Nhiều trường tư buồn lòng vì phải tự bỏ tiền để học bồi dưỡng Chương trình 2018
Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục là nhiệm vụ quốc gia, ấy thế mà chương trình bồi dưỡng dành cho toàn bộ giáo viên cũng phân biệt trường công – trường tư.
Theo thông tin của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có công văn số 1196/SGDĐT-GDPT gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập hướng dẫn các cơ sở giáo dục ngoài công lập tổ chức triển khai bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có công văn số 1196/SGDĐT-GDPT gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập (ảnh: T.L)
Theo đó, các cơ sở giáo dục ngoài công lập xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý tại đơn vị. Lập danh sách học viên tham gia bồi dưỡng theo mẫu gửi về Sở. Và phối hợp với đơn vị cung cấp hệ thống học tập trực tuyến LMS đã đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo tài khoản cho giáo viên; tổ chức tập huấn quản lý và sử dụng phần mềm bồi dưỡng qua mạng.
Đến ngày 2/6/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý đại trà năm 2021 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tại kế hoạch này, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập ” triển khai tập huấn theo hướng dẫn tại Công văn 1196. Thực hiện thanh toán các khoản chi phí theo quy định. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo định kỳ và cuối năm về Sở Giáo dục và Đào tạo” .
Ngày 2/6/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý đại trà năm 2021 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (ảnh: T.L)
Hiện nay các Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Thành phố đã có kế hoạch về việc triển khai bồi dưỡng trực tuyến, theo đó, vì Công văn 1196 hướng dẫn như vậy nên các trường ngoài công lập được hướng dẫn là từng trường ngoài công lập sẽ ký hợp đồng kinh tế với đơn vị cung ứng công nghệ thông tin, sau đó yêu cầu cán bộ quản lý và giáo viên các khối lớp tham gia bồi dưỡng.
Video đang HOT
Như vậy có nghĩa, bồi dưỡng trực tuyến về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ngân sách chỉ chi cho các trường công lập còn khối trường ngoài công lập phải tự tổ chức và lo kinh phí.
Tâm sự với phóng viên, một số lãnh đạo trường ngoài công lập chia sẻ rằng: “Rõ ràng, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục là nhiệm vụ quốc gia, nhiệm vụ bắt buộc trong khi bản thân các trường ngoài công lập cũng đóng thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đầy đủ, chưa kể còn góp phần giảm chi phí ngân sách cho công lập, ấy thế mà ngay cả một chương trình bồi dưỡng dành cho toàn bộ giáo viên cũng bị phân biệt “trường công” với “trường tư”".
“Chúng tôi thực sự rất tủi” – một số lãnh đạo trường ngoài công lập trải lòng.
Khoản 1, điều 73 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 quy định: Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo .
Nhà giáo ở đây là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này. Luật không có bất kỳ điều khoản nào phân biệt nhà giáo trường công lập hay trường tư thục.
.
Bồi dưỡng theo mô hình mới: Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của cán bộ quản lý và giáo viên
Không phải đi lại vất vả; chủ động về thời gian; bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi; luôn có sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên, giáo viên cốt cán... là những điều giáo viên tâm đắc khi được bồi dưỡng theo mô hình mới.
Buổi tập huấn Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho cán bộ, giáo viên khu vực phía Bắc.
Tự tin triển khai chương trình mới sau bồi dưỡng
Trường THPT Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ có 4 cán bộ quản lý (CBQL) và 39 giáo viên tham gia bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) 2018; trong đó có 1 CBQL cốt cán. Hiện 100% cán bộ quản lý, giáo viên của trường đạt yêu cầu qua 3 mô-đun đã bồi dưỡng; nhiều cán bộ quản lý, giáo viên đạt điểm cao.
Từ thực tế thực hiện bồi dưỡng 3 mô-đun đầu tiên, thầy Bùi Chương An, Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Áng nhìn nhận nhiều ưu điểm của cách thức bồi dưỡng mới; trong đó ấn tượng với nội dung bồi dưỡng được biên soạn khá công phu, học liệu đầy đủ, hài hòa kênh hình, kênh chữ. Đặc biệt, có các video giới thiệu mô hình đã thí điểm thực hiện Chương trình GDPT 2018 để người học dễ hình dung những công việc sẽ triển khai tại cơ sở giáo dục.
Thầy An cũng nhận định hoạt động kiểm tra, đánh giá, các bài tập thực hành, bài tập cuối khóa được biên soạn phù hợp, cân đối giữa trắc nghiệm và tự luận. Chương trình bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển nghề nghiệp thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cán bộ quản lý, giáo viên ở mức độ cao hơn. Đồng thời góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. Quá trình bồi dưỡng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán trong tỉnh. Hình thức bồi dưỡng qua mạng Internet với đường truyền khá ổn định nên dễ dàng thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi....
Thuộc vùng sâu của thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, Trường Tiểu học Phan Văn Năm có 23/23 giáo viên được bồi dưỡng triển khai Chương trình GDPT 2018. Đến nay, 100% giáo viên của trường đã hoàn thành bồi dưỡng đến mô-đun 3.
