Nhiều trường đại học tổ chức thi riêng: Gánh nặng cho thí sinh
Nhiều chuyên gia cho rằng, để mỗi trường tổ chức một kỳ thi tuyển sinh riêng sẽ gây khó khăn cho thí sinh. Các trường nên công nhận kết quả tổ chức thi của một số trường khác để giảm gánh nặng thi cử.
Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM ngày 28/3. Ảnh: Nguyễn Dũng
Đại học “mẹ”, Đại học “con” đều tổ chức thi
Kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 của ĐH Quốc gia TPHCM vừa diễn ra với gần 70.000 thí sinh dự thi. Kết quả của kỳ thi này được hơn 70 trường ĐH sử dụng để xét tuyển. Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM gồm 120 câu hỏi hoàn toàn dưới dạng trắc nghiệm khách quan, được triển khai trên giấy gồm ba phần. Phần một kiểm tra khả năng đọc hiểu, sử dụng ngôn ngữ. Phần hai là Toán, tư duy logic và phân tích số liệu. Phần ba là giải quyết vấn đề thuộc các lĩnh vực Hóa, Lý, Sinh, Sử, Địa.
Trường ĐH Quốc tế là một trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM. Năm nay, trường có 6 phương thức xét tuyển, trong đó có phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM năm 2021 với chỉ tiêu từ 10-30%. Trường ĐH Quốc tế cũng tổ chức kỳ thi ĐGNL (dự kiến trong tháng 5 tới) để xét tuyển 20-50% chỉ tiêu. Tham gia kỳ thi (dự kiến diễn ra trong 2 ngày), thí sinh sẽ phải thi 2 bài thi bắt buộc là Toán và tư duy logic. Các bài thi tự chọn gồm: tiếng Anh, Hóa, Lý, Sinh.
Do các trường được tự chủ tuyển sinh, Bộ GD&ĐT không thể đứng ra tổ chức 1 kỳ thi như trước đây để phục vụ các trường. Nhưng nếu để tình trạng thi riêng “trăm hoa đua nở”, vết xe đổ trước “3 chung” rất có thể sẽ lặp lại, nhiều chuyên gia nhận định.
Tương tự, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng vẫn giữ kỳ thi riêng như 2 năm qua. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng có một phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do nhà trường tổ chức. Nhà trường sẽ dành khoảng 30-40% tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức xét tuyển này. Trường ĐH Việt Đức cũng dự kiến dành khoảng 70% chỉ tiêu để xét tuyển những thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL do trường tổ chức (dự kiến vào tháng 5). Bài thi gồm 2 phần là kiểm tra kiến thức cơ bản, kiến thức khối chuyên ngành đăng ký và bài kiểm tra tiếng Anh trên máy tính.
ĐH Quốc gia Hà Nội cũng bắt đầu tổ chức lại kỳ thi ĐGNL vào năm 2021 để các trường ĐH, Khoa trực thuộc tuyển sinh.
Cần giảm gánh nặng thi cử
Video đang HOT
Năm 2020, nhóm các trường khối Y dược dự kiến tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển. Tuy nhiên, sau khi “cân đo đong đếm” các điều kiện, nhóm trường đã quyết định không tổ chức kỳ thi này. Theo lý giải của các trường trong nhóm, kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức vẫn có thể sử dụng kết quả để xét tuyển. Hơn nữa, việc tổ chức thi nếu không có sự hỗ trợ của Bộ GD&ĐT sẽ rất khó vì các trường chuyên ngành, không có đầy đủ giáo viên các môn cơ bản để ra đề thi. Quan trọng hơn, việc tổ chức thêm một kỳ thi sẽ tạo gánh nặng cho người học.
GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp, cho hay, năm nay trường lấy kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển. Theo GS. Chứ, các cơ sở giáo dục ĐH được tự chủ tuyển sinh nên nhiều trường đã tổ chức kỳ thi riêng, nhưng đang có xu hướng quay trở lại trước thời kỳ “3 chung” (trước năm 2002, mỗi trường ĐH có một kỳ thi riêng). Ông Chứ cho rằng, để đảm bảo chất lượng cho các kỳ thi, không gây phiền hà cho thí sinh, có nhiều giải pháp, trong đó, quan trọng nhất, Bộ GD&ĐT cần phải kiểm soát chặt chẽ kế hoạch thi của các trường.
