Nhiều trường ‘vét’ thí sinh đến hết tháng 11
Cuối tháng 9, nhưng còn không ít trường ĐH, CĐ vẫn đang chật vật tuyển sinh vì chưa thể tuyển đủ chỉ tiêu. Nhiều trường trong số này cho biết sẽ kéo dài thời hạn xét tuyển đến hết tháng 11.
Trong thông báo của trường ĐH Bạc Liêu về xét tuyển bổ sung vào 9 ngành ĐH và 7 ngành CĐ tại trường với điểm số chỉ khoảng tương đương điểm sàn không thấy có thông tin về chỉ tiêu. Danh sách trúng tuyển nguyện vọng này cũng đã được công bố, tuy nhiên, số thí sinh trúng tuyển chỉ đếm trên đầu ngón tay, dù điểm trúng tuyển chỉ tương đương điểm xét tuyển.
Cụ thể, ngành CĐ Kế toán có 2 thí sinh trúng tuyển ngành giáo dục tiểu học: 4 thí sinh trúng tuyển sư phạm địa lý: 2 thí sinh trúng tuyển ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam: 3 thí sinh trúng tuyển.
Trước thực trạng quá ít thí sinh, trường ra thông báo xét tuyển đến hết tháng 11/2012, hạn cuối cùng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, hiện trường còn thiếu khoảng 600 chỉ tiêu ở cả hai hệ ĐH, CĐ. Nếu số thí sinh trúng tuyển ngành nào quá ít thì sẽ ngưng đào tạo và chuyển những thí sinh này sang ngành khác cùng khối thi.
Trường ĐH Tiền Giang thông báo xét tuyểnnguyện vọng bổ sung (đợt 2) lên tới 990 chỉ tiêu cho 21 ngành bậc ĐH và 22 ngành hệ CĐ, thời gian kết thúc đợt 2 là ngày 27/9 tới. Tuy nhiên, thời điểm này, trường cho biết vẫn còn khoảng 900 chỉ tiêu. Với số lượng lớn như vậy, chắc chắn ĐH Tiền Giang sẽ phải tiếp tục xét tuyểncác nguyện vọng tiếp theo.
Vừa thông báo điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt ngày 22/9, trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã thông báo luôn việc tuyển bổ sung đợt tiếp theo với số chỉ tiêu ká lớn: 750 bậc ĐH và 600 bậc CĐ. Trường dự kiến thời gian công bố kết quả xét tuyển theo 3 đợt: Đợt ngày 29/9, đợt ngày 06/10 và đợt ngày 13/10. Tuy nhiên, dự trù được việc có thể chỉ tiêu cả 3 đợt trên chưa đủ, trường lưu ý luôn có thể xét trúng tuyển bổ sung sau thời gian trên.
Video đang HOT
Trường ĐHDL Hải Phòng cũng vừa ra thông báo tổ chức xét tuyểnnguyện vọngtrên toàn quốc, thời gian xét tuyển đến ngày 30/9 với số lượng lên tới 1.200 chỉ tiêu cho bậc ĐH và 400 chỉ tiêu bậc CĐ. Với số lượng chỉ tiêu lớn như vậy, nhiều khả năng trường sẽ không thể tuyển đủ chỉ tiêu với thời hạn nêu trên và phải gia hạn đợt tiếp theo. Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, trường cho phép thí sinh có thể xét tuyển nguyện vọng vào hệ thống đăng kí xét tuyển trực tuyến và gửi thông tin xét tuyển về trường theo link http://hpu.edu.vn:8283/.
Với tổng số chỉ tiêu 500, nhưng thời điểm này, trường ĐH Phan Chu Trinh (Hội An, Quảng Nam) mới chỉ nhận được chưa đầy 100 bộ hồ sơ xét tuyển. Do đó, từ ngày 24/9 đến ngày 15/10, Trường tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2.
