Nhóm doanh nghiệp câu kết đưa người nhập cảnh trái phép lĩnh án
Ngày 11/6, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (SN 1984, ở Quảng Ninh, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Thịnh Vượng) về các tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”, “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép” và “ Làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức”.
Cùng hầu tòa là các bị cáo Nguyễn Thị Oanh (SN 1992, ở Hải Phòng, Giám đốc Công ty Thiên Nguyên), Đỗ Văn Thành ( SN 1984, ở Hải Phòng, Giám đốc Công ty Vietship), Hoàng Thanh Sơn (SN 1958, ở Hà Nội, Giám đốc Công ty Hoàng Hải), Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1960, ở Hà Nội, Giám đốc Công ty H3T) và Nguyễn Hoài Nam (SN 1994, ở Hà Nội, nhân viên Công ty Thiên Nguyên) bị truy tố về tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”.
Riêng bị cáo Ma Thị Dịu (SN 1991, quê Thái Nguyên) bị truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Trước đó, qua công tác hậu kiểm các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, cơ quan công an đã phát hiện Công ty Hoàng Hải có dấu hiệu bảo lãnh cho 5 người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam trái phép.
Quá trình điều tra xác định, Oanh chuyên xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nên có nhiều mối quen biết. Khoảng tháng 4/2022, Oanh được một người tên Ming (chưa rõ nhân thân) trao đổi về việc đưa một số người Trung Quốc đang ở quốc gia khác nhập cảnh vào Việt Nam để về Trung Quốc. Oanh sẽ được nhận 10 triệu đồng một khách.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 11/6.
Oanh trao đổi lại với Nhung (khi đó Nhung còn đang làm việc cho công ty của Oanh). Cả hai thống nhất sử dụng danh nghĩa các công ty để bảo lãnh theo diện chuyên gia. Thời điểm này, Công ty Thiên Nguyên đang nợ thuế nên Nhung liên hệ tìm các công ty khác.
Theo thỏa thuận, Oanh trả công cho Nhung 8 triệu đồng một khách. Thông tin của khách hàng do Ming gửi sang để Nhung làm hồ sơ. Làm xong hồ sơ bảo lãnh, Nhung liên hệ với các công ty để ký, đóng dấu và chuyển lại cho Nam đi nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Video đang HOT
Khi khách được duyệt cấp thị thực thì Nam sẽ chụp công văn cho Nhung hoặc Oanh để thông báo cho Ming báo khách hàng mua vé máy bay, nhận thị thực tại cửa khẩu khi nhập cảnh Việt Nam. Khách hàng sẽ tự liên hệ thuê chỗ ở và xuất cảnh khỏi Việt Nam sau khoảng 14 ngày cư trú bằng đường bộ. Cơ quan điều tra xác định, Oanh đã tổ chức cho 20 người nhập cảnh vào Việt Nam trái phép, hưởng lợi 36 triệu đồng.
Đối với bị cáo Thành, cơ quan điều tra xác định, Thành quen biết Nhung từ cuối năm 2021. Hai người ở với nhau như vợ chồng tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Tháng 4/2022, Nhung trao đổi với Thành tìm công ty bảo lãnh cho chuyên gia. Ngày 21/4/2022, Thành đã ký và đóng dấu công ty trên các tài liệu trong hồ sơ bảo lãnh gồm mẫu NA2 (bảo lãnh cho 5 người Trung Quốc), mẫu NA 16 (giới thiệu mẫu dấu Công ty Vietship và mẫu chữ ký giám đốc) và một giấy giới thiệu chưa ghi nội dung.
Khi đó, Nhung được Oanh trả công 40 triệu đồng. Số tiền này Nhung và Thành sử dụng chi tiêu chung. Sau đó, Thành còn liên hệ với Hùng để ký khống hồ sơ bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Thành gửi cho Hùng ảnh chụp hồ sơ bảo lãnh, hướng dẫn cách ký, đóng dấu.
Cáo trạng xác định, Hùng ký hồ sơ bảo lãnh cho 6 người nhập cảnh vào Việt nam, hưởng lợi 30 triệu đồng. Sơn đã ký và bảo lãnh cho 5 người nhập cảnh Việt Nam.
Quá trình điều tra, Sơn khai nhận, Công ty Hoàng Hải không có hoạt động sản xuất kinh doanh gì, không có nhu cầu mời chuyên gia nước ngoài làm việc. Tuy nhiên, theo đề nghị của Nhung, bị cáo này đồng ý ký bảo lãnh với tiền công 5 triệu đồng một người. Đến nay, Nhung mới trả cho Sơn 5 triệu đồng, còn hồ sơ bảo lãnh của 4 người khác, bị cáo không nhận được tiền vì Nhung nói họ chưa được nhập cảnh Việt Nam.
Ngoài ra, Oanh còn sử dụng pháp nhân một số công ty khác để tổ chức cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam. Trong vụ án này, Nhung giữ vai trò đồng phạm, giúp sức cho Oanh tổ chức cho 16 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Ngoài ra, Nhung và Dịu còn có hành vi làm giả 3 dấu tròn của Công ty X20, Công ty Cơ điện, Công ty Vĩnh Sơn để tổ chức cho người khác nhập cảnh và ở lại Việt Nam trái phép.
