Nhìn lại hành trình phát triển của 12 loại vắc xin trong lịch sử

Theo dõi VGT trên

Để hình dung những gì mà các nhà nghiên cứu vắc xin Covid-19 đang phải đối mặt, hãy cùng nhìn lại chặng đường phát triển vắc xin của những bệnh truyền nhiễm khác trong suốt chiều dài lịch sử.

Để hình dung được phần nào sự phức tạp của việc phát triển vắc xin, hãy cùng nhìn lại quá trình phát triển vắc xin cho một số bệnh truyền nhiễm khác trong suốt chiều dài lịch sử.

Bệnh đậu mùa

Việc thanh toán bệnh đậu mùa nhờ vắc xin được coi là một trong những thành tựu lớn nhất trong lịch sử y tế công cộng, nhưng phải mất vài thế kỷ để nhân loại đến được đó.

Nhìn lại hành trình phát triển của 12 loại vắc xin trong lịch sử - Hình 1

Hiện vẫn chưa rõ về nguồn gốc của bệnh đậu mùa, mặc dù các nhà khoa học tin rằng nó bắt nguồn từ Đế chế Ai Cập thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Đến thế kỷ 18, chế độ thực dân đã khiến căn bệnh lan ra khắp toàn cầu. Bệnh có tỷ lệ tử vong khủng khiếp lên tới 30%.

Năm 1796, Edward Jenner ở Anh đã chế tạo ra loại vắc xin đậu mùa thành công đầu tiên, nhưng mãi đến những năm 1950, phương pháp điều trị bằng vắc-xin mới bắt đầu thanh toán có hiệu quả căn bệnh này ở một số nơi trên thế giới.

Sau đó, vào năm 1967, một nỗ lực toàn cầu đẩy mạnh sản xuất vắc-xin và sự tiến bộ trong công nghệ kim tiêm cuối cùng đã mang lại thành công trong việc thanh toán căn bệnh này vào năm 1980.

Cho đến nay, bệnh đậu mùa vẫn là căn bệnh duy nhất đã được xóa sổ hoàn toàn trên khắp thế giới thông qua các nỗ lực tiêm chủng.

Dịch hạch

Bệnh dịch hạch là một trong những căn bệnh lâu đời nhất và chết người nhất thế giới, lên đến đỉnh điểm trong gần 200 triệu người chết trong suốt lịch sử nhân loại. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có vắc-xin.

Bệnh dịch hạch nổi tiếng vì đã giết chết hàng triệu người trong thời Trung cổ, nhưng căn bệnh này vẫn còn lưu hành ở nhiều vùng trên thế giới. Gần đây như năm 2017, một vụ dịch hạch ở Madagascar đã thu hút sự chú ý của thế giới và gây nhiều lo ngại.

Nhìn lại hành trình phát triển của 12 loại vắc xin trong lịch sử - Hình 2

Tuy nhiên, vì dịch hạch là bệnh do vi khuẩn, nên có thể sử dụng các kháng sinh hiện đại để điều trị. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng phát triển vắc xin là lựa chọn khả thi nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh về lâu dài.

Trong quá khứ, đã có nhiều nỗ lực để chế tạo ra một loại vắc xin dịch hạch nhưng đều thất bại, bao gồm một loại được sản xuất tại Mỹ để tiêm chủng cho binh sĩ trong Chiến tranh Việt Nam.

Nhưng vào năm 2018, WHO đã công bố Hồ sơ sản phẩm mục tiêu vắc-xin dịch hạch, trong đó liệt kê 17 vắc-xin dự tuyển có thể được phê chuẩn, đang trải qua các thử nghiệm lâm sàng tiến tới mục tiêu được FDA phê chuẩn.

Thương hàn

Thương hàn là căn bệnh chết người có thể lây lan rộng qua thực phẩm và nước. Mặc dù tương đối ít phổ biến ở các nước công nghiệp, nó vẫn là một mối đe dọa đáng kể ở các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.

Nhìn lại hành trình phát triển của 12 loại vắc xin trong lịch sử - Hình 3

Hiện trên thị trường có hai loại vắc xin để ngăn ngừa bệnh thương hàn. Sau khi vi khuẩn gây bệnh được phát hiện vào năm 1880, các nhà khoa học Đức bắt đầu nghiên cứu về chúng vào năm 1896.

