Nhóm chuyên gia Trung Quốc hé lộ bí mật về cái chết của ngôi sao khổng lồ sau sự hỗ trợ từ dân nghiệp dư
Lần đầu tiên một nhóm nghiên cứu do Trung Quốc dẫn đầu đã tiết lộ những hình ảnh liên quan đến cái chết của một ngôi sao khổng lồ, thách thức lý thuyết tiêu chuẩn về sự tiến hóa của sao.
Sử dụng các kính thiên văn chuyên nghiệp và nghiệp dư tại Trung Quốc, Mỹ, châu Âu và Nga, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng ngôi sao, có kích thước gấp khoảng 85 triệu lần Mặt trời trong Thiên hà Chong Chóng (Pinwheel), bị bao quanh bởi các lớp bụi dày trước khi nó kết thúc vòng đời do năng lượng trong lõi cạn kiệt và phát nổ thành siêu tân tinh.
Thuật ngữ siêu tân tinh được sử dụng để mô tả sự phát nổ mạnh của một ngôi sao, tạo ra hiện tượng sáng lấp lánh tạm thời trên bầu trời. Trong quá trình siêu tân tinh, ngôi sao chiếu sáng lượng năng lượng lớn trong thời gian ngắn, thường làm cho nó trở nên rất sáng hơn bất kỳ ngôi sao nào khác trong vùng lân cận.
Sự kiện siêu tân tinh thường xuyên xảy ra khi một ngôi sao kết thúc chu kỳ sống và không thể duy trì áp suất từ sự nối tiếp của quá trình hạt nhân cháy nạp năng lượng. Có hai loại siêu tân tinh chính là siêu tân tinh loại II và Ia.
Siêu tân tinh loại II xảy ra khi một ngôi sao khối lớn hết nhiên liệu và phát nổ. Trong khi siêu tân tinh loại Ia thường liên quan đến một ngôi sao trắng lấy mất chất từ ngôi sao đồng lân cận, dẫn đến việc nổ.
Siêu tân tinh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các nguyên tố hóa học nặng và phát tán chúng vào không gian, góp phần vào sự hình thành các hệ hành tinh và ngôi sao mới.
“Tấm màn tử thần” này, được hình thành bằng cách sử dụng vật liệu bị ngôi sao đẩy ra những năm cuối đời nó, đã ngăn chặn sóng xung kích của vụ nổ nhanh chóng lan ra không gian mở, các nhà nghiên cứu đưa tin trên tạp chí Nature.
Wang Xiaofeng, tác giả chính của bài viết từ Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh (thủ đô Trung Quốc), cho biết: “Dù sóng xung kích được cho là rất nóng và tồn tại trong thời gian ngắn, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng điều đó không xảy ra những giờ đầu tiên ngôi sao trở thành siêu tân tinh. Nó cho thấy cái chết của một ngôi sao lớn có thể phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây”.
Theo Wang Xiaofeng, các nhà khoa học có những lý thuyết và quan sát tương đối phù hợp về cách ngôi sao có khối lượng nhỏ hoặc trung bình sống và chết như thế nào. Tuy nhiên, cơ chế tiến hóa của các ngôi sao lớn, có khối lượng gấp 8 lần Mặt trời hoặc hơn, vẫn chưa rõ ràng.
Thiên hà Chong Chóng liên tục được chụp ảnh bởi những người nghiệp dư trên khắp thế giới, đây là nguồn hình ảnh cho các nhà nghiên cứu đang khảo sát một ngôi sao sắp chết – Ảnh: Kính viễn vọng Không gian Hubble
Khi một ngôi sao có khối lượng khoảng 18 lần khối lượng Mặt trời lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà thiên văn nghiệp dư Koichi Itagaki (Nhật Bản) vào tháng 5, nó ngay lập tức trở thành kho tàng dữ liệu quan sát cho các nhà khoa học nhờ độ sáng cực cao và khoảng cách gần Trái đất.
Video đang HOT
Là một trong những thiên hà đẹp nhất trên bầu trời đêm, Thiên hà Chong Chóng liên tục được giới nhiếp ảnh nghiệp dư trên khắp thế giới chụp ảnh. Wang Xiaofeng đã thu thập hình ảnh từ cả các đài quan sát chuyên nghiệp và nghiệp dư để tái hiện lại toàn bộ quá trình vụ nổ.
