Nhờ công an kiểm tra nữ sinh đeo máy trợ thính vào phòng thi
Sáng nay tại điểm thi Trường THPT Kim Liên của Học viện Ngân hàng có một nữ thí sinh đeo máy trợ thính vào phòng thi. Để kiểm tra chính xác đó có phải là máy trợ thính hay thiết bị công nghệ cao, Học viện Ngân hàng đã mời công an kiểm tra.
Thí sinh dự thi đại học nghe cán bộ coi thi phổ biến Quy chế thi.
Trong ngày làm thủ tục dự thi sáng nay, cán bộ coi thi tại điểm thi Trường THPT Kim Liên của Học viện Ngân hàng đã phát hiện một nữ sinh đeo máy trợ thính. Để đảm bảo an toàn nghiêm túc kỳ thi và tránh gian lận trong phòng thi, Học viện ngân hàng đã yêu cầu nữ sinh này viết bản cam đoan khẳng định đó là máy trợ thính và yêu cầu thí sinh cần có giấy chứng nhận của bác sĩ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Mạnh Dũng – trưởng phòng đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết: “Nhà trường vẫn để thí sinh dự thi bình thường ở phòng thi và yêu cầu cán bộ coi thi đặc biệt chú ý. Bên cạnh đó, Học viện đã mời công an PA83 vào cuộc xác minh. Cùng đó, yêu cầu thí sinh cung cấp giấy chứng nhận mã máy thiết bị để kiểm tra”.
“Học viện phải làm biện pháp thận trọng này vì hiện nay thiết bị công nghệ cao như máy quay phim, chụp hình, thiết bị thu – phát rất hiện đại, nhỏ gọn và khó phát hiện, nếu không cẩn thận sẽ bị lộ đề thi rất nguy hiểm” – ông Dũng cho hay.
Video đang HOT
Trao đổi với PV Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Quy chế tuyển sinh cho phép thí sinh mang các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin, không phát âm, phát hình trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác để chống tiêu cực. Nếu thí sinh lợi dụng chống tiêu cực để tiêu cực, mang những thiết bị công nghệ cao để gian lận khi làm bài nếu bị phát hiện sẽ bị đình chỉ thi. Vai trò của giám thị trong phòng thi rất quan trọng. Những thiết bị công nghệ cao rất đa dạng nên nếu giám thị phát hiện thí sinh mang những thiết bị nghi ngờ mà tự mình không nhận dạng được thì báo cho điểm thi để xử lý”.
Thứ trưởng Ga cũng nhấn mạnh, quy chế tuyển sinh qui định việc xử lý rất nghiêm đối với thí sinh thi kèm, thi hộ. Thí sinh cũng cần quán triệt kỹ rằng việc phát hiện gian lận trong thi cử không phải chỉ thực hiện trong quá trình thi mà còn cả trong quá trình học, thậm chí sau khi thí sinh tốt nghiệp đã được cấp bằng, nếu có chứng cứ vi phạm qui chế thi thì thí sinh vẫn bị xử lý như thường. Vì vậy thí sinh phải ý thức được điều này để tự giác chấp hành qui chế thi, đừng bao giờ nghĩ đến việc thi kèm, thi hộ hay các hình thức gian lận trong thi cử khác..
Theo Dân Trí
Nhiều biện pháp chống thi hộ, thi kèm
Cạnh tranh suất vào đại học ngày càng khốc liệt nên mỗi kỳ thi tuyển sinh đều có thể xảy ra hiện tượng gian lận, thi hộ, thi kèm. Do đó, để đảm bảo an toàn, nghiêm túc cho kỳ thi, nhiều trường đại học đã lên phương án ngăn chặn tình trạng này.
Tuyển sinh năm 2013, tại trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy, cán bộ coi thi đã phát hiện tại phòng thi số 29, một thí sinh có gương mặt không giống với ảnh trên thẻ dự thi. Qua kiểm tra, các giám thị khẳng định thí sinh này có vấn đề nên đã báo cáo hội đồng thi. Kết thúc buổi thi cuối cùng, thí sinh này được mời về hội đồng thi để làm việc. Tại đây, thí sinh đã thừa nhận là người đi thi thuê. Trường hợp này đã thi trót lọt hai môn đầu tiên trước khi bị phát hiện. Tại cơ quan công an, đối tượng thi thuê khai nhận tiền công thi thuê là 10 triệu đồng.
