Nhiều trường cao đẳng ở TPHCM chưa tuyển đủ chỉ tiêu
Nhiều trường cao đẳng ở TPHCM mới tuyển được 50-70% chỉ tiêu dù năm học mới đã bắt đầu, nguyên nhân được cho là do dịch bệnh và các trường đại học lấy hết nguồn sinh viên.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào cao đẳng năm 2021 (ảnh: BKC)
Trước đây, sau khi các trường đại học (ĐH) xét tuyển xong thì khối trường cao đẳng “vớt bèo” những thí sinh dùng học bạ để xét tuyển với điều kiện chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ.
Ba năm trở lại đây, các trường ĐH đa dạng phương thức xét tuyển thì các trường CĐ, trung cấp (TC) chỉ hồi hộp chờ người học đến cuối mùa tuyển sinh. Sự phân tầng “người giỏi vào ĐH, học lực trung bình vào cao đẳng” bị phá bỏ, những bậc học “chiếu dưới” ngày càng khó khăn trong việc tìm người học.
Theo ghi nhận, phần đông các trường CĐ ở TPHCM thời điểm này chỉ tuyển được 50 – 70% chỉ tiêu. Tại trường Cao đẳng (CĐ) Quốc tế TPHCM, năm 2021 chỉ tuyển tốt ở hệ 9 (thí sinh tốt nghiệp THCS) với gần 90% chỉ tiêu (300 học viên), còn hệ CĐ tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT chỉ đạt 50% (1.000 chỉ tiêu).
Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý, hiệu trưởng nhà trường cho rằng các trường CĐ đang chịu tác động kép do dịch bệnh khiến tình hình kinh tế khó khăn, và các trường ĐH dùng nhiều cách thu hút, chỉ tiêu ngày càng nhiều, điều kiện tuyển sinh ngày càng dễ, nên gần như trường đã không còn nguồn tuyển.
“Mọi năm tháng 10 trường đã kết thúc tuyển sinh nhưng năm nay sẽ kéo dài thời gian đến hết tháng 11, dù biết sẽ không còn nhiều thí sinh. Đây là kỳ tuyển sinh dài nhất mà trường thực hiện để “chờ” người học”, ông Lý chia sẻ.
Video đang HOT
Trường CĐ Viễn Đông cũng mới gọi được 70% chỉ tiêu và so với năm 2020, năm nay tình hình tuyển sinh chậm hơn do dịch bệnh kéo dài, các ĐH vẫn còn chưa tuyển xong. Do phụ thuộc vào thời gian tuyển sinh bậc ĐH nên trường vẫn tiếp tục đợi thêm.
Tương tự, TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn cũng than: “Năm nay tuyển sinh “bết” quá, giảm một nửa so với năm rồi và giảm 1/5 so với trước đây”.
Ông Lâm nhận định do hai năm nay dịch bệnh gây khó khăn cho nhiều gia đình, vì vậy họ phải tính toán lại chi tiêu, kể cả chi tiêu cho giáo dục nên nhiều học sinh đành chọn học nghề tại địa phương thay vì lên các thành phố lớn. Thêm nữa, tâm lý xưa nay của người học vẫn thích ĐH hơn học nghề nên bây giờ vào ĐH dễ hơn, thì chắc chắn thí sinh sẽ không chọn học cao đẳng.
TS Lê Lâm cho biết, tuy các trường có thể tiếp tục tuyển sinh nhưng cũng không kỳ vọng nhiều. Đến cuối tháng 10 là thời điểm chậm nhất để kết thúc mùa tuyển sinh, lúc này thí sinh phần lớn đều xác định được chỗ học, hoặc đợi sang năm sau, nên trường chỉ hi vọng số ít em xét vào sư phạm mầm non.
Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn năm nay cũng không khá hơn các trường khi đến giờ mới tuyển được gần 400/800 chỉ tiêu (chiếm gần 70%). Ths Trần Công Nam, Phó Hiệu trưởng của trường đánh giá tình hình năm nay rất căng thẳng, khó khăn cho các trường nghề. Số trường cao đẳng đạt 100% chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra là rất ít.
Cũng theo ông Nam, CĐ Bách khoa Sài Gòn bắt đầu năm học mới 2021-2022 từ giữa tháng 9 bằng hình thức dạy học trực tuyến, và đang bổ sung xét tuyển đợt cuối đến hết ngày 31/10 nhưng khả năng không còn nhiều thí sinh đăng ký.