GS.TS Đặng Ứng Vận, trường ĐH Hoà Bình, đề xuất các trường ĐH nên công nhận kết quả tổ chức thi của các trường ĐH khác để giảm bớt việc thi cử cho thí sinh. Bộ GD&ĐT nên có chỉ đạo yêu cầu các trường lập nhóm để tổ chức kỳ thi riêng để đảm bảo quyền lợi cho người học. Nhưng giải pháp tốt nhất, theo GS. Vận, có các trung tâm khảo thí như các nước tiên tiến để các trường ĐH chỉ việc lấy kết quả xét tuyển sinh.
Tại Hội nghị tuyển sinh 2021 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, công tác tuyển sinh trong năm 2021 và đến năm 2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2020, chỉ cải tiến về mặt kỹ thuật, đồng thời nâng cao vai trò tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục ĐH. Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường tiếp tục thực hiện quyền tự chủ, sử dụng nhiều phương thức xét tuyển, có thể tổ chức thi tuyển sinh theo nhóm trường theo hướng gọn nhẹ, thi trong một buổi nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh. Đặc biệt, đối với các trường tổ chức thi riêng hoặc yêu cầu bài thi riêng để ĐGNL chuyên biệt của thí sinh, Bộ GD&ĐT khuyến khích hình thức liên kết tổ chức thi theo nhóm trường hoặc tổ chức các trung tâm khảo thí độc lập để thuận lợi cho thí sinh, hạn chế việc các em phải thi tại nhiều trường, nhiều lần, gây tốn kém, lãng phí.
Trước khi Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi 3 chung (chung đề, chung đợt, chung kết quả xét tuyển) cho các trường ĐH, CĐ, mỗi trường có một kỳ thi tuyển sinh riêng. Tính ra, để có cơ hội trúng tuyển vào trường ĐH nào đó, mỗi thí sinh phải tham gia ít nhất 4 kỳ thi (1 kỳ thi tốt nghiệp, 3 kỳ thi vào 3 trường ĐH, CĐ) trong thời gian 1 tháng.
Học phí đại học tăng 'sốc': Nếu không hỗ trợ, sinh viên nghèo nguy cơ nghèo tiếp
Theo chuyên gia, học phí đại học tăng khi tự chủ là tất yếu, song nếu không có biện pháp hỗ trợ thì nguy cơ người nghèo không được học đại học, nghèo lại hoàn nghèo.
Hàng loạt ĐH lớn ở TP.HCM như: Bách Khoa, Kinh tế - Luật, Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM), Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Quốc tế Hồng Bàng,... đồng loạt tăng học phí lên gấp đôi ảnh hưởng trực tiếp đến sinh viên nghèo.
Học bổng không là "phao cứu sinh"
Tại ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), học phí hệ đại trà hiện khoảng 12 triệu/năm. Từ năm học 2021-2022, mức học phí ở đây lên 25 triệu/năm và đến năm học 2023-2024 là 30 triệu/năm.
PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết, việc học phí tăng do từ năm 2021 Trường thực hiện tự chủ theo quyết định của ĐHQG TP.HCM, không còn được cấp ngân sách chi thường xuyên.
Theo ông Thắng, mức học phí mới sẽ tác động mạnh đến sinh viên khóa mới. Để hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Trường ĐH Bách Khoa đã chủ động xây dựng các phương án hỗ trợ người học. Theo đó, dự kiến trong năm học 2021-2022, nguồn hỗ trợ tài chính và học bổng của nhà trường có thể lên đến 50 tỷ đồng/năm.
"Nhà trường đang tích cực làm việc với Ban Liên lạc cựu sinh viên Bách Khoa và các bên liên quan để xây dựng chương trình hỗ trợ tài chính cho người học với ngân sách dự kiến khoảng 15 tỷ đồng/năm. Nhà trường luôn đồng hành với người học để giảm thiểu tác động của chính sách học phí đối với người học" , ông Thắng nói.
ĐH Bách Khoa tăng học phí hệ đại trà gấp đôi từ năm học 2021-2022.
Theo Đỗ Tuấn Khoa (quê Tiền Giang), sinh viên Khoa Kỹ thuật địa chất dầu khí (ĐH Bách Khoa), tăng học phí sẽ gây ra khó khăn rất nhiều cho những sinh viên khóa mới có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù Trường có chính sách học bổng nhưng học bổng thì có hạn trong khi sinh viên thì đông mà hầu hết là từ tỉnh lẻ nên cũng khó cho trường.
