Nhiều trụ sở ‘mọc’ lên trong khuôn viên Trường ĐH Y tế công cộng
Trường Đại học Y tế công cộng đang bị nhiều công ty, đơn vị sử dụng các phòng của trường để gắn biển làm trụ sở.
Trong khi đó, nhiều phòng học của trường lại trở thành phòng học dạy tiếng cho các học viên “ngoại đạo” không phải sinh viên của trường.
Trong tháng 7, sinh viên tại hầu hết các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đều được nghỉ hè. Thế nhưng tại Trường Đại học Y tế công cộng “sinh viên” vẫn ra vào như thường. Điều kỳ lạ là, nhiều “sinh viên” ra vào cổng trường lại mặc đồng phục giống như đồng phục của một số công ty xuất khẩu lao động vẫn thường trang bị cho các học viên của mình (!?).
Trụ sở Trường Đại học Y tế công cộng có trụ sở tại số 1A đường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm.
Theo giới thiệu, Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị giáo dục công lập trực thuộc Bộ Y tế, có trụ sở tại số 1A đường Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Trường được thành lập từ năm 2001, tiền thân là trường Cán bộ quản lý y tế. Trường có quy mô gồm 11 phòng chức năng/đơn vị, 6 khoa, 1 bộ môn, 1 Viện Đào tạo, 6 trung tâm, 1 cơ sở thực hành với gần 200 cán bộ và giảng viên phần lớn được đào tạo ở nước ngoài.
Trường được xây dựng trên diện tích 8,8 ha và tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 100.000m2 với nhà hiệu bộ; hai tòa nhà giảng đường; một tòa nhà Labo – thực hành và các hạng mục phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật sẽ đáp ứng quy mô đào tạo cho khoảng 4.000 sinh viên và đáp ứng yêu cầu kết nối tốt với khu vực.
Nhiều công ty, đơn vị đã sử dụng nhiều phòng của Trường Đại học Y tế công cộng để gắn bảng hiệu làm trụ sở.
Qua tìm hiểu của PV, tại thời điểm hiện tại, nhiều công ty, đơn vị đã sử dụng nhiều phòng của Trường Đại học Y tế công cộng để gắn bảng hiệu làm trụ sở. Khảo sát tại tòa nhà A của trường, PV phát hiện phòng A109 đã được Công ty TNHH Học viện Quản lý giáo dục Quốc tế ATI gắn biển. Bên cạnh đó thì phòng A103 và A105 đều được gắn biển “Trung tâm tư vấn du học ICC Plus”.
Trong khi đó tấm “bảng chỉ dẫn chính” đặt tại giữa tầng 1 của tòa nhà A lại không ghi 02 đơn vị này mà chỉ ghi địa chỉ các phòng của nhà trường!?
Video đang HOT
Từ tòa nhà A, PV tiếp tục di chuyển sang tòa nhà C của trường. Tại tầng 1 của tòa nhà C, “đập ngay vào mắt” PV chính là phòng C111. Ngay tại đầu cửa ra vào, trên tường có dán một văn bản về nội quy lớp học. Tuy nhiên, văn bản không phải ghi nội quy của Trường Đại học Y tế công cộng mà lại ghi nội quy của “Trung tâm tư vấn du học ICC Plus”. Con dấu đóng trên văn bản ghi rõ là của Công ty TNHH Thương Mại dịch vụ ICC Plus, người đại diện trung tâm ký tên là giám đốc Phùng Văn Cường.
Thời điểm mà PV khảo sát, phòng C111 được Trung tâm tư vấn du học ICC Plus sử dụng làm lớp học dạy tiếng Hàn Quốc. Bằng chứng là, hầu hết các học viên ngồi trong lớp học tiếng Hàn đều mặc áo đồng phục màu xanh, đằng sau lưng có in chữ “Du học Hà Quốc” và địa chỉ www.duhocicc.com. Người dạy tiếng là một nữ giáo viên còn khá trẻ.
Học viên trong lớp học tiếng Hàn.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất phải là tầng 5 tòa nhà C của trường. Bởi, ngoài Công ty Cổ phần đầu tư giáo dục Quốc tế KAYON và 02 phòng học dạy tiếng Hàn Quốc cho các học viên ra thì một số phòng còn gắn cả biển công ty nước ngoài. Cụ thể, phòng C509 và C508 gắn biển Công ty JIS của Nhật. (Trong đó, phòng C508 giành làm phòng họp. Còn phòng C509 làm phòng đa năng và bên cạnh đó còn một phòng gắn biển phòng văn phòng của JIS).
Cũng tại tầng 5 tòa nhà C còn có phòng gắn tên “A.T.I.Academy Japan Office” (Văn phòng Nhật Bản của học viện ATI). Và phòng gắn biển “A.T.I. Academy Chairman D.Y.Kim” (Chủ tịch D.Y. Kim của học viện ATI). Đặc biệt, tại phòng C506, nơi dạy tiếng, các học viên đều mặc đồng phục màu trắng, chỉ riêng cổ màu đỏ. Điều đó càng chứng tỏ đây chính là các học viên “ngoại đạo” bên ngoài vào học chứ không phải sinh viên của Trường Đại học Y tế công cộng.