Theo Ths Trần Công Nam, công tác tuyển sinh của các trường TC, CĐ tại TPHCM gặp rất nhiều khó khăn trong đó có lý do dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt, thu nhập của các gia đình có thu nhập trung bình, hộ nghèo – đối tượng chính của bậc TC, CĐ.
Chưa kể đến tâm lý sợ dịch, nhiều gia đình không an tâm cho con em mình học tập ở TPHCM, mà rẽ hướng sang học ở cơ sở giáo dục gần nhà. Dù không thuận lợi khi tuyển sinh, nhưng ông Nam cho biết trường vẫn cố gắng tìm hướng giải quyết trong đó tập trung vào các ngành nghề chất lượng cao như định hướng của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp để thu hút người học.
Trường cao đẳng tuyển sinh "bết bát" vì đại học vét thí sinh?
Dù vẫn đang cố gắng chiêu sinh nhưng phải thừa nhận rằng các trường cao đẳng đã không còn nguồn tuyển.
Đến thời điểm này, nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu dù năm học mới đã bắt đầu. Nguyên nhân là do bậc học này không chịu nổi "sức vét" của các trường đại học lẫn tình hình dịch bệnh khó khăn.
Trường đại học đầu tiên tại TPHCM dự kiến dạy tập trung vào cuối tháng 10Dịch bệnh phức tạp, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm tới được tổ chức thế nào?
Mòn mỏi tìm, chờ người học
Nếu như trước đây, thị phần của trường đại học (ĐH) sẽ tuyển những thí sinh có điểm thi trung bình khá trở lên, số thí sinh có điểm thấp sau khi "lọt sàn sẽ xuống nia", dùng học bạ để xét vào các trường cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC). Đó là khi các trường ĐH phải xét tuyển bằng điểm của các kỳ thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì lợi thế của bậc TC, CĐ là chỉ cần thí sinh tốt nghiệp THPT là đủ. Thế nhưng, khoảng ba năm trở lại đây, khi mà các trường ĐH đa dạng phương thức xét tuyển, trong đó xét cả học bạ, thì cũng là lúc các trường TC, CĐ ngậm ngùi chờ người học đến cuối mùa tuyển sinh.
Tiến sĩ Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, than: "Năm nay, tuyển sinh "bết" quá, giảm một nửa so với năm rồi và giảm 1/5 so với trước đây. Nguyên nhân thì có nhiều, hai năm nay dịch bệnh gây khó khăn cho nhiều gia đình vì vậy phải tính toán lại chi tiêu, kể cả chi tiêu cho giáo dục. Do đó, nhiều học sinh phải chọn học nghề tại địa phương thay vì lên các thành phố lớn. Thêm nữa, tâm lý xưa nay của người học vẫn thích ĐH hơn học nghề. Nếu vào ĐH khó thì khác, bây giờ vào ĐH dễ hơn, thì chắc chắn thí sinh sẽ chọn vào ĐH".
Sinh viên ngành dược, điều dưỡng Trường cao đẳng Đại Việt Sài Gòn trong giờ học (ảnh chụp trước khi dịch COVID-19 bùng phát) - ẢNH: PHÚC TRẦN
Ngoài chất lượng đào tạo thì trước nay, lợi thế của bậc TC, CĐ nằm ở điều kiện tuyển sinh. Người học khá giỏi sẽ chinh phục giảng đường ĐH, thí sinh có học lực trung bình khá trở xuống thường chọn TC, CĐ để gửi gắm ước mơ. Sự phân tầng hợp lý đã dần phá bỏ khi đường vào ĐH ngày càng dễ hơn, những bậc học "chiếu dưới" ngày càng khó khăn trong việc tìm người học.
Thạc sĩ Cao Ngọc Tưởng Vân, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường CĐ Quốc tế TP.HCM, cho hay: Đến thời điểm này, trường tuyển tốt ở hệ 9 (thí sinh tốt nghiệp THCS). Năm 2021, hệ 9 tuyển được 90% chỉ tiêu (300 chỉ tiêu), còn CĐ tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT chỉ đạt 50% (1.000 chỉ tiêu). Trường CĐ đang chịu tác động kép: do dịch bệnh khiến tình hình kinh tế khó khăn, và các trường ĐH dùng nhiều cách thu hút, chỉ tiêu ngày càng nhiều, điều kiện tuyển sinh ngày càng dễ nên gần như đã không còn nguồn tuyển.