Năm 1909, bác sĩ quân đội Mỹ Frederick F. Russell đã phát triển vắc xin thương hàn đầu tiên của Mỹ. Trong nhiều năm sau đó, vắc-xin được sử dụng cho mục đích quân sự, nhưng vào năm 1914, nó đã được sử dụng cho người dân Mỹ.

Ngày nay, bệnh thương hàn là không phổ biến ở Mỹ và tiêm chủng thường không được khuyến nghị thường quy.

Sốt vàng

Video đang HOT

Năm 1951, Max Theiler trở thành nhà khoa học đầu tiên và duy nhất nhận được giải thưởng Nobel về phát triển vắc xin. Những nỗ lực của ông để kiểm soát bệnh sốt vàng được cộng đồng khoa học ca ngợi và ông đã giúp sửa chữa những năm nghiên cứu sai lầm.

Nhìn lại hành trình phát triển của 12 loại vắc xin trong lịch sử - Hình 4

Sốt vàng đã gây ra những vụ dịch chết người trong suốt lịch sử nhân loại trong hơn 500 năm và đến cuối thế kỷ 19, nó được biết đến là một mối đe dọa trên toàn thế giới. Nhưng ít ai biết về căn bệnh này và những nỗ lực tiêm phòng ban đầu vào cuối thế kỷ 19 đã sai lầm khi nhằm vào sự lây truyền của vi khuẩn khi thực sự bệnh là do virus gây ra.

Năm 1918, các nhà nghiên cứu của Viện Rockefeller đã phát triển thứ mà họ nghĩ là vắc xin sốt vàng thành công đầu tiên – nhưng vào năm 1926, Theiler đã chứng minh điều ngược lại và vắc-xin bị lỗi đã phải ngừng sản xuất.

Hơn một thập kỷ sau, vào năm 1937, Theiler đã chế tạo ra vắc xin sốt vàng an toàn và hiệu quả đầu tiên mà kể từ đó trở thành tiêu chuẩn chung.

Cúm

Bệnh cúm có một lịch sử lâu dài, bi thảm đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người trên toàn thế giới. Trong đại dịch cúm năm 1918, không có phương pháp chữa trị hoặc tiêm chủng nào được biết đến.

Nhìn lại hành trình phát triển của 12 loại vắc xin trong lịch sử - Hình 5

Bắt đầu từ những năm 1930, phải mất nhiều thập kỷ nghiên cứu để hiểu được sự phức tạp của virus cúm và mãi đến năm 1945, loại vắc xin đầu tiên mới được phê chuẩn sử dụng ở Mỹ.

Nhưng chỉ hai năm sau, vào năm 1947, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng sự thay đổi theo mùa trong thành phần của virus khiến việc tiêm chủng hiện tại không hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu nhận ra có hai loại virus cúm chính – cúm A và cúm B, cùng với nhiều chủng virus mới mỗi năm. Vì điều này, các nhà khoa học phải điều chỉnh vắc xin cúm hàng năm.

Ngày nay, vắc xin cúm theo mùa được WHO thiết kế sử dụng dữ liệu thu thập từ các trung tâm giám sát dịch cúm để phát triển vắc-xin dựa trên ba chủng có khả năng lưu hành trong mùa tới.

Bệnh bại liệt

Mặc dù bệnh bại liệt có thể đã ảnh hưởng đến loài người trong hàng ngàn năm, nhưng mãi đến cuối những năm 1800, căn bệnh này mới đạt đến tỷ lệ dịch. Bước sang đầu thế kỷ 19, bệnh bại liệt đã tàn phá nước Mỹ, khiến nhiều bệnh nhân bị liệt hoặc tàn tật suốt đời.

Nhìn lại hành trình phát triển của 12 loại vắc xin trong lịch sử - Hình 6

Nghiên cứu để hiểu về bệnh bại liệt đã dần dần tích lũy trong vài thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20. Năm 1935, việc tiêm chủng lần đầu tiên được thử nghiệm, trước hết là trên khỉ và sau đó là trên trẻ em ở California. Mặc dù vắc xin cho kết quả kém, hai thập kỷ nghiên cứu sau đó đã mở đường cho sự phát triển vắc-xin của Jonas Salk vào năm 1953 và Albert Sabin vào năm 1956.

