Nhóm 15 nhân viên lên mạng lừa “bài bản”, chiếm đoạt trên 52 tỷ đồng
Công an tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an triệt phá thành công đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia.
Bước đầu xác định số tiền lừa đảo trên 52 tỷ đồng.
Trước đó, vào khoảng tháng 2/2023, qua công tác nghiệp vụ, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện Vi Văn Tùng (SN 1993, trú tại xã Hòa Bình, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) cùng một nhóm khoảng 10 thanh niên thuê trọ tại khu chung cư APEC (thuộc xã Mai Pha, TP Lạng Sơn) sinh sống và làm việc cả ngày đêm, lắp đặt nhiều camera giám sát, đường truyền internet tốc độ cao.
Bắt 15 đối tượng, tạm giữ 20 bộ máy, 20 ĐTDĐ và một số tài liệu có liên quan.
Video đang HOT
Nhận thấy hoạt động của các đối tượng có nhiều biểu hiện nghi vấn, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh đã sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nhanh chóng xác định Vi Văn Tùng và các đối tượng trên là mắt xích quan trọng trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoạt động tinh vi, có tổ chức, có sự liên kết trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tham mưu lãnh đạo Công an tỉnh phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an xác lập chuyên án để tập trung lực lượng, phương tiện đấu tranh làm rõ.
Qua đấu tranh chuyên án, đã xác định được đối tượng Hoàng Phi Long (SN 1997, trú tại thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn), cư trú làm việc bên Campuchia là đối tượng chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo Vi Văn Tùng và 16 trường hợp khác thuê nhà, tuyển nhân viên làm việc tại Lạng Sơn và chỉ đạo, điều hành nhóm đối tượng tại nhiều địa phương trên cả nước hoạt động với thủ đoạn như: giả danh nhân viên Tập đoàn Panasonic hướng dẫn khách hàng nạp tiền, thực hiện nhiệm vụ trên trang web giả mạo do các đối tượng lập ra để hưởng % hoa hồng cao, khi khách nạp tiền các đối tượng dùng nhiều lý do khác nhau buộc khách hàng nạp thêm số tiền lớn hơn vào các tài khoản đối tượng cung cấp để thực hiện nhiệm vụ đến khi khách hàng không còn khả năng thanh toán sẽ chặn tài khoản, cắt mọi liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền bị hại đã chuyển.
Hoàng Phi Long tại cơ quan Công an.
Thượng tá Hoàng Gia Định – Trưởng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết: Quá trình đấu tranh gặp rất nhiều khó khăn vì đây là đường dây hoạt động có tổ chức, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm, các đối tượng sử dụng nhiều trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, thủ đoạn tinh vi, liên tục thay đổi địa điểm hoạt động, địa bàn hoạt động rộng, liên tỉnh, xuyên quốc gia… nhằm đối phó với lực lượng chức năng. Tuy nhiên, với tinh thần kiên quyết đấu tranh, không bỏ lọt tội phạm, Ban chuyên án đã sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hoạt động phạm tội của các đối tượng.
Đến ngày 19/7, Ban chuyên án đã bắt giữ thành công đối tượng Hoàng Phi Long tại Gia Lâm, TP Hà Nội. Cùng ngày, đã triển khai nhiều Tổ công tác áp sát địa điểm hoạt động của các đối tượng, bất ngờ phá án cùng một thời điểm, bắt 15 đối tượng, tạm giữ 20 bộ máy vi tính, 20 ĐTDĐ và một số tài liệu khác; không để các đối tượng chạy trốn, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ.
Qua đấu tranh đã làm rõ: Từ tháng 2/2023, Hoàng Phi Long sang Campuchia đã câu kết với 2 đối tượng khác người Việt Nam (hiện đang trốn ở Campuchia) tổ chức lập ra đường dây chuyên hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn nêu trên các đối tượng đã sử dụng 18 tài khoản ngân hàng khác nhau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hơn 1.500 người tại Việt Nam, với số tiền lừa đảo khoảng 52,2 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ lừa đảo Long và đồng bọn dùng tiêu xài cá nhân, đánh bạc, “trả lương cho số nhân viên”, thuê, mua sắm vật dụng, phương tiện phục vụ hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Lạng Sơn và Campuchia.
Giả làm khách hàng, cuỗm hàng loạt điện thoại, dây chuyền
Chiều 3/8, Cơ quan CSĐT Công an TP Tây Ninh (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự Lại Thị Phượng (SN 1977, ngụ Khánh Hòa) để điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản.
Qua công tác nghiệp vụ, lúc 12h ngày 2/8, Công an TP Tây Ninh bắt quả tang Phượng trộm tài sản tại một cửa hàng thuộc phường 1, TP Tây Ninh. Tang vật thu giữ gồm: 4 điện thoại di động, 1 sợi dây chuyền vàng, 4 thẻ ATM, 2 căn cước công dân...
Phượng thừa nhận, đã thuê nhà trọ ở thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành) để lẩn trốn trong quá trình gây án. Sau đó, Phượng chạy xe máy đến các cửa hàng, quán ăn buôn bán trên địa bàn TP Tây Ninh và các huyện lân cận tìm kiếm "con mồi".
Tiếp đó, Phượng giả khách mua đồ và lợi dụng sơ hở của chủ cửa hàng trong việc quản lý tài sản để trộm tiền, điện thoại di động...
Với phương thức, thủ đoạn như trên, từ tháng đầu tháng 7/2023 đến nay, Phượng đã gây 6 vụ trộm ở TP Tây Ninh và huyện Châu Thành.
Nhờ "Cục an ninh mạng" lấy lại tiền lừa đảo, người phụ nữ tiếp tục "sập bẫy" mất 300 triệu đồng Bị lừa làm cộng tác viên online để hưởng "hoa hồng", người phụ nữ ở Hà Nội cay đắng mất 100 triệu đồng. Sau đó, người này lên mạng xã hội và nhờ tới "Cục an ninh mạng" để lấy lại tiền, nhưng không ngờ, chị một lần nữa "sập bẫy" tội phạm" và tài khoản tiếp tục "bay" 300 triệu đồng. Tội...