Nhóm của ông đã liên hệ với những người đam mê thiên văn học, đã chụp được thiên hà trước và sau siêu tân tinh. Sau đó, các nhà nghiên cứu lấy thông tin về từng dải màu, gồm các dải màu đỏ, lục và lam, đồng thời thực hiện hiệu chuẩn và so sánh chuyên sâu để thu được dữ liệu trắc quang nhiều màu đáng tin cậy.
Trước sự ngạc nhiên của họ, sóng xung kích ngay sau vụ nổ dường như có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Wang Xiaofeng cho biết: “Trong vài giờ đầu tiên, sóng xung kích có vẻ có màu đỏ, tương ứng với nhiệt độ vài nghìn độ C”. Sau đó, nó chuyển sang màu xanh lam, hay hàng chục nghìn độ C như dự kiến theo lý thuyết tiêu biểu.
Sóng xung kích cũng được quan sát thấy đã kéo dài vài giờ, dài hơn nhiều so với thời lượng dự đoán là khoảng 30 phút.
Wang Xiaofeng nói những quan sát này cung cấp bằng chứng trực tiếp cho thấy ngôi sao khổng lồ đã phát ra một lượng khí và bụi đáng kể để hình thành nên môi trường xung quanh dày đặc, cuối cùng đã hấp thụ phần lớn năng lượng của sóng xung kích. Trong khi đó, các lớp bụi có lẽ không đối xứng, dẫn đến sự di chuyển kéo dài của sóng từ lõi đến không gian mở, ông nói thêm.
Wang Xiaofeng nói: “Công việc của chúng tôi sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ của các nhà thiên văn nghiệp dư trong và ngoài Trung Quốc. Tôi thực sự hi vọng sự hợp tác như vậy sẽ diễn ra thường xuyên hơn, thậm chí còn mở ra một mô hình mới ở nghiên cứu vật lý thiên văn trong tương lai”.
Eliot Herman, giáo sư danh dự về sinh học thực vật tại Đại học Arizona (Mỹ), là một trong những nhà thiên văn nghiệp dư được nhóm của Wang Xiaofeng liên hệ.
Eliot Herman cho biết ông tình cờ nhận thấy cảnh báo về siêu tân tinh và đã thức suốt đêm để chụp ảnh bằng mạng lưới kính thiên văn từ xa ở bang Utah (Mỹ) khi siêu tân tinh ngày càng sáng hơn.
Khi được yêu cầu chia sẻ bộ dữ liệu gốc với nhóm của Wang Xiaofen, Eliot Herman vui vẻ đồng ý. Dữ liệu của ông và dữ liệu từ những nhà thiên văn học nghiệp dư khác đã được hợp nhất, dẫn đến các phân tích và kết luận được nêu trong bài viết trên Tạp chí Nature.
Theo Eliot Herman, so với các đài quan sát chuyên nghiệp thường hoạt động theo lịch trình, những người nghiệp dư có sự linh hoạt hơn.
Ông nói: “Những nhà thiên văn học nghiệp dư có thể thay đổi ý định và chú ý đến các đối tượng mới có ý nghĩa. Thiên văn học là một môn học độc đáo, trong đó những người nghiệp dư đóng vai trò quan trọng. Trong lịch sử, khoa học này phần lớn được thực hiện bởi những nhà thiên văn học nghiệp dư cùng các học giả được tài trợ bởi những người giàu có trước khi nó được chính phủ tài trợ.
Ngày nay, không có lĩnh vực nào khác như thiên văn học. Tôi đã từng là người quản lý chương trình tại Quỹ Khoa học Quốc gia trong lĩnh vực sinh học và chưa bao giờ thấy khoản tài trợ hay dự án nào có sự tham gia của một người nghiệp dư. Thiên văn học chào đón những người nghiệp dư, gồm cả người thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu thích việc tìm kiếm những điều kỳ diệu của vũ trụ. Sự hợp tác này là khoa học tốt nhất. Tôi rất vui mừng được tham gia vào dự án và việc công bố đó”.
NASA: Vành đai sao Thổ sẽ 'biến mất' vào năm 2025
Theo các nhà khoa học, thời gian để con người có thể nhìn ngắm các vành đai sao Thổ rõ nét chỉ còn khoảng 18 tháng trước khi chúng trở nên 'vô hình'.
Daily Mail dẫn thông báo của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, các nhà khoa học và những người yêu thích thiên văn học chỉ còn 18 tháng để quan sát các vành đai của sao Thổ trước khi chúng trở nên "vô hình" vào năm 2025.
Ở thời điểm sự kiện này diễn ra, quỹ đạo của sao Thổ sẽ nghiêng về phía Trái Đất khiến việc quan sát các vành đai của hành tinh này không còn rõ ràng như trước do góc nhìn chính diện.