Sau một thử nghiệm với hơn 1,6 triệu trẻ em, vắc xin Salk đã được áp dụng ở Mỹ vào năm 1955. Nghiên cứu liên tục trong suốt những năm 1980 mở đường cho việc sản xuất vắc xin hiệu quả hơn, và đến năm 1994, bệnh bại liệt đã được thanh toán ở Châu Mỹ.

Gần đây nhất là năm 1988, 350.000 người mắc bệnh bại liệt, phần lớn trong số họ là trẻ em. Đến năm 2018, chỉ có 33 trường hợp mắc bệnh bại liệt trên toàn thế giới.

Năm ngoái đã chứng kiến sự gia tăng nhẹ về số lượng các trường hợp, với 544 ca. Một khi chúng ta đưa con số đó về 0, bệnh bại liệt sẽ là căn bệnh thứ hai được con người quét sạch khỏi hành tinh.

Bệnh than

Bệnh than được cho là có từ khoảng năm 700 trước Công nguyên, nhưng những ghi chép lâm sàng đầu tiên về căn bệnh này là vào những năm 1700.

Nhìn lại hành trình phát triển của 12 loại vắc xin trong lịch sử - Hình 7

Trong suốt những năm 1800, một loạt các nghiên cứu để xác định căn bệnh này bắt nguồn từ đâu, vi khuẩn có thể sống được bao lâu và bệnh lây truyền qua động vật như thế nào đã mở đường cho những nỗ lực đầu tiên về vắc xin năm 1881.

Năm 1937, nhà khoa học Max Sterne đã tạo ra một loại vắc xin bệnh than thành công được sử dụng trong chăn nuôi, một phiên bản của nó vẫn đang được sử dụng cho đến ngày nay, nhằm giảm lây truyền từ động vật sang người. 13 năm sau, vắc-xin đầu tiên cho người đã được tạo ra và sử dụng cho những người làm việc trong các nhà máy chế biến thịt ở Mỹ.

Một vắc xin bệnh than cập nhật đã được phát triển vào năm 1970, chiếm phần lớn những gì được sử dụng để ngăn ngừa bệnh ở người ngày nay.

Sởi, quai bị và rubella (MMR)

Sởi, quai bị và rubella là những bệnh nhiễm virus từng gây ra những vụ dịch lớn chết người. Trong suốt những năm 1960, những vắc xin đơn lẻ đã được phát triển cho từng bệnh, nhưng một thập kỷ sau, chúng được kết hợp thành một.

Nhìn lại hành trình phát triển của 12 loại vắc xin trong lịch sử - Hình 8

Sởi là bệnh đầu tiên trong số 3 bệnh có vắc xin riêng vào năm 1963, sau đó là quai bị vào năm 1967 và rubella năm 1969. Hai năm sau, năm 1971, Maurice Hilleman, Viện nghiên cứu trị liệu Merck, đã phát triển một loại vắc-xin kết hợp tạo miễn dịch đối với cả ba virus.

Hilleman được ghi nhận đã tạo ra vắc xin sởi và quai bị đầu tiên, và bắt đầu nghiên cứu các cách để kết hợp một hệ thống miễn dịch cho từng loại virus. Sử dụng nghiên cứu trước đây của mình và vắc-xin rubella do Stanley Plotkin phát triển vào năm 1969, ông đã tạo ra vắc xin MMR thành công đầu tiên chỉ sau hai năm.

Theo CDC, “Một liều vắc xin MMR có hiệu quả 93% đối với bệnh sởi, 78% đối với quai bị và 97% đối với rubella.”

“Hai liều vắc xin MMR có hiệu quả 97% đối với bệnh sởi và 88% đối với quai bị”.

Thủy đậu

Nhiễm thủy đậu nguyên phát, thường gọi là thủy đậu, thường bị chẩn đoán nhầm là đậu mùa cho đến cuối những năm 1800. Vào những năm 1950, các nhà khoa học đã phân biệt thủy đậu với bệnh zona (herpes zoster) và các nghiên cứu tiếp theo đã dẫn đến sự phát triển vắc-xin đầu tiên cho bệnh thủy đậu ở Nhật Bản vào những năm 1970.

