Nhìn lại dấu mốc chinh phục vũ trụ đầu tiên của con người
Vào ngày 12/4 cách đây 56 năm, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin đã biến giấc mơ chinh phục vũ trụ của con người thành sự thật khi trở thành phi hành gia đầu tiên thực hiện chuyến bay có người vào không gian, đánh dấu một kỳ tích mới trong lịch sử nhân loại.
Vào năm 1951, chàng trai trẻ Gagarin đã được chọn tham gia khóa huấn luyện tại trường Kỹ thuật Công nghiệp Saratov, nơi anh được đào tạo về máy kéo. Trong khoảng thời gian tại Saratov, Yuri Gagarin, khi đó chỉ mới 17 tuổi, đã tình nguyện tham gia khóa huấn luyện vào cuối tuần tại một câu lạc bộ hàng không, nơi anh học cách điều khiển máy bay hai tầng cánh và máy bay huấn luyện Yak-18.
Ngày 27/10/1955, ở tuổi 21, Gagarin được cử tới trường đào tạo phi công không quân Chkalov tại Orenburg. Năm 1957, Gagarin đã tốt nghiệp trường này và nhận tấm bằng loại A dành cho sinh viên xuất sắc.
Hai năm sau đó, khi chính phủ Liên Xô quyết định tìm kiếm phi công phù hợp để thực hiện chuyến bay có người đầu tiên vào vũ trụ trên con tàu “Phương Đông 1″, Gagarin đã nộp đơn đăng ký vào nhóm ứng viên cho vị trí phi hành gia. Năm 1960, sau khi trải qua quá trình tuyển chọn cũng như kiểm tra thể lực toàn diện, Gagarin và 19 phi công khác đã được chọn vào chương trình chinh phục không gian của Liên Xô.
Việc lựa chọn nhóm phi hành gia đầu tiên tham gia một chương trình mang tính lịch sử dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm cả về thể chất, tinh thần và một số tiêu chí khác. Các ứng cử viên được chọn trong độ tuổi từ 25-30, chiều cao tối đa là 1m70 và nặng không quá 70-72 kg. Họ được đào tạo chuyên nghiệp và chịu kỷ luật cao. Yuri Gagarin không chỉ là một trong những người đầu tiên được chọn vào nhóm phi hành gia để huấn luyện mà còn chứng tỏ bản thân là một thành viên xuất sắc hàng đầu.
Yuri Gagarin (trái) và Pavel Belyaev – một thành viên khác trong đội phi hành gia tập nhảy dù.
Các thành viên trong nhóm phi hành gia đầu tiên được chọn để thực hiện chuyến bay lịch sử trong một buổi huấn luyện. Gagarin đứng thứ hai từ trái sang.
Video đang HOT
Một buổi tập luyện ngoài trời nhóm phi hành gia.
Thành viên lớn tuổi nhất trong nhóm phi hành gia là Pavel Belyaev, 34 tuổi và thành viên nhỏ tuổi nhất là Valentin Bondarenko, 23 tuổi.
Yuri Gagarin trong một bài kiểm tra trong chương trình huấn luyện với kiến trúc sư trưởng Sergei Korolyov – người thiết kế con tàu vũ trụ Phương Đông 1 mà sau này đưa Gagarin lên quỹ đạo trái đất.
Ngày 8/4/1961, vượt qua nhiều ứng cử viên tiềm năng khác, Yuri Gagarin chính thức được chọn là phi hành gia trên chuyến bay có người đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Gherman Titov là phi hành gia thứ hai được chọn cho chuyến bay lịch sử cùng Yuri Gagarin.
Phi hành gia Gagarin trải qua các bài kiểm tra trước khi bắt đầu chuyến bay vào không gian ngày 12/4/1961.
Kiến trúc sư trưởng Sergei Korolyov (phải) trao đổi cùng Yuri Gagarin trước khi chuyến bay lịch sử bắt đầu. Sau này, Gagarin cho biết ông Korolyov đã cho anh một số lời khuyên hữu ích và một số mẹo mà anh chưa từng được biết đến trước đó. Những điều này đã giúp anh trong chuyến hành trình đáng nhớ của mình.
Yuri Gagarin và Gherman Titov ngồi trong khoang trước khi bắt đầu chuyến bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961.
Những phút cuối cùng trước khi tàu vũ trụ Phương Đông 1 chở theo hai phi hành gia rời bệ phóng.
Hình ảnh tàu vũ trụ Phương Đông 1 rời bệ phóng.
Nụ cười đi vào huyền thoại của phi hành gia Yuri Gagarin khi con tàu vũ trụ thực hiện chuyến bay thành công.
Thành Đạt
Ảnh: Sputnik
Theo Dantri
Oxy trên Trái đất đang bị hút dần lên Mặt trăng
Nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật bản đã phát hiện ra hiện tượng ion oxy trong bầu khí quyển Trái đất đang bị hút lên Mặt trăng.
Mô phỏng hiện tượng oxy trên Trái đất bị hút tới bề mặt của Mặt trăng.
Theo trang mạng phys.org, trong một chu kỳ quay quanh Trái đất, Mặt trăng sẽ có 5 ngày đi vào khu vực thẳng hàng với Trái đất, Mặt trời. Trong đó, Trái đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời.
Trong khoảng thời gian này, Mặt trăng trôi ngang qua đuôi từ quyển của Trái đất. Đây là vùng thường xuyên bị gió Mặt trời quét qua.
Một lượng lớn ion oxy trong bầu khí quyển Trái đất "tận dụng" khoảng thời gian này để rơi như mưa xuống bề mặt Mặt trăng.
Nhà vật lý thiên văn học Kentaro Terada, thuộc trường Đại học tổng hợp Osaka (Nhật Bản), giải thích: "Tầng khí quyển cao của Trái đất chứa các ion ôxy, vốn dễ bị gió Mặt trời cuốn đi và đưa tới Mặt trăng".
Dấu chân của nhà du hành vũ trụ Mỹ trên Mặt trăng.
Theo số liệu của các nhà khoa học Nhật Bản, khoảng 26.000 ion oxy "đổ bộ" xuống bề mặt chi tiết đến từng cm2 của Mặt trăng trong một giây. Một phần ion oxy khác rơi rụng vào trong không gian vũ trụ giữa các hành tinh.
Qua phân tích dữ liệu từ các vệ tinh quay quanh Mặt trăng, các nhà khoa học Nhật bản phát hiện ra rằng, các vệ tinh nhân tạo ghi nhận sự xuất hiện một lượng lớn ion ôxy, nhưng chỉ trong khoảng thời gian 5 ngày nhất định của mỗi chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái đất.
Hiện tượng này xảy ra trùng hợp với thời điểm Mặt trăng được che chắn bởi gió Mặt trời.
Từ trường bao quanh Mặt trăng trong hình dạng giọt nước, khi đó căng rộng ra trở thành một cái đuôi dài, khiến một phần ion oxy từ khí quyển Trái đất bật ra.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là lời giải thích hợp lý nhất cho việc ôxy từ Trái đất được phát hiện lẫn trong đất đá trên Mặt trăng.
Theo Danviet
7 kịch bản tăm tối khi con người lên sao Hỏa Tỷ phú Mỹ Elon Musk nuôi ước mơ đưa con người lên sao Hỏa, nhưng vẫn chần chừ, vì có quá nhiều nguy hiểm tiềm ẩn khó phòng tránh. "Khả năng tử vong rất cao. Vẫn chưa có giải pháp nào triệt để", Elon Musk, đại gia công nghệ Mỹ thừa nhận trong cuộc họp công bố kế hoạch SpaceX nhằm thuộc địa...