Trước khi vào phòng thi, các thí sinh đều được cán bộ coi thi kiểm tra đối chiếu ảnh.
Do đó, tuyển sinh năm 2014 này, vấn đề chống gian lận thi cử cũng được lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quan tâm. Bộ Công an yêu cầu các trường phải thực hiện đúng quy trình: Khi gọi thí sinh vào phòng thi và trong quá trình thí sinh làm bài, cán bộ coi thi phải kiểm tra, đối chiếu ảnh của thí sinh theo bản ảnh dự thi với ảnh trong giấy chứng nhận sơ tuyển, bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc giấy chứng minh nhân dân để phát hiện, ngăn chặn tình trạng thi hộ.
Để chuẩn bị tốt kỳ thi tuyển sinh năm nay, Học viện Cảnh sát Nhân dân đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh tới những giải pháp ngăn chặn phòng ngừa tình trạng mang tài liệu vào phòng thi, lưu ý các hiện tượng lừa đảo thí sinh để thí sinh và phụ huynh nâng cao tinh thần cảnh giác. Học viện sẽ tổ chức tập huấn cho giám thị, trong đó sẽ tập huấn kỹ khâu nhận diện thí sinh để phát hiện, ngăn chặn tình trạng thi kèm, thi hộ.
Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy cũng đặc biệt lưu ý giám thị các "kỹ năng" để phát hiện gian lận thi cử, lưu ý việc sử dụng các kỹ thuật cao để thi kèm.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội năm nay số lượng thí sinh đăng ký dự thi đông nên để đảm bảo an toàn nghiêm túc trong kỳ thi, đặc biệt tránh gian lận trong kỳ thi, trường yêu cầu cán bộ coi thi khi ghi số báo danh và gọi thí sinh vào phòng thi phải đánh dấu những thí sinh vắng mặt, kiểm tra và đánh dấu những thí sinh đã có bản sao bằng hoặc giấy CNTN tạm thời vào danh sách và đính chính các sai sót. Đối chiếu ảnh trong thẻ dự thi với thí sinh đến thi, trường hợp trong thẻ dự thi không có ảnh, cán bộ coi thi báo cho thí sinh nộp 2 ảnh vào buổi thi môn 1 và nộp cho Ban chỉ đạo điểm thi vào cuối buổi thi .
Với các môn thi tự luận, trường ĐH Nông nghiệp yêu cầu cán bộ coi thi thứ hai kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng đã bị cấm theo quy định về trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi.
Đặc biệt, trường yêu cầu các cán bộ coi thi chú ý thí sinh sử dụng khuy áo để chụp đề thi gửi ra. Đặt máy quy trong nhà nghỉ và nhà dân để chụp ảnh hoặc làm hồ sơ có ảnh trộn nhận dạng khó.
Tước quyền tham dự thi đại học 2 năm!
Bộ GD-ĐT đã đưa ra các biện pháp xử lý đối với thí sinh vi phạm quy chế thi. Trong đó lỗi nặng nhất là đình chỉ thi nếu thí sinh vi phạm một trong các lỗi như: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế; Mang vật dụng trái phép theo quy định vào phòng thi; Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi. Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.
Hình thức đình chỉ thi do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và do ủy viên phụ trách điểm thi quyết định. Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó; phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định của Uỷ viên phụ trách điểm thi; phải nộp bài làm và đề thi cho CBCT và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài môn đó; không được thi các môn tiếp theo; không được dự các đợt thi kế tiếp trong năm đó tại các trường khác.
Đặc biệt, tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi như: Có hành vi giả mạo hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theo đối tượng trong tuyển sinh; Sử dụng văn bằng tốt nghiệp không hợp pháp; Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức; Có hành động phá hoại kỳ thi, hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác. Sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Theo Dân Trí
Thí sinh được điều chỉnh khu vực ưu tiên trong tuyển sinh Một điểm mới trong tuyển sinh năm nay là điều chỉnh lại quy định về khu vực ưu tiên khu vực I, tuy nhiên, hiện nay nhiều thí sinh vẫn chưa nắm rõ về quy định này, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh chỉnh sửa trong ngày làm thủ tục dự thi. Theo quy định...