Vắc xin được cấp phép sử dụng ở Mỹ năm 1995.

Bệnh zona (herpes zoster)

Bệnh zona, hay herpes zoster, bắt nguồn từ cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu. Hai cách duy nhất bệnh zona có thể phát triển là sau khi bị nhiễm thủy đậu, hoặc (ít gặp) tiếp xúc với vắc-xin thủy đậu.

Mối liên hệ giữa bệnh zona và bệnh thủy đậu được quan sát lần đầu tiên vào năm 1953 và trong suốt những năm 1960, các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh zona phổ biến hơn nhiều ở những người già. Nhưng mãi đến năm 2006, loại vắc-xin thương mại đầu tiên mới được cấp phép ở Mỹ.

Một vắc xin được cấp phép gần đây cho bệnh zona đi kèm với khuyến nghị của Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa Hoa Kỳ năm 2018 rằng người lớn từ 60 tuổi trở lên nên được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Viêm gan B

Viêm gan B là một virus mới hơn và được bác sĩ Baruch Blumberg phát hiện vào năm 1965. Chỉ bốn năm sau, ông đã tạo ra vắc-xin viêm gan B đầu tiên bằng cách sử dụng dạng virus được xử lý nhiệt.

12 năm sau, năm 1981, FDA đã phê chuẩn vắc xin viêm gan B thương mại đầu tiên, bao gồm mẫu máu từ những người hiến máu bị nhiễm.

Sau đó, vào năm 1986, một vắc xin tổng hợp mới không sử dụng các sản phẩm máu đã thay thế loại vắc xin ban đầu.

Vì viêm gan B có thể gây ung thư gan, vắc xin cũng được coi là vắc xin chống ung thư đầu tiên.

Virus papilloma ở người (HPV)

Virus u nhú ở người (HPV) là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ và các nghiên cứu cho thấy hơn 80% phụ nữ sẽ nhiễm virus vào một lúc nào đó trong đời.

Hai chủng HPV được cho là gây ra tới 70% ung thư cổ tử cung, có thể dẫn đến hàng trăm ngàn ca tử vong mỗi năm. Mối liên quan giữa HPV và ung thư cổ tử cung được chứng minh lần đầu tiên vào năm 1981, và hơn hai thập kỷ nghiên cứu sau đó đã mang đến một loại vắc-xin được đưa ra thị trường.

Vắc xin HPV đầu tiên được phát triển ở Mỹ vào năm 2006, và nghiên cứu tiếp theo đã dẫn đến sự phát triển của hai loại vắc-xin kể từ đó.

Ngày nay, các khuyến nghị về loại vắc xin nên tiêm phần lớn phụ thuộc vào tuổi.

Sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19: Cần kiêng khem gì?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin COVID-19 hay không, là câu hỏi mà nhiều người quan tâm thời gian vừa qua.

Các chuyên gia cho hay, mặc dù không có tương tác lớn nhưng một chế độ ăn uống đơn giản, hợp lý trước và sau khi tiêm sẽ giúp phát huy tốt nhất tác dụng của vắc-xin.

Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một số người ít hoặc không gặp tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19, nhưng những người khác lại có thể bị mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Ngay cả việc uống rượu nhẹ cũng có thể gây ra tình trạng mất nước, điều đó có thể làm tăng các tác dụng phụ này. Ngoài ra, việc bị mất nước hoặc hơi nôn nao, việc uống rượu còn gây khó phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc-xin với cơ thể.

Uống rượu cũng được chứng minh là làm căng thẳng hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho biết, rượu có thể giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng cũng gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ hơn và ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, một tác nhân khác gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tối đa. Để tăng chất lượng giấc ngủ trước khi tiêm chủng, đặc biệt là vào đêm hôm trước, nên có chế độ ăn lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy, ăn quá ít chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt), quá nhiều chất béo bão hòa và đường (thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt) có thể dẫn đến kém phục hồi, giấc ngủ bị xáo trộn.

Có thể ăn nhẹ giữa bữa tối và trước khi đi ngủ bằng trái cây tươi và/ hoặc các loại hạt. Lưu ý, nên ăn trước giờ đi ngủ 3 tiếng. Không uống caffeine ít nhất 6 giờ trước khi ngủ. Hạn chế uống nước vào buổi tối.

Sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19: Cần kiêng khem gì? - Hình 1

Không nên uống rượu trước và sau khi tiêm vắc-xin.

Uống đủ nước

Uống đủ nước là một trong những cách quan trọng nhất để tối đa hóa cảm giác trước và sau khi tiêm phòng. Theo Viện Y học (IOM), phụ nữ cần 2,7 lít tổng lượng chất lỏng mỗi ngày (trên 11 cốc) và nam giới cần 3,7 lít (trên 15 cốc). Khoảng 20% nước đến từ thức ăn. Lượng nước còn lại nên bổ sung đều trong ngày, chia vào 4 thời điểm: khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa buổi sáng đến giờ ăn trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa buổi chiều đến giờ ăn tối.

Ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thời gian xảy ra đại dịch, mọi người đã tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu natri, đường bổ sung và tổng chất béo. Tuy nhiên, quá nhiều thực phẩm chế biến có thể gây viêm và có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã kết luận rằng, thói quen ăn uống lành mạnh rất quan trọng để ngăn ngừa COVID-19. Mặc dù các nghiên cứu về tác động của dinh dưỡng đối với vắc-xin chưa được công bố, nhưng cách tốt nhất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng là ưu tiên thực phẩm toàn phần giàu chất dinh dưỡng, kháng viêm. Hãy bổ sung rau vào cả bữa trưa và bữa tối, đồng thời kết hợp trái cây vào bữa sáng và bữa ăn nhẹ hàng ngày.

Nên ăn trước khi tiêm

Ngất xỉu không phải là một tác dụng phụ phổ biến của vắc-xin COVID-19, mà thường do lo lắng, đau đớn, hoặc do lượng đường trong máu thấp. Theo CDC, ngoài việc được đảm bảo về quy trình, uống nước giải khát và ăn nhẹ trước khi tiêm phòng có thể ngăn ngừa ngất xỉu liên quan đến lo lắng, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt nếu có tiền sử ngất xỉu trong lần tiêm chủng trước.

Chuẩn bị sẵn đồ ăn sau khi tiêm vắc-xin

Một số người bị buồn nôn sau khi tiêm. Để đề phòng, có thể mang sẵn một số thực phẩm nhạt và dễ tiêu hóa: súp rau, chuối, sốt táo, dưa, nước dừa, gạo lứt và khoai tây. Tránh thức ăn nặng như phô mai, nước sốt kem, thức ăn chiên và thịt, cũng như thức ăn có đường, bao gồm kẹo và bánh nướng. Uống đủ nước và khi cơn buồn nôn giảm bớt, hãy tiếp tục ăn thực phẩm tươi, nguyên chất.

Sau khi tiêm phòng, nếu chán ăn, hãy cố gắng ăn các bữa ăn nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ, ăn nhiều loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng. Nếu đói nhưng quá mệt để nấu ăn, hãy đặt một bữa ăn lành mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhàTP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhà
12:17:56 01/04/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn cà rốt thường xuyên?Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn cà rốt thường xuyên?
05:23:10 01/04/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rậpTừ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
18:09:10 01/04/2025
Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thưTác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư
06:09:46 01/04/2025
Đừng bỏ lỡ 'thời gian vàng' chữa tự kỷ cho trẻĐừng bỏ lỡ 'thời gian vàng' chữa tự kỷ cho trẻ
07:49:27 02/04/2025
7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ
06:04:34 02/04/2025
Thời gian ủ bệnh của người mắc sởiThời gian ủ bệnh của người mắc sởi
12:05:03 01/04/2025
Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏaNguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa
07:40:39 01/04/2025

