Nhiều trường không giảm chỉ tiêu ngành Kinh tế, Sư phạm
Thông báo giảm chỉ tiêu ngành Kinh tế, Sư phạm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại Hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2013 các trường trực thuộc Bộ khiến dư luận quan tâm, nhưng dường như chưa có trường nào sẵn sàng thực hiện.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho biết: Năm 2012, trường tuyển 3.300 chỉ tiêu ĐH và 100 chỉ tiêu CĐ; năm 2013, trường sẽ giữ ổn định số lượng này. Lý do bà Thủy đưa ra là: xã hội vẫn có nhu cầu.
Thí sinh dự thi đại học năm 2012.
ĐH Quốc gia TPHCM tuyển 13.560 chỉ tiêu năm 2012 và năm 2013 vẫn giữ vững chỉ tiêu. Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH này, nói: ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến ổn định quy mô tuyển sinh hệ ĐH, nếu tăng sẽ không đáng kể, mà tăng chỉ tiêu đào tạo sau ĐH để tập trung vào định hướng nghiên cứu. Ông Nghĩa nhấn mạnh: ĐH Quốc gia TPHCM sẽ chỉ giảm đào tạo tại chức (tùy từng trường sẽ giảm 50% hoặc 20-30%).
Tương tự, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ giữ vững hơn 5.000 chỉ tiêu để tập trung nâng cao chất lượng và giảm tại chức. Ông Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐH Quốc gia HN, cho biết: ĐH Kinh tế của ĐH Quốc gia HN sẽ tiến tới giảm hết, nhưng chỉ với hệ tại chức.
Năm 2012, Học viện Tài chính tuyển 3.350 chỉ tiêu; năm 2013, sẽ không thay đổi. Giám đốc Học viện ông Ngô Thế Chi, cắt nghĩa việc giữ nguyên chỉ tiêu là vì nhu cầu xã hội vẫn lớn và các trường đào tạo chuyên sâu, có uy tín lớn từ lâu nên được Bộ GD-ĐT nghiên cứu để giữ vững đào tạo.
ĐH Thương mại Hà Nội cũng giữ nguyên chỉ tiêu 4.000 vào năm 2013. Ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, nói: Cơ cấu giáo viên ngành nghề đã thế, giảm chỉ tiêu, giáo viên đi đâu; trong khi nhà nước không bao cấp kinh phí đào tạo, không bố trí việc làm theo đúng chuyên ngành thì người học sẽ tự định hướng nghề nghiệp mà xã hội cần để có đầu ra.
ĐH Kinh tế quốc dân cũng sẽ giữ vững 4.500 chỉ tiêu vì đúng năng lực, theo lời giải thích của ông Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng Đào tạo. Ông Dong cho rằng: Bộ GD-ĐT chỉ nên giảm chỉ tiêu đào tạo các ngành có dấu hiệu dư thừa đối với những trường mới và không có chuyên môn cao hoặc thuê từ giáo viên đến cơ sở vật chất, cũng như dừng mở ngành mới, trường mới đào tạo các ngành này.
Video đang HOT
Ông Sơn nói: Nên ngừng ngay việc nâng cấp từ trung cấp lên CĐ, từ CĐ lên ĐH, vì đây là một xuất phát điểm của sự dư thừa.
Ở thời điểm nhạy cảm (các trường tự xác định chỉ tiêu và đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét để duyệt chỉ tiêu đào tạo chính thức cho năm 2013), ông Dong đề nghị: Việc cắt giảm chỉ nên nhằm vào những trường không đủ điều kiện.
Theo ông Dong, trong các kỳ tuyển sinh vừa qua, một số trường dân lập không tuyển đủ chỉ tiêu là do thí sinh không chọn học, chứ không phải vì thiếu thí sinh do tính toán không hợp lý như một số trường nêu.
Ông Dong cho rằng, năm 2013, ngành GD-ĐT cần giữ vững 2 quan điểm: để giao chỉ tiêu, Bộ GD-ĐT căn cứ vào các tiêu chuẩn đã định ra về cơ sở vật chất, giảng viên và vẫn giữ điểm sàn để tuyển học sinh đủ năng lực học tập.