Giống như trường ĐH Phan Châu Chinh, hàng loạt các trường ĐH ngoài công lập cũng như nhiều trường ĐH tốp dưới đang dồn lực vào cuộc chiến tuyển sinh, sẵn sàng chờ đợi từng thí sinh đến giờ phút cuối cùng.
Theo Giáo Dục và Thời Đại
Điểm thi thấp cũng được học ngành y
Việc trúng tuyển vào ngành bác sĩ đa khoa, dược sĩ ĐH... để trở thành bác sĩ, dược sĩ chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay.
Có trường điểm chuẩn trúng tuyển chỉ bằng sàn.
Điểm chuẩn các ngành bác sĩ, dược sĩ có sự chênh lệch rất lớn. Trong ảnh: thí sinh dự thi vào Trường ĐH Y dược TP.HCM năm 2012 - Ảnh: Như Hùng
Trong khi điểm chuẩn trúng tuyển ngành bác sĩ đa khoa năm nay ở các trường ĐH công lập đều khá cao: Trường ĐH Y dược TP.HCM, ĐH Y Hà Nội 26 điểm, khoa y (ĐHQG TP.HCM) 24 điểm, Trường ĐH Y dược Cần Thơ 23,5 điểm... Trường ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang) năm đầu tiên tuyển sinh ngành bác sĩ đa khoa (khối B) với điểm chuẩn là 17 điểm và dược sĩ (khối A, B) 15 điểm. Nhiều trường vẫn tiếp tục thông báo xét tuyển bổ sung các ngành này với điểm sàn xét tuyển cũng bằng sàn.
Điểm thấp không ngờ
Bên cạnh đó, hàng loạt trường ĐH ngoài công lập đào tạo nhóm ngành khoa học sức khỏe cũng có điểm chuẩn trúng tuyển thấp đến không ngờ. Cụ thể Trường ĐH Hồng Bàng ngành điều dưỡng và kỹ thuật y học (xét nghiệm y khoa) bậc ĐH có điểm chuẩn nguyện vọng (NV) 1 bằng sàn khối B 14 điểm. Trường ĐH Tây Đô (Cần Thơ) ngành dược sĩ ĐH (khối A, B) và điều dưỡng (khối B) đều có điểm chuẩn trúng tuyển bằng sàn.
Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ngành điều dưỡng bậc ĐH (khối B) và bậc CĐ các ngành dược học, kỹ thuật y học và điều dưỡng điểm chuẩn NV1 cũng bằng sàn. TS Trần Ái Cầm, phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Đây là năm đầu tiên nhà trường tuyển sinh ngành điều dưỡng bậc ĐH, dù điểm chuẩn NV1 chỉ bằng sàn nhưng chỉ có chín thí sinh trúng tuyển. Như nhiều trường ngoài công lập khác, chúng tôi cũng rất mong muốn tuyển đầu vào có chất lượng hơn nhưng không thể".
Việc các trường tuyển sinh đầu vào các ngành khoa học sức khỏe với mức điểm quá thấp đã khiến nhiều người lo ngại. TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, cho rằng trên thực tế yêu cầu đầu vào người học nhóm ngành khoa học sức khỏe phải là người rất giỏi.
"Không phải vô cớ mà các trường y dược luôn có điểm chuẩn rất cao. Đây không chỉ là vấn đề chỉ tiêu mà còn là sự đòi hỏi người học phải đạt mức độ tư duy tốt để có thể tiếp thu được khối kiến thức rất sâu của ngành học. Học sinh khá giỏi mới có khả năng học tốt ngành y dược. Đặc biệt ngành bác sĩ đa khoa gắn với công tác khám chữa bệnh, đòi hỏi người học có kiến thức rất chắc và kỹ năng thực hành giỏi. Cần xác định rõ ràng đào tạo y khoa phải là đào tạo tinh hoa, không thể chạy theo số lượng, tuyển sinh tràn lan"- ông Nghĩa nói.