Tin đang nóng

Mẹ cứu con và kẹt lại trong căn nhà bị cháy khiến 3 người chết ở TPHCMMẹ cứu con và kẹt lại trong căn nhà bị cháy khiến 3 người chết ở TPHCM
19:26:35 02/04/2025
Nóng: Kim Soo Hyun thừa nhận video tình cảm bên Kim Sae Ron năm 2018 là thật, nhưng...Nóng: Kim Soo Hyun thừa nhận video tình cảm bên Kim Sae Ron năm 2018 là thật, nhưng...
17:01:42 02/04/2025
Truy tìm tung tích xác người không đầu trôi dạt vào bãi biển Phú YênTruy tìm tung tích xác người không đầu trôi dạt vào bãi biển Phú Yên
18:08:32 02/04/2025
Rò rỉ clip "thần tiên tỷ tỷ" bị khiêng ra khỏi sân khấu trong tình trạng bất tỉnhRò rỉ clip "thần tiên tỷ tỷ" bị khiêng ra khỏi sân khấu trong tình trạng bất tỉnh
16:56:48 02/04/2025
Bắt gặp nữ diễn viên từng thi Hoa hậu đi bán chân gà ở chợ đêm, còn nói 1 câu khiến ai cũng xót xaBắt gặp nữ diễn viên từng thi Hoa hậu đi bán chân gà ở chợ đêm, còn nói 1 câu khiến ai cũng xót xa
23:09:06 02/04/2025
Xác minh ô tô biển xanh vượt đèn đỏ ở Bình DươngXác minh ô tô biển xanh vượt đèn đỏ ở Bình Dương
21:02:16 02/04/2025
Bảo mẫu liên tục tát 'bôm bốp' vào đầu, mặt bé gái khoảng 1 tuổiBảo mẫu liên tục tát 'bôm bốp' vào đầu, mặt bé gái khoảng 1 tuổi
21:37:29 02/04/2025
Rùng mình cảnh phim Vì Sao Đưa Anh Tới tiên tri về buổi họp báo đẫm lệ của Kim Soo HyunRùng mình cảnh phim Vì Sao Đưa Anh Tới tiên tri về buổi họp báo đẫm lệ của Kim Soo Hyun
17:39:45 02/04/2025

Tin mới nhất

Uống cà phê giúp bạn sống thọ hơn?

Uống cà phê giúp bạn sống thọ hơn?

19:17:35 02/04/2025
Một đánh giá nghiên cứu gần đây cho thấy uống cà phê thường xuyên có thể giúp kéo dài tuổi thọ trung bình gần 2 năm.
Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn

Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn

11:20:01 02/04/2025
Sau gần một tháng được điều trị bỏng bằng thuốc nam tại nhà, một bé trai 14 tuổi ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng nặng, nhiều vùng da bị hoại tử, nguy cơ phải ghép da.
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

08:02:25 02/04/2025
Một trường hợp khác là nam thanh niên 20 tuổi. Anh nhập viện với các triệu chứng sốt cao, ngứa toàn thân, chóng mặt và buồn nôn. Khi thăm khám, bác sĩ phát hiện một con giun dài tới 30 cm đang trú ngụ bên trong cơ thể.
5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

08:00:59 02/04/2025
Việc ăn chuối vào buổi tối có thể giúp giảm đau hiệu quả. Chuối rất giàu magie và kali - hai chất điện giải được chứng minh có tác dụng tốt trong việc giảm bớt tình trạng chuột rút, co cứng cơ.
Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

08:00:16 02/04/2025
Tuy nhiên, những người có cơ địa dị ứng hoặc dễ bị ngộ độc thực phẩm cần cẩn trọng với một số loại hải sản như mực, cá ngừ, vì chúng có thể chứa các hợp chất dễ gây phản ứng bất lợi.
Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

07:39:11 02/04/2025
Thay vì chỉ ăn sáng bằng trái cây, bạn có thể kết hợp trái cây với các nguồn protein như sữa chua không đường, hạt chia hoặc bơ hạnh nhân. Điều này giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, kéo dài cảm giác no và ổn định lượng đường trong máu.
Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

07:36:49 02/04/2025
Vì vậy, nghiên cứu này cũng khẳng định việc ăn trứng mỗi ngày không có tác dụng phụ đối với các dấu hiệu chuyển hóa tim. Lượng cholesterol từ thực phẩm ít ảnh hưởng đến cholesterol trong máu.
10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

07:34:25 02/04/2025
Hệ tiêu hóa có thể vẫn còn nhạy cảm sau khi bị bệnh. Do đó, hãy lựa chọn các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm. Tránh các thực phẩm quá nhiều chất xơ, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc chế biến sẵn.
5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