Ông Dong nói: Trong quá trình thẩm định chương trình, có hiện tượng một giáo viên có tên ở nhiều trường hoặc một trường nọ ghi tên giáo viên cơ hữu của trường khác theo kiểu đánh trống ghi tên cho đủ người; thậm chí, có nơi đóng hộ cả bảo hiểm xã hội cho giáo viên nhưng không trả lương chỉ cốt để có tên người trong danh sách…
Theo Hồ Thu
Tiền Phong
Nhiều phương án xét tuyển bổ sung
Hầu hết các trường tốp trên đều dự kiến không xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung. Trong khi các trường tốp giữa cho biết sẽ dành chỉ tiêu xét tuyển thêm để chọn được thí sinh điểm cao.
Như mọi năm, các trường đào tạo ngành kinh tế có tiếng như Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế TP.HCM... đều không tuyển NV 2, 3 (nay là các NV bổ sung).
Thí sinh nộp đơn chấm phúc khảo bài thi tại phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Kinh tế: chọn thí sinh điểm cao
ĐH Thương mại là trường đào tạo nhóm ngành kinh tế thường xuyên tuyển sinh NV2 ở các năm trước chính là "đích nhắm" của nhiều thí sinh, dù đạt điểm cao nhưng chưa đủ để vào Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính... Năm 2012, Bộ GD-ĐT cho phép các trường xét tuyển đến hết ngày 30-11, nên nhà trường không vội vã xét tuyển NV bổ sung mà sẽ thông báo việc xét tuyển NV bổ sung sau khi gọi nhập học trúng tuyển NV1.
Đừng quá lo lắng Theo một cán bộ chuyên về công tác tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, năm 2012 bộ cho phép thí sinh được xét tuyển nhiều trường, các trường được xét tuyển nhiều đợt, kéo dài đến hết tháng 11 nên thí sinh bình tĩnh trước khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Cán bộ trên khuyên: "Các em có thể chọn được nhiều trường cùng lúc, nhưng không phải cứ nộp xong là ung dung ngồi chờ gọi trúng tuyển. Đối với một số trường ngại "ảo" yêu cầu thí sinh nộp phiếu báo điểm gốc, thí sinh chỉ có hai lựa chọn thì cần theo dõi sát sao biến động về danh sách nộp hồ sơ xét tuyển với chỉ tiêu xem mình đứng ở vị trí nào. Nếu thấy cơ hội không cao thì tốt nhất nên rút hồ sơ, phiếu báo điểm để nộp trường khác. Các trường sẽ có trách nhiệm cho thí sinh được rút hồ sơ ngay khi các em muốn".
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng đã công bố dự kiến điểm chuẩn các ngành đều tăng từ 1-2 điểm so với năm 2011. Đồng thời trường dự kiến xét tuyển bổ sung 35 chỉ tiêu cho ngành hệ thống thông tin quản lý với điểm sàn xét tuyển 16 và 100 chỉ tiêu cho ngành tài chính - ngân hàng (bậc CĐ) với điểm sàn xét tuyển 14,5.
Trường ĐH Tài chính - marketing dự kiến tiếp tục xét tuyển NV2 ở hai ngành bất động sản và hệ thống thông tin quản lý với 50-60 chỉ tiêu/ngành. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển NV2 của trường: 15-16 điểm trở lên.
Phương án tuyển dự kiến của các trường này cho thấy "cửa" cho thí sinh đăng ký xét tuyển các NV bổ sung vào khối các trường chuyên ngành kinh tế sẽ không còn rộng mở. Thí sinh cũng có khá ít lựa chọn.
Trong khi đó, tại các trường ĐH đa ngành dự kiến có nhiều chỉ tiêu hơn cho NV bổ sung. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là một trong số các trường có nhiều chỉ tiêu xét tuyển NV bổ sung, đặc biệt ở nhóm ngành kinh tế. Ông Phạm Thái Sơn - phó trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết dự kiến trường sẽ xét tuyển 1.300 chỉ tiêu NV bổ sung tất cả các ngành bậc ĐH. Trong đó các ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán với 150 chỉ tiêu/ngành.
