề cũng như ứng dụng công nghệ để tìm ra giải pháp, mới đây, Little Boys thành công trong việc phát triển robot giao hàng với khả năng di chuyển, cử động linh hoạt.
“Hiện tại trên thị trường đã có những robot với tính năng tương tự, nhưng hầu hết đều di chuyển trong từ tính có sẵn, nghĩa là trong những môi trường mới chưa được lắp đặt thì robot sẽ rất khó điều khiển. Nhận ra vấn đề đó nên nhóm đã thay đổi việc di chuyển trong môi trường từ tính sang sử dụng LiDAR quét và thư viện SLAM để vẽ bản đồ, hỗ trợ robot chạy tự động ngay cả trong môi trường không quen thuộc. Cánh tay của robot cũng được thiết kế để di chuyển 8 hướng khá linh động, giúp robot có thể thực hiện tốt nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa trong khu cách ly”, thành viên Little Boys chia sẻ.
Đưa sản phẩm robot này tham dự cuộc thi học sinh, sinh viên FPT Edu nghiên cứu khoa học – FPT Edu ResFes 2022, nhóm được đánh giá cao trong việc xác định vấn đề nghiên cứu, kỹ năng viết báo cáo, tìm kiếm tài liệu, khảo sát thực trạng, thực nghiệm, phân tích số liệu và thuyết trình dù chưa được học chuyên sâu về lập trình cũng như cách viết luận hay làm nghiên cứu.
Robot giao hàng được phát triển bởi nhóm học sinh THPT FPT Đà Nẵng.
Để theo đuổi đam mê khoa học và cho “ra lò” nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, nhóm học sinh FPT Edu nỗ lực tự học hỏi và nghiên cứu. Một thành viên trong nhóm kể, có hôm thức tới 2-3 giờ sáng để “vọc” robot. “Nghe gian nan thật đấy nhưng các thành viên trong nhóm đều không ngại, bởi việc nghiên cứu hay sáng tạo robot này đều xuất phát từ sở thích, đam mê chung của các thành viên. Khi đã mê rồi thì bạn có thể dành cả ngày để nghĩ về đề tài, có thể ôm robot ngủ luôn cũng được”, một thành viên trong nhóm hào hứng kể.
Với niềm say mê nghiên cứu khoa học, giải thưởng tại các cuộc thi có lẽ không phải mục tiêu cuối cùng của nhóm Little boys. Các học sinh FPT Edu đang ấp ủ nhiều dự định cải tiến sản phẩm để đạt tới hình thức và chức năng như ý.
“Như với sản phẩm robot giao hành mà nhóm mang tới FPT Edu ResFes 2022, thời gian tới, chúng mình sẽ bổ sung chức năng và cải thiện hơn nữa về mặt hình thức. Nhóm sẽ tìm cho robot một chất liệu phù hợp, cứng cáp và chắc chắn hơn nhựa in 3D. Chúng mình sẽ cải thiện thêm chức năng tracking, nhận diện khuôn mặt và quét mã định danh người giao hàng và người nhận hàng để thông tin này ngay lập tức báo về app trên điện thoại cho người giao hàng và robot sẽ mang hàng quay lại vị trí ban đầu”, đại diện nhóm học sinh chia sẻ.
Nhu cầu giảm gây khó khăn cho xuất khẩu cao su
Lạm phát tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu khiến cho các quốc gia này liên tục điều chỉnh lãi suất.
Điều này khiến cho các hoạt động xuất, nhập khẩu cao su của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đồng thời cũng tác động đến tiêu thụ hàng hóa tại các thị trường.
Giảm tiêu thụ
Vườn cao su đang thu hoạch tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Theo thông tin từ Hiệp hội cao su Việt Nam, giá cao su giảm do thị trường thế giới biến động và sức tiêu thụ tại Trung Quốc còn chậm khiến lợi nhuận cuối năm của ngành kém khả quan.
Cụ thể, giá bán cao su đã có giai đoạn biến động mạnh trong quý II/2022 khi phục hồi trong tháng 6 rồi lại giảm nhanh vào tháng 7. Thị trường bị tác động mạnh bởi tình hình dịch bệnh, khủng hoảng chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao, giá nhiên liệu tăng mạnh và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Giá cao su trên thị trường thế giới có chiều hướng tiếp tục đi xuống trong tháng 9 do lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc chậm lại. Chưa kể, giá cao su thường có sự tương quan nghịch với sức mạnh đồng USD. Diễn biến đi lên của đồng Đô la trong thời gian qua cũng dự báo giá cao su vẫn duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Chính vì sự biến động giá, đặc biệt là biến động thị trường nên Trung Quốc hiện đang giảm lượng nhập khẩu cao su Việt Nam. Điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su vào thị trường này giảm lợi nhuận lớn trong 3 tháng gần đây.
Đại diện Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cho biết, mảng kinh doanh cao su đang gặp nhiều khó khăn do thị trường không ổn định, giá bán giảm và tiêu thụ chậm. Ngoài ra, các chi phí đầu vào tăng đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu. Trong khi đó, mảng nông nghiệp cao su vốn chiếm tỷ trọng lớn về vốn đầu tư và doanh thu của VRG.