Một cán bộ Trường ĐH Y dược TP.HCM cũng cho rằng chất lượng đầu vào của thí sinh ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo. Với đầu vào ngành bác sĩ, dược sĩ là thí sinh có học lực trung bình sẽ rất khó đào tạo. Ngay cả những ngành học khác như kỹ thuật y học, điều dưỡng... yêu cầu chuyên môn gắn với kỹ năng thực hành, chăm sóc bệnh nhân, nhưng nếu sinh viên có học lực trung bình sẽ rất vất vả trong quá trình học.
Nhiều chuyên gia y tế, giáo dục cho rằng "ngành y tế đụng đến sức khỏe con người, không thể tuyển tràn lan được"... Đồng thời cảnh báo đến 10 năm sau, khi số lượng đã tràn lan, không còn phân biệt được đâu là bác sĩ, dược sĩ giỏi - kém thì chính người dân phải đánh đổi bằng sức khỏe của mình. Mặc dù nhiều địa phương đang thiếu hụt nhân lực y tế nhưng không nên vì thế mà lấy số lượng để khỏa lấp nhu cầu.
Cần giám sát chặt tổ chức đào tạo
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, như các ngành đào tạo khác, khi muốn mở ngành khoa học sức khỏe các trường cũng phải đáp ứng được ba tiêu chí: đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất. "Nhưng nhóm ngành này liên quan tới sinh mạng con người nên các quy định này càng quan trọng hơn để đảm bảo chất lượng đào tạo. Đối với một số ngành khác có thể mặt này mặt kia nhưng đầu tư cho đào tạo ngành y không thể lảng tránh. Từ giảng đường, trang thiết bị thí nghiệm đến các cơ sở thực hành lâm sàng đều cần sự đầu tư rất lớn" - ông Nghĩa khẳng định.
Cán bộ phụ trách đào tạo của một trường y dược công lập tại TP.HCM cho rằng trong đào tạo các ngành y dược bên cạnh yếu tố đầu vào, việc tổ chức đào tạo rất quan trọng. Đối với ngành y, cơ sở vật chất không chỉ là trường lớp đơn thuần mà cần sự đầu tư rất lớn trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, cơ sở thực tập lâm sàng và đòi hỏi phải có lực lượng giảng viên giàu kinh nghiệm.
Ngoài cơ sở vật chất hiện có, Trường ĐH Y dược TP.HCM mỗi năm hợp đồng với hơn 30 bệnh viện lớn để đưa sinh viên đến thực tập. Bên cạnh đó, các trưởng, phó khoa của trường cũng đồng thời là lãnh đạo các bệnh viện, các khoa của nhiều bệnh viện lớn ở TP.HCM.
Lãnh đạo một bệnh viện ở TP.HCM cho rằng: "Nếu các trường tư không tạo được sự gắn kết này thì sẽ rất khó khăn trong việc tổ chức thực tập cho sinh viên y khoa. Không có bệnh viện nào để giảng viên các trường trực tiếp khám chữa bệnh, hướng dẫn sinh viên thực tập. Khi đó, sinh viên đi thực tập lâm sàng ai là người hướng dẫn?".
Trong khi thực tế tuyển sinh và đào tạo cho thấy sự bùng phát chỉ tiêu các ngành y dược có liên quan với sự phát triển nhanh chóng các trường ngoài công lập. Các ngành y dược có thể thu học phí cao và điều này cũng chỉ dễ thực hiện ở trường tư... Đó là lý do số lượng các trường ngoài công lập đang đua nhau mở mã ngành điều dưỡng, kỹ thuật y học, dược sĩ và gần đây là bác sĩ đa khoa.
Theo tuổi trẻ
Đề nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh mức điểm chênh lệch khu vực cho thí sinh ĐBSCL Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa có công văn do Phó Trưởng ban Huỳnh Minh Đoàn ký gửi Bộ GD-ĐT về việc xem xét áp dụng điểm chênh lệch khu vực trong tuyển sinh cho thí sinh ĐBSCL. Vừa qua BCĐ đã có buổi làm việc với các trường ĐH ngoài công lập thuộc khu vực ĐBSCL (ĐH Tây Đô, ĐH Cửu...