PGS.TS Nguyễn Đức Minh - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết trường dự kiến xét tuyển NV2 tất cả các ngành. "Tuy nhiên, năm nay trường không dành quá nhiều chỉ tiêu xét tuyển ở nhóm ngành kinh tế. Ở nhóm ngành này chúng tôi mong muốn chọn được những thí sinh có điểm cao ở trường tốp trên" - ông Minh nói.
Rộng cửa nhóm ngành kỹ thuật, xã hội
Theo ông Đặng Quyết Thắng - phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, đến thời điểm này trường xác định sẽ xét tuyển NV bổ sung đến 70% chỉ tiêu. Năm 2012, trường có 900 chỉ tiêu đào tạo ĐH. Thí sinh chỉ cần đạt điểm sàn trở lên là có thể đăng ký xét tuyển vào trường.
Các trường thành viên ĐHQG TP.HCM dự kiến cũng dành một số chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung vào những ngành có điểm chuẩn NV1 thấp. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dự kiến dành khoảng 200 chỉ tiêu NV2 bậc ĐH ở các ngành khoa học vật liệu, vật lý, hải dương học... Tuy nhiên, trường chỉ xét tuyển thí sinh dự thi khối A. Điểm sàn xét tuyển NV2 của trường có thể cao hơn điểm chuẩn NV1 từ 1 điểm trở lên. Bên cạnh đó, trường dành 700 chỉ tiêu bậc CĐ ngành công nghệ thông tin.
Trường ĐH Công nghệ thông tin đã công bố điểm chuẩn dự kiến NV1 là 20 (môn toán hệ số 2). Trường sẽ xét tuyển NV2 hơn 200 chỉ tiêu tất cả các ngành. Năm nay trường sẽ nhân đôi hệ số môn toán nên thí sinh có điểm toán cao sẽ rất lợi thế. Trường ĐH Bách khoa cũng đã thông báo xét tuyển 150 chỉ tiêu bậc CĐ ngành bảo dưỡng công nghiệp.
Mặt bằng điểm thi năm nay của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) dự kiến điểm trúng tuyển ngành du lịch, quan hệ quốc tế, báo chí tăng hơn năm trước. Tuy nhiên, nhiều ngành khác như thư viện, lưu trữ học, nhân học, lịch sử, triết học, xã hội học... điểm chuẩn có thể tương đương hoặc giảm nhẹ so với năm 2011. Nhiều khả năng các ngành này sẽ được xét tuyển NV tiếp theo mới đủ chỉ tiêu.
Bà Nguyễn Việt Hương - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn hóa Hà Nội - cho hay nếu chọn phương án xét tuyển điểm chuẩn theo từng ngành mà không áp dụng việc xét tuyển vào trường thì dự kiến Trường ĐH Văn hóa sẽ tiếp tục xét tuyển NV2 ở một số ngành như bảo tàng học, thông tin học, khoa học thư viện...
Trong khi đó, ThS Nguyễn Thanh Tùng - quyền trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM - cho biết nếu tính theo điểm sàn của Bộ GD-ĐT như năm trước, dự kiến điểm chuẩn nhiều ngành của trường bằng điểm sàn. Trường sẽ xét tuyển thêm 300-400 chỉ tiêu cho một số ngành ở NV2 còn thiếu chỉ tiêu: thư viện, di sản văn hóa, văn hóa học, văn hóa dân tộc thiểu số, quản lý văn hóa... Bên cạnh đó, trường cũng sẽ tuyển 430 chỉ tiêu CĐ ở NV2.
Theo tuổi trẻ
Ngành Luật Kinh tế, cơ hội việc làm có nhiều? HV Tài chính hay HV Ngân hàng có tuyển sinh khối D1 cho các ngành Kinh tế không? Ngành Tài chính ngân hàng có bị bão hòa trong tương lai? Thời điểm bắt đầu nộp hồ sơ thi đại học? ĐH Bách khoa Hà Nội có phân ngành sau khi trúng tuyển? Năm nay HV Tài chính hay HV Ngân hàng có tuyển...