Bị cáo Dịu còn phải chịu trách nhiệm về hành vi làm giả CMND mang tên người khác. Dịu cũng khai về việc Nhung nhờ tìm chỗ khắc hộ các con dấu giả…
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nhung 9 năm tù, bị cáo Oanh 8 năm tù. Các bị cáo khác tùy theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 30 tháng tù cho hưởng án treo đến 5 năm tù theo đúng các tội danh đã bị truy tố.
"Nổ" có quan hệ với lãnh đạo nhiều bộ để chiếm đoạt hàng tỷ đồng của doanh nghiệp
Vượng đưa ra nhiều thông tin gian dối về việc, anh ta quen biết lãnh đạo các cơ quan, có khả năng giúp doanh nghiệp trúng thầu dự án của Bộ Quốc phòng và dự án xây dựng bệnh viện, qua đó chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của doanh nghiệp.
Ngày 12/3, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Thịnh Vượng (SN 1968, trú tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo 15 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo bản án sơ thẩm, cuối tháng 10/2018, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội nhận được đơn của bà Ma Thị B (39 tuổi, quê Thái Nguyên) tố giác Vượng có hành vi chiếm đoạt 80.000 USD.
Quá trình điều tra xác định, Vượng là lao động tự do, không có nhiệm vụ giải quyết việc trúng thầu, thi công các dự án. Nhưng từ năm 2018 đến 2019, Vượng đưa ra nhiều thông tin gian dối về việc, anh ta quen biết lãnh đạo các cơ quan, có khả năng giúp doanh nghiệp trúng thầu dự án của Bộ Quốc phòng và dự án xây dựng bệnh viện.
Bị cáo Vượng tại phiên tòa ngày 12/3.
Tin tưởng những điều Vượng nói là thật, hai cá nhân đã đưa tiền cho Vượng để "chạy" dự án và bị Vượng chiếm đoạt tổng số tiền 5,3 tỷ đồng.
Theo đó, đầu năm 2018, bà Ma Thị B là Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Techno Việt Nam quen Vượng. Khi nói chuyện, Vượng tự giới thiệu là cán bộ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và có nhiều mối quan hệ trong lực lượng Công an, Quân đội.
Sau một thời gian, qua các phương tiện thông tin đại chúng, bà B biết thông tin Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) được phê duyệt làm chủ đầu tư dự án san lấp khu vực còn lại thuộc khu đất xây dựng Nhà máy đóng tàu Ba Son mới. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.
Thấy Công ty cổ phần Đầu tư Techno Việt Nam có năng lực thi công nên bà B nhờ Vượng xin thầu thi công dự án này. Vượng nhận lời và nói, anh ta có quan hệ với một người nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, có thể xin cho bà B trúng thầu dự án. Ở chiều ngược lại, Vượng yêu cầu bà B chuẩn bị trước 2 tỷ đồng để anh ta lo việc.
Chiều 29/1/2018, bà B cùng người trong công ty gặp Vượng tại quán cà phê đối diện trụ sở Bộ Tài chính. Tại đây, Vượng yêu cầu bà B chuyển luôn số tiền 2 tỷ đồng để Vượng dẫn bà B đi gặp người có thẩm quyền giải quyết cho công ty của bà trúng thầu dự án. Do không có sẵn tài chính nên bà B đã hỏi vay doanh nghiệp khác 80.000 USD.
Khoảng 16h cùng ngày, bà B cùng người trong công ty đi xe ô tô mang theo một túi nilon màu đen đến gặp Vượng đang ngồi trên xe ô tô riêng. Khi đi đến đầu đường Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình, Hà Nội), Vượng bảo bà B đưa tiền cho mình. Sau đó, Vượng dẫn theo hai người này đến khu vực cổng Bộ Quốc Phòng.
Tuy nhiên, khi Vượng đến cổng Bộ Quốc phòng thì cảnh vệ không cho vào. Vì thế, Vượng bảo họ đợi ở ngoài cổng, còn anh ta đi vào khu vực khác. Bà B và người trong công ty chờ mãi không thấy Vượng quay lại nên gọi điện thì Vượng bảo đã đi tiếp khách, dặn bà B về nhà đợi. Sau đó, bà B nhiều lần gọi điện thúc giục nhưng Vượng đưa ra nhiều lý do khác nhau để trì hoãn và cũng không trả lại tiền.
Kết quả xác minh thể hiện, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây dựng dự án trên nên chưa xác định được đơn vị trúng thầu. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng không thông qua bất kỳ cá nhân nào để mời thầu, hoặc giới thiệu, quảng cáo về dự án trên. Công tác lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo đúng quy định về quản lý đấu thầu.
Ngoài hành vi phạm tội như trên, Vượng còn chiếm đoạt 80.000 USD và hơn 1,4 tỷ đồng của ông Nguyễn Văn T (quê Vĩnh Phúc) thông qua việc hứa hẹn xin dự án cải tạo, sửa chữa Quốc lộ 2C. Sau khi đưa tiền, ông T không được trúng thầu. Khi tìm hiểu, ông T mới biết Vượng không phải là cán bộ Bộ Tài chính
Giám đốc doanh nghiệp hầu tòa vì mua bán, tàng trữ hàng chục tấn vật liệu nổ TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên tòa xét xử một giám đốc doanh nghiệp cùng nhiều thuộc cấp mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép hàng chục tấn vật liệu nổ. Sáng 27.4, TAND tỉnh Quảng Nam mở lại phiên tòa hình sự xét xử bị cáo Hồ Sỹ Thái, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Nhi, cùng nhiều thuộc cấp...