Học viên “ngoại đạo” trong Trường Đại học Y tế công cộng.
Để tiếp tục xác minh vấn đề nêu trên, trong vai người đang có nhu cầu vừa đi du học vừa làm, PV đã gõ cửa phòng gắn biển Công ty Cổ phần đầu tư giáo dục Quốc tế KAYON. Có mặt tại phòng gồm có hai người là Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Bích Ngọc. Qua quá trình trao đổi, hai người này cho biết KAYON là công ty chuyên về du học Hàn Quốc. Điều kiện để đi du học là phải có bằng cấp 3, điểm tổng kết từ 6.0 trở lên. Tổng kinh phí để đi du học khoảng 200 triệu đồng. Ở đây học tiếng đơn vị sẽ được miễn tiền ký túc xá. Sau khi bay sang đó phải học được 6 tháng thì mới được đi làm thêm.
Trường Đại học Y tế công cộng trở thành trụ sở của hàng loạt nhiều công ty, đơn vị …
Như vậy, việc các đơn vị, công ty sử dụng cơ sở vật chất của Trường Đại học Y tế công cộng để làm trụ sở và nơi đào tạo đã đặt một vấn đề là tại sao Trường Đại học Y tế công cộng lại để cho các đơn vị, công ty bên ngoài sử dụng cơ sở vật chất của mình? Việc này có được cơ quan chủ quản là Bộ Y tế cho phép?
Để rộng đường dư luận, PV đã liên hệ và đặt lịch làm việc với nhà trường. Sau một thời gian dài không thấy có thông tin phản hồi, PV đã gọi điện cho bộ phận văn phòng thì được một nhân viên tên Thùy cho biết: “Hiện tại nhà trường không thể thu xếp được buổi trao đổi với PV vì đồng chí phó hiệu trưởng nhà trường đang bị ốm nằm viện”.
Trước vấn đề nêu trên, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Y tế với tư cách là cơ quan chủ quản để có được câu trả lời.
Theo Thời Đại
Đừng giết chúng con bằng việc công khai những điểm số vô tri!
Chúng con thường được nghe người lớn nói rằng: "Điểm số không quan trọng, kiến thức mới quan trọng" nhưng thực tế thì, dù ở trường hay ở nhà tụi con luôn luôn phải chịu những áp lực đến từ điểm số.
Mấy hôm nay, đi đâu con cũng thấy mọi người xôn xao bàn tán về điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, người thì vui mừng vì năm nay có nhiều thí sinh đạt điểm cao, lại có người tặc lưỡi bảo, chẳng qua là do đề năm nay dễ hơn mọi năm. Con nghe mà buồn lắm, bao nhiêu năm qua, từ khi con bắt đầu đi học cho đến hiện tại, khi con vừa hoàn thành xong 5 năm trong trường đại học, việc cha mẹ, thầy cô áp lên bọn trẻ tụi con áp lực về điểm số vẫn chưa thể thuyên giảm.
Chúng con thường được nghe người lớn nói rằng: "Điểm số không quan trọng, kiến thức mới quan trọng" nhưng thực tế thì, dù ở trường hay ở nhà tụi con luôn luôn phải chịu những áp lực đến từ điểm số.
Ba mẹ thì trung thành với điệp khúc: "Cố đạt điểm cao trong các kỳ thi, cuối năm kết quả tốt, ba mẹ mới thưởng", rồi: "Sao các bạn được điểm cao mà con thì không", "Học nhiều mà vẫn kém, điểm vẫn không bằng bạn X, bạn Y"...
Niềm khát khao điểm số không chỉ có ở bố mẹ mà còn cả giáo viên, thậm chí là lên đến cả nhà trường. Thầy cô giáo thì muốn mình là giáo viên xuất sắc, nhà trường thì muốn đạt trường điểm...
Và tất cả những mong muốn ấy các vị đổ dồn hết lên đôi vai của chúng con...
Mỗi khi tới mùa thi, điểm số đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với chúng con. (Ảnh minh họa).
Mỗi khi tới mùa thi, điểm số đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với chúng con. Chuyện thức khuya, dậy sớm để cày bài, để đối phó với áp lực thi cử, thầy cô và cả phụ huynh đã là chuyện "thường ngày ở huyện". Tâm lý ganh đua điểm số, áp lực học tập nặng nề khiến tụi con luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... thậm chí đột quỵ bất ngờ.
Vậy có phải người lớn đang nói một đằng và làm một nẻo không ạ?
Ba mẹ còn nhớ, ở khu phố nhà mình có một anh học rất giỏi, nhưng do học hành căng thẳng nên gần đến ngày thi bị suy nhược cơ thể, rồi nằm viện nhiều hơn ở nhà. Đến ngày thi, anh ấy cố gắng đến tham gia, nhưng kết quả thì không như kì vọng, anh ấy trượt đại học. Bố anh kêu xấu hổ vì con học không tới nơi tới chốn, mẹ anh kêu đi làm không dám nói chuyện với ai. Mỗi sáng đi tập thể dục, con hay nhìn thấy anh đứng bần thần ở lan can nhà. Rồi một đêm, cả phố nhốn nháo vì anh ấy nhảy từ lầu 3 nhà mình xuống đường. Anh ấy vì không chịu nổi đả kích mới làm vậy, cái chết của anh ấy đến giờ vẫn ám ảnh con.