Nếu cộng với việc gặp khó ở các lĩnh vực khác, hụt đi các khoản dự thu từ thoái vốn và đền bù đất đai, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này có thể sụt giảm dẫu trước đó đã đặt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận gần như đi ngang.
Theo đó, doanh thu Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR) giảm gần 50%, lợi nhuận sau thuế giảm khoảng một phần ba so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa giải thích, lãi giảm chủ yếu do sản lượng mủ tiêu thụ đi lùi dẫn đến doanh thu bán thành phẩm trong quý III giảm so với cùng kỳ. Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm gần 22%.
Nguyên nhân được cho là giá xăng dầu tăng cao, tình hình tiêu thụ sụt giảm, các chi phí đầu vào tăng làm lợi nhuận giảm.
Tuy nhiên, ngoài các thị trường nhập khẩu lớn cao su Việt Nam, các doanh nghiệp cũng chinh phục thị trường Ấn Độ. Trong 9 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 11.000 tấn cao su sang Ấn Độ, tăng 45% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Các chủng loại được ưu tiên sang thị trường này là chủng loại cao su SVR10, SVR3L và RSS3.
Nhờ sự tăng trưởng của thị trường Ấn Độ đã góp phần cân bằng mức độ giảm của các thị trường khác. Thống kê Hải quan dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su trong 9 tháng năm 2022 ước đạt 2,28 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021.
Nỗ lực thực hiện mục tiêu đề ra
Chế biến cao su xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cao su Phú Riềng. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Khi giá mủ cao su biến động, nhu cầu thị trường giảm, gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su. Từ đó, bắt buộc các doanh nghiệp có kế hoạch chuyển hướng sản xuất và khai thác cây cao su sao cho hiệu quả hơn.
Theo đó, các doanh nghiệp thuộc VRG đã dùng chính vườn cây cao su và quỹ đất của doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, mang lại lợi nhuận làm nền tảng tiếp tục duy trì và phát triển cao su. Ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc VRG cho biết, về chiến lược phát triển, ngành nghề, định hướng kinh doanh, sản phẩm, thị trường, VRG tiếp tục tập trung đầu tư và kinh doanh vào 5 lĩnh vực chính đã được chủ sở hữu thông qua. Đó là thanh lý cây cao su quá thời hạn khai thác, chế biến gỗ, công nghiệp cao su, đầu tư phát triển khu công nghiệp và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Với những hướng đi này, các doanh nghiệp thuộc VRG có thêm chiến lược phát triển bên cạnh khai thác và chế biến mủ cao su xuất khẩu. Từ đó, giúp ổn định ngành khi mủ cao su xuất khẩu gặp biến động động giá và nhu cầu thị trường thay đổi ngắn hạn.
Để có thể giúp giá cao su ổn định hơn, ông Đỗ Hữu Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chia sẻ, ngành cao su cũng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng mủ cao su như nâng cao đầu tư chăm sóc vườn cây, cũng như nâng cao tay nghề của người lao động trong ngành cao su.
Bên cạnh đó, để sử dụng và khai thác hiệu quả những nền tảng sẵn có của Tập đoàn, các doanh nghiệp khai thác chế biến cao su xuất khẩu thuộc VRG cũng đẩy mạnh chuyển đổi số để bảo đảm sự hội nhập và đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng năng suất lao động, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thông qua việc hợp nhất thương hiệu cao su của các công ty, dùng chung thương hiệu Cao su Việt Nam, đăng ký bản quyền ở tất cả các thị trường trọng điểm. Hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành như khu công nghiệp chế biến gỗ, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng mủ cao su phục vụ cho chế biến, xuất khẩu, chăm lo đời sống vật chất tinh thần người lao động trong ngành cao su cũng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển ngành cao su. Vì vậy VRG cùng các doanh nghiệp thành viên trong ngành cao su cũng đã có nhiều kế hoạch và chương trình thi đua khen thưởng cho người lao động xuất sắc trong chăm sóc vườn cây, khai thác mủ...
Ông Huỳnh Kim Nhựt, Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng VRG cho biết, các phong trào thi đua được các công ty triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa tới toàn thể người lao động. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy động viên, khuyến khích người lao động trong ngành cao su tích cực chủ động sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có như vậy mới giúp ngành cao su ổn định, vượt qua giai đoạn khó khăn bởi nhiều biến động kinh tế và tiêu dùng hiện nay.
Khởi tố nữ sinh 16 tuổi, tín hiệu đáng mừng hay đáng lo Dùng biện pháp trừng phạt để phòng ngừa, răn đe trong tình hình hành xử bạo lực ở lứa tuổi học sinh ngày càng có hậu quả nghiêm trọng như hiện nay là cần thiết. Tuy nhiên, đó chỉ là giải quyết cái ngọn, cái gốc vẫn là nền tảng giáo dục. Sau bao nhiêu bài học cảnh giác, sau bao nhiêu nỗ...