Các vành đai của sao Thổ là những cấu trúc khổng lồ có nơi kéo dài từ 70.000 đến 140.000km. Tuy nhiên vành đai này khá mỏng chỉ dày khoảng 10m ở một số điểm. Do đó khi quan sát sao Thổ một cách chính diện chúng gần như biến mất khi khoảng cách giữa hai hành tinh lên đến 1,2 tỷ km.
18 tháng tới là cơ hội cuối cùng để nhìn thấy các vành đai của sao Thổ trước khi chúng biến mất khỏi tầm nhìn do độ nghiêng của hành tinh này. (Ảnh: Daily Mail)
Do quỹ đạo nghiêng theo chu kỳ 29 năm, sao Thổ sẽ di chuyển ra xa Mặt Trời hơn trong suốt chu kỳ này.
Cũng với chu kỳ này, chúng ta có thể quan sát lại vành đai của sao Thổ một cách đầy đủ sau từ 13,7 đến 15,7 năm khi hành tinh này nghiêng trở lại trong một thời gian ngắn.
Như hiện tại, các vành đai của Sao Thổ nghiêng xuống phía Trái đất một góc 9 độ và đến năm 2024 góc đó sẽ giảm xuống chỉ còn 3,7 độ.
Lần cuối cùng sự kiện thiên văn hiếm hoi này xảy ra là vào tháng 9/2009 và trước đó là vào tháng 2/1996.
Các nhà thiên văn học sẽ không có cơ hội quan sát sao Thổ từ góc nghiêng như hiện tại cho đến tháng 10/2038. Bù lại các nhà khoa học có thể quan sát một số mặt trăng trong tổng số 156 mặt trăng của hành tinh này.
Trái đất đi qua góc nhìn có thể khiến không thể nhìn thấy các vành đai của Sao Thổ, nhưng các nhà thiên văn học cho biết đây sẽ là thời điểm tuyệt vời để quan sát một số trong số 156 mặt trăng của hành tinh này.
Vành đai của sao Thổ chủ yếu bao gồm băng, một tỉ lệ nhỏ bụi đá được tạo ra trong không gian do các mảnh vỡ của tiểu hành tinh và các vi thiên thạch va chạm nhau.
Hiện tại các nhà khoa học tin rằng các vành đai được hình thành từ phần còn lại của sao chổi, tiểu hành tinh và mặt trăng bị xé nát bởi lực hấp dẫn cực mạnh của sao Thổ.
Thời điểm chính xác vành đai này được hình thành vẫn là chủ đề tranh luận giữa các nhà thiên văn học với các lý thuyết cạnh tranh cho thấy chúng già như hệ mặt trời hoặc tương đối trẻ.
Mặc dù sự biến mất của các vành đai sao Thổ lần này chỉ là tạm thời nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng một ngày nào đó các vành đai này có thể biến mất vĩnh viễn.
Tàu thăm dò Cassini của NASA, đã bay qua các vành đai của sao Thổ 22 lần trước khi nó lao xuống hành tinh này vào năm 2017, phát hiện ra rằng các vành đai đang biến mất dần với tốc độ cực nhanh. Tàu Cassini phát hiện ra rằng các vành đai đang mất đi khoảng từ 400kg đến 2,8 tấn khối lượng/giây.
Tiến sĩ James O'Donoghue, một nhà khoa học hành tinh tại Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản cho biết giới thiên văn học vẫn đang cố gắng tìm hiểu chính xác tốc độ vành đai sao Thổ bị xói mòn theo thời gian.
Trong một hiện tượng được gọi là "mưa vòng", bức xạ từ Mặt trời khiến các hạt trong khí quyển tích điện.
Ngược lại, điều này làm cho các hạt liên kết với khí trong bầu khí quyển của Sao Thổ và bị lực hấp dẫn của hành tinh kéo ra khỏi các vành đai.
Tiến sĩ O'Donoghue nói thêm: " Hiện tại, nghiên cứu cho thấy các vành đai sẽ chỉ là một phần của Sao Thổ trong vài trăm triệu năm nữa".
Sự sống ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Các nhà thiên văn học đến từ Đại học Curtin vừa phát hiện ra ngôi sao cách Trái Đất 15.000 năm sáng liên tục phát ra các xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút. Daily Mail dẫn báo cáo của nhóm nghiên cứu của Đại học Curtin đến Australia cho biết, ngôi sao bí ẩn trên nằm trong chòm sao Scutum, nó...