Còn thạc sĩ Trần Công Nam, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn, cho biết: "So với kế hoạch tuyển sinh năm 2021, hiện trường mới chỉ tuyển đạt 70% so với chỉ tiêu. Tình hình năm nay rất căng thẳng và khó khăn cho các trường nghề, chính vì thế số trường có thể đạt 100% so với kế hoạch đề ra là rất ít".
Theo các chuyên gia tuyển sinh, các trường ĐH đang tăng đáng kể chỉ tiêu ở phương thức xét học bạ. Do lo ngại dịch COVID-19 có thể khiến địa phương không tổ chức thi tốt nghiệp, nhiều trường ĐH đã đẩy mạnh việc xét học bạ để "nắm" được càng nhiều thí sinh, càng sớm càng tốt. Và phần đông các trường CĐ ở thời điểm này chỉ tuyển được 50 - 80% chỉ tiêu.
Tuyển nữa cũng không có nguồn
Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn đã bắt đầu năm học mới 2021-2022 từ giữa tháng Chín, bằng hình thức dạy học trực tuyến và đang bổ sung xét tuyển đợt cuối đến hết ngày 31/10. Nhưng khả năng cũng không tuyển thêm được bao nhiêu.
Theo thạc sĩ Trần Công Nam, công tác tuyển sinh của các trường TC, CĐ tại TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều lý do khác nhau: Dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt, thu nhập của các gia đình có thu nhập trung bình, hộ nghèo - đối tượng chính của bậc TC, CĐ. Chưa kể đến tâm lý sợ dịch, nhiều gia đình không an tâm cho con em mình học tập ở TP.HCM, mà rẽ hướng sang học ở cơ sở giáo dục gần nhà. Đa phần các em học trường nghề với định hướng học nhanh, ra trường sớm và đi làm ngay, tuy nhiên hiện nay hầu hết các ngành đều bị ảnh hưởng nặng nề, nên việc lựa chọn trường nghề sẽ được các em và gia đình cân nhắc rất kỹ. Với tình hình hiện tại, các trường ở TP.HCM đều khởi đầu năm học mới bằng hình thức học online và có khả năng kéo dài hết học kỳ I, trong khi đó tâm lý và sự sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi của các em có phần hạn chế, nên rất nhiều trường hợp đã hoàn tất các thủ tục hồ sơ xong lại đổi ý.
Tiến sĩ Lê Lâm thì cho biết tuy các trường có thể vẫn tiếp tục tuyển sinh nhưng cũng không còn nhiều nguồn tuyển. Đến cuối tháng Mười là thời điểm chậm nhất để kết thúc mùa tuyển sinh, thí sinh phần lớn đều xác định được chỗ học hoặc đợi thêm một năm. Hiện nay, khả năng chỉ còn số ít thí sinh xét vào sư phạm mầm non.
Trường CĐ Quốc tế TP.HCM sẽ kéo dài thời gian tuyển sinh đến hết tháng 11 dù biết sẽ không còn nhiều thí sinh. Đây là kỳ tuyển sinh dài nhất mà trường thực hiện để "chờ" người học. Mọi năm, tháng Mười là trường đã kết thúc tuyển sinh.
Hiệu trưởng một trường CĐ tại Đồng Nai đúc kết: Vấn đề không phải các trường không thể chờ, mà là không còn nguồn tuyển. Chỉ tiêu, ngành nghề của bậc ĐH không ngừng nở nồi; tiêu chí tuyển sinh đa dạng và ngày càng dễ hơn nên gần như vét sạch người học. Thí sinh có điều kiện vào ĐH thì sẽ vào cho bằng được. Nếu người học khó khăn không thể vào ĐH thì sẽ vào các trường CĐ công lập. Các trường TC, CĐ ngoài công lập ngày càng đối diện nhiều khó khăn.
Thời gian thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ điều chỉnh phù hợp tình hình dịch Tối 5.10, Bộ GD-ĐT chính thức thông báo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2022. Theo đó, kỳ thi này được tổ chức cơ bản như năm 2021. Các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chủ trì tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại địa phương theo khung thời gian quy định. Thời gian...