Là giáo viên đại trà được bồi dưỡng, cô Kim Thị Ka Nha Cát Ca Đa tâm đắc nhất với việc được chủ động về thời gian tham gia bồi dưỡng. Giáo viên có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, có thể lưu trữ tài liệu dễ dàng, tiết kiệm nhiều chi phí đi lại.... Học online nhưng tính tương tác, phối hợp với đồng nghiệp vẫn được bảo đảm, vì luôn được giáo viên cốt cán nhiệt tình hỗ trợ và có file hướng dẫn của thầy cô trường ĐH sư phạm. "Sau khi tham gia bồi dưỡng, tôi thấy mình được hỗ trợ đủ để tự tin triển khai chương trình mới lớp 2 từ năm học tới" - cô Kim Thị Ka Nha Cát Ca Đa khẳng định.
Cán bộ quản lý giáo dục tham gia buổi tập huấn Chương trình GDPT mới. Ảnh: Sỹ Điền
Tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục
Thông tin từ ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, việc bồi dưỡng giáo viên, CBQL được thực hiện theo hình thức tự bồi dưỡng qua mạng kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp và tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường hoặc cụm trường.
Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho thực hiện Chương trình GDPT 2018 với lớp 1 năm học 2020 - 2021, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Đắk Lắk đã ưu tiên bố trí kinh phí và phối hợp với các giảng viên sư phạm chủ chốt của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng tổ chức bồi dưỡng trực tiếp mô-đun 1 cho 3.552 giáo viên chuẩn bị dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021 và 857 CBQL trường tiểu học.
Ngoài ra, từ kinh phí bồi dưỡng thường xuyên năm 2020, sở GD&ĐT đã mời giảng viên sư phạm chủ chốt của Học viện Quản lý Giáo dục và Trường ĐHSP Hồ Chí Minh bồi dưỡng trực tiếp mô-đun 1 cho 1.350 giáo viên và 650 CBQL trường THCS, THPT cốt cán của tỉnh. Mục đích nhằm hỗ trợ thêm cho đội ngũ giáo viên, CBQL cốt cán đã được tập huấn của Bộ GD&ĐT trong công tác sinh hoạt chuyên môn theo trường/cụm trường.
Trong quá trình triển khai, sở GD&ĐT thường xuyên nắm bắt tình hình tự học của giáo viên, CBQL đại trà, cũng như việc hỗ trợ đồng nghiệp và đánh giá của giáo viên, CBQL cốt cán trên hệ thống LMS. Kịp thời thông báo danh sách cụ thể giáo viên, CBQL chưa hoàn thành đúng tiến độ; nhắc nhở, đôn đốc và sẵn sàng hỗ trợ giáo viên, CBQL hoàn thành nội dung bồi dưỡng trên hệ thống.
"Kết quả, các cơ sở giáo dục phổ thông đã cung cấp đủ tài khoản cho giáo viên, CBQL để học tập, tự bồi dưỡng trên hệ thống LMS. Năm 2020, sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng đại trà cho toàn thể 18.125 giáo viên, 1.513 CBQL cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ, giáo viên nhận thức sâu sắc ý nghĩa, mục đích của công tác bồi dưỡng các mô-đun để thực hiện Chương trình GDPT 2018. Với sự trợ giúp của hệ thống LMS, giáo viên, CBQL biến quá trình bồi dưỡng theo đợt trở thành quá trình tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục.
Tỉ lệ giáo viên, CBQL tham gia bồi dưỡng đạt 100%; trong đó, tỉ lệ được đánh giá đạt trên 99%. Thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn theo trường/cụm trường, sự kết nối giữa đội ngũ giáo viên và CBQL trong đơn vị, giữa đơn vị trường học được gắn kết, hiệu quả hơn. Kĩ năng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học được vận dụng, phát huy hiệu quả" - ông Đỗ Tường Hiệp nhận định.
Các giáo viên đã được tham gia bồi dưỡng cũng cho biết, hệ thống LMS giúp bản thân có thể biến quá trình bồi dưỡng theo đợt trở thành quá trình tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục.
Là giáo viên lâu năm, trải qua nhiều đợt bồi dưỡng, cô Từ Thị Tân, Trường Tiểu học Bình Sơn, Lục Nam, Bắc Giang khẳng định nhiều ưu điểm của cách thức bồi dưỡng mới. Mong được các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa để mỗi tổ chuyên môn có được một máy tính, giúp giáo viên học tập, nghiên cứu thuận lợi hơn. Cô Kim Thị Ka Nha Cát Ca Đa kiến nghị, thời gian tập huấn nên được tổ chức trong hè với số ngày dài hơn, cũng như hoàn thành bài tập huấn để giáo viên có thể tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn về nội dung tập huấn. Từ đó, chất lượng tập huấn được nâng cao hơn nữa...
Bồi dưỡng sau chọn SGK: Giáo viên chủ động trao đổi, giải đáp vướng mắc Nắm bắt phương pháp, hình thức tổ chức các môn học qua quá trình bồi dưỡng SGK, GV các nhà trường tại Hải Phòng chủ động cùng nhau trao đổi, giải đáp những vướng mắc, xây dựng kế hoạch giáo dục cho năm học tới. Sau những buổi tập huấn trực tuyến, GV cùng nhau trao đổi, phân tích tìm ưu điểm và...