Con cũng không thể quên được tâm trạng của mình khi thi trượt đại học năm đầu tiên. Thời của bọn con, muốn biết điểm thi sớm phải đến tận trường mà xem, việc xem điểm trên mạng không dễ dàng như bây giờ và thường là chậm hơn đến trực tiếp trường thi. Tại đó, người ta dán những bảng điểm của thí sinh vào những tấm bảng. Ai cũng đến xem với sự hồi hộp và cả lo lắng. Thái độ của mọi người sau khi biết kết quả cũng rất khác nhau. Và con là người nằm trong số những người mang tâm trạng nặng trĩu khi ra về. Con hoang mang, con lo sợ, con xấu hổ. Suốt đoạn đường, con loanh quanh với câu hỏi "sẽ trả lời thế nào về điểm số với ba mẹ?", "Sẽ đối mặt thế nào với bạn bè".
Con nhốt mình trong phòng và khóc như mưa, chỉ cần nghĩ đến việc phải bước chân ra khỏi phòng, đối diện với những câu hỏi về điểm số, đỗ hay trượt của mọi người là con chỉ muốn bỏ đi đến nơi nào đó không ai biết con là ai. Ba mẹ không la mắng, nhưng con thấy ba không còn đi chơi cờ mỗi khi chiều đến, mẹ lấy con ra làm gương cho em "không chịu học rồi sau học dốt giống chị". Và con biết, bố mẹ đang xấu hổ vì con. Mặc cảm khiến con chỉ muốn chui sâu vào chiếc kén do chính mình tạo ra. Nhưng không ai hiểu, trong lúc này, con cần lắm sự động viên của gia đình. Con cứ lầm lũi, tự lau nước mắt, tự đứng dậy sau sự thất bại đầu đời của bản thân, để tiếp tục ôn thi.
Rất may, năm thi thứ 2 con vừa đủ điểm đỗ đại học. Con hào hứng khoe với mẹ, mẹ bảo "Đỗ nhưng đỗ vớt thì có gì mà khoe, hàng xóm nó thi năm đầu mà điểm cao hơn mày bao nhiêu". Niềm vui của con lại lần nữa bị đánh cắp.
Mấy năm nay, việc công bố điểm thi được công khai trên mạng, năm nay cũng vậy, điểm thi THPT Quốc gia được công bố rộng rãi trên rất nhiều trang thông tin. Chỉ cần nhấp chuột vào đường link, dữ liệu điểm thi của từng địa phương lập tức hiện lên đầy đủ tất cả các thí sinh. Điều này khiến con thấy sợ, sự tiện lợi bỗng dưng trở thành con dao hai lưỡi. Với những thí sinh có điểm thi thấp, chắc các em sẽ không muốn người khác biết được điểm số của mình. Vậy là các em sẽ sống trong lo sợ, sợ bạn bè, hàng xóm, người thân hoặc những người vốn dĩ không ưa các em sẽ tự tra điểm thi của các em, rồi đem ra chế giễu, nhục mạ. Khi điểm thi chưa được công khai rộng rãi, đã có nhiều vụ tự tử, trầm cảm vì điểm thi thấp, nay, người ngoài dễ dàng tiếp cận được điểm thi của bất cứ ai họ muốn, con thực không dám nghĩ tiếp, chỉ hi vọng việc đưa công khai điểm thi này không góp phần tăng thêm số học sinh trầm cảm thậm chí tự tử sau mỗi kỳ thi.
Sao người lớn không chịu thấu hiểu cho cảm xúc của chúng con trước đi đưa ra một quyết định nào đó? Sao các vị cứ cho mình cái quyền được can thiệp thô bạo vào đời tư của lũ trẻ tụi con? Điểm số thuộc về thông tin cá nhân và bí mật đời tư của bọn con cơ mà, sao chưa được sự đồng ý của tụi con, các vị đã cho mình cái quyền được tung tất cả lên mạng Internet như thế?
Ba mẹ, thầy cô ơi! Người lớn ơi! Các vị còn muốn tạo thêm bao nhiêu thảm kịch từ việc công khai điểm số của học sinh chúng con nữa? Chúng con đã phải chịu quá nhiều áp lực từ điểm số rồi, đừng "tặng" thêm cho chúng con thêm áp lực nào nữa. Xin đừng giết chúng con bằng áp lực từ việc công khai những điểm số vô tri!
Theo nguoiduatin.vn
Công khai điểm thi THPT: Minh bạch hay xâm phạm quyền riêng tư? Để biết điểm thi vào lớp 10 cũng như điểm THPT quốc gia của học sinh, chỉ cần vào một số trang web, gõ họ tên đầy đủ hoặc nhập số báo danh của thí sinh là sẽ biết kết quả ngay lập tức. Cách làm này dù giúp minh bạch trong thi cử nhưng bị cho là xâm phạm quyền riêng tư,...