07:32:08 02/04/2025
Cholesterol -LDL khi bị oxy hóa có nhiều khả năng hình thành mảng bám trong động mạch, có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Bằng cách giảm quá trình oxy hóa, nước chanh giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám và giữ cho động mạch khỏe mạnh...
Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

07:29:57 02/04/2025
Khi mắc Hội chứng Bartter, nhiều muối và canxi sẽ bị thải ra khỏi cơ thể khi đi tiểu. Đồng thời, nồng độ kali thấp và mức độ acid trong máu tăng cao. Khi các yếu tố này mất cân bằng, người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau...
Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

06:02:37 02/04/2025
Ngoài ra, hương thảo còn là một thành phần quan trọng trong ngành mỹ phẩm nhờ đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn, giúp chăm sóc da và tóc hiệu quả.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất

16:40:39 01/04/2025
Ông Cao Việt Tùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết từ năm 2024 đến nay, tại bệnh viện đã ghi nhận gần 2.700 ca mắc sởi. Số bệnh nhân sởi nhập viện trong 3 tháng đầu năm 2005 gấp hơn 2 lần so với số ca sởi của cả năm 2024...

Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?

Sao việt

23:15:48 02/04/2025
Ngô Thanh Vân vẫn thường xuyên đăng story nhưng chỉ là các bài quảng cáo về nhà hàng và một số hình ảnh cận mặt chứ không chụp vóc dáng.
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt

"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt

Nhạc việt

23:13:30 02/04/2025
Ra mắt vào tối 1/4, tính đến chiều 2/4, MV Nước mắt cá sấu của HIEUTHUHAI đã lọt top 2 trending YouTube danh mục âm nhạc, xếp sau MV Bắc Bling của Hòa Minzy.
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái

Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái

Hậu trường phim

23:05:42 02/04/2025
Ngoài đời thực, NSƯT Cao Minh được biết đến như ông hoàng nhạc đỏ của miền Nam. Ông có cuộc sống tha thái, dư dả và vướng nhiều lời đồn rằng đang sở hữu khối tài sản khổng lồ.
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!

4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!

Phim âu mỹ

22:59:45 02/04/2025
Đây là 4 trong số các bộ phim 18+ gây ra nhiều tranh cãi nhất lịch sử điện ảnh, với nội dung khiến người xem sốc nặng.
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh

Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh

Pháp luật

22:45:15 02/04/2025
Theo báo cáo, trong 6 vụ việc được Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Quảng Bình theo dõi, chỉ đạo, có 4 vụ đã giải quyết xong; 2 vụ đang giải quyết.
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tin nổi bật

22:42:44 02/04/2025
Điều khiển mô tô không có biển kiểm soát đâm vào ô tô đang di chuyển trên tỉnh lộ ở Thanh Hóa, một nam thanh niên bị hất tung lên không trung.
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?

Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?

Phim châu á

22:41:24 02/04/2025
Phó Vân Tịch và Trang Hàn Nhạn sống hạnh phúc bên nhau. Tuy vậy, độc tính trong người của Phó Vân Tịch lại không thể hóa giải hoàn toàn.
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Thế giới

22:40:38 02/04/2025
Một giáo sĩ Hồi giáo ở Myanmar, hiện làm việc tại Thái Lan, đã phải chịu nỗi đau mất 170 người thân trong trận động đất kinh hoàng ở Myanmar hôm 28/3.
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?

Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?

Sao châu á

22:05:40 02/04/2025
Giữa bối cảnh Kim Soo Hyun bị chỉ trích vì chuyện đời tư, netizen nhận thấy Im Si Wan đã bỏ theo dõi tất cả mọi người, trong đó có cả Kim Soo Hyun.
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'

Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'

Tv show

21:48:14 02/04/2025
Giám đốc Âm nhạc của Anh trai say hi JustaTee nay bất ngờ xuất hiện với nghệ danh mới Jessica Thanh Tú ở phiên bản nữ.
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử

1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử

Nhạc quốc tế

21:36:11 02/04/2025
Tới ủng hộ người chị thân thiết biểu diễn tại Inkigayo, Rosé và Jisoo vừa trò chuyện, hỏi han nhau, vừa lên ý tưởng quay video challenge cho earthquake.