"Việc tăng học phí sẽ gây nên nhiều khó khăn. Nhà trường có chương trình học bổng cho sinh viên, các bạn cố gắng lấy học bổng thì vẫn ổn nhưng đâu phải ai cũng học giỏi để đạt được học bổng. Suất học bổng cho sinh viên thì có hạn mà tụi em khó khăn thì nhiều. Em nghĩ trường có thể xây quỹ hỗ trợ sinh hoạt phí, cho vay vốn giúp những sinh viên ở quê lên Sài Gòn như em" , Tuấn Khoa nói.
Trong khi đó, Thu Tâm, sinh viên Khoa Kỹ thuật hóa học cho rằng: "Học phí cao thì quỹ hỗ trợ sinh viên cũng cao nên sinh viên cố gắng vượt qua bằng cách nộp đơn vào để có học bổng, cũng như những ưu đãi từ nhà trường. Tuy nhiên, tài chính nhà trường cũng đâu nhiều, sinh viên cũng phải tự cố gắng chứ học bổng không là phao cứu sinh cho tất cả được".
Khoa Kỹ thuật hóa học (ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM).
Nếu không hỗ trợ "nghèo vẫn hoàn nghèo"
Ngoài ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) cũng dự kiến học phí năm 2021 là 20,5 triệu đồng, trong khi học phí hệ đại trà hiện tại ở mức khoảng 9,8 triệu/năm. ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng tăng học phí năm nay từ khoảng 28 triệu lên 32 triệu/năm...
Ông Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ Doanh nghiệp (ĐHQG TP.HCM) cho biết, tăng học phí cũng giúp các trường có tài chính tốt. Khi đó, cơ sở vật chất, giảng viên,... được đầu tư tốt kéo theo chất lượng đào tạo tốt lên. Vì thế tự chủ đại học là bước cần thiết của giáo dục Việt Nam, nếu không chúng ta cứ thụt lùi mãi.
Tuy nhiên theo ông Nam, các trường ngoài chính sách học bổng, Nhà nước có quỹ cho sinh viên vay rồi thì cần sự đồng hành của doanh nghiệp trong đào tạo. Phải có đòn bẩy khác về mặt kinh tế để giúp cho sinh viên, chứ không thể nói tăng học phí rồi không biết sinh viên như thế nào, phải có giải pháp giúp cho sinh viên khó khăn.
"Vẫn còn những người họ rất nghèo khổ, nếu không học đại học sẽ mất cơ hội phát triển và phải làm những công việc như cũ và tiếp tục nghèo. Các trường cần kêu gọi nguồn lực từ doanh nghiệp đồng hành cùng nhà trường như đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học cho doanh nghiệp đó để giúp sinh viên có cơ hội được học" , ông Nam nói.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.
Đồng quan điểm, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo, ĐHQG Hà Nội cho rằng, tự chủ đại học phải đảm bảo cơ chế cho người nghèo, người khuyết tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội thụ hưởng nền giáo dục đại học bình đẳng, kể cả chương trình tiên tiến, chất lượng cao. Bởi suy cho cùng, mục tiêu của giáo dục đại học là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Tự chủ đại học phải giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa cơ quan quản lý, nhà trường và người học. Ngoài ra, còn phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nếu đem lợi ích của 3 nhóm này đặt trong bối cảnh xã hội và thực tiễn không phù hợp thì quá trình triển khai tự chủ không khả thi và sẽ gặp nhiều vướng mắc.
" Do đó , bên cạnh chính sách học bổng cho sinh viên tài năng và có hoàn cảnh đặc biệt cộng với nguồn vốn từ các ngân hàng xã hội cho vay ưu đãi dành cho sinh viên hoàn cảnh khó khăn là giải pháp khả thi và hữu hiệu hỗ trợ học phí cho sinh viên thì cần huy động các nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các địa phương để có thêm nguồn lực chung tay với nhà trường và sinh viên" , ông Đức nói.
Infographics: Trường đại học nào tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng Năm 2021, thêm nhiều trường đại học quyết định tổ chức kỳ thi tuyển riêng để bổ sung phương thức tuyển sinh. Ngoài phương thức tuyển sinh truyền thống là lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT, hay các phương thức mới như tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, xét kết quả học bạ, một số trường Đại học cũng tổ chức kỳ thi...