Nhiều trẻ em mong muốn được giảm tải việc học
Thống kê trong 6 tháng đầu năm của Hội đồng Đội T.Ư cho thấy, nhiều trẻ em mong muốn được giảm tải việc học, nhất là học thêm, để các em có thêm thời gian được vui chơi, giải trí.
Anh Nguyễn Ngọc Lương phát biểu tại hội nghị – ẢNH LƯU TRINH
Sáng 21.8, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Hội nghị lần thứ 5, khóa 8 với sự chủ trì của anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư; ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư.
Tình trạng đuối nước, xâm hại trẻ em vẫn phức tạp
Báo cáo về tình hình trẻ em 6 tháng đầu năm 2020, Hội đồng Đội T.Ư cho biết, thông tin từ 53/63 tỉnh, thành phố cho thấy tình trạng đuối nước, tai nạn, thương tích và xâm hại trẻ em còn diễn biến phức tạp. Cụ thể, Hội đồng Đội T.Ư nhận được 289 báo cáo của các tỉnh, thành Đoàn phản ánh về các vụ việc liên quan đến trẻ em, trong đó, có 160 vụ đuối nước, 52 vụ tai nạn thương tích, 77 vụ xâm hại trẻ em.
Theo báo cáo, trẻ em cũng kiến nghị nhiều đề xuất, nguyện vọng liên quan đến học tập, bảo vệ, chăm sóc và vui chơi, giải trí. Về học tập, do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thời gian nghỉ học kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập. Vì vậy, các em mong muốn các cấp, ngành tổ chức các khóa học trực tuyến miễn phí học tập tại nhà.
Bên cạnh đó, nhiều em mong muốn được giảm tải việc học, nhất là học thêm để có thời gian được vui chơi, giải trí. Các em cũng đề xuất các cấp, ngành hỗ trợ học phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế không ổn định, bố mẹ phải đi làm ăn xa, học sinh người dân tộc thiểu số để các em có cơ hội được đến trường.
“Người lớn đừng làm hộ, nói thay”
Phát biểu tại hội nghị, bà Ninh Thị Hồng, Phó chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em, cho rằng qua việc đi thực tế ở một số địa phương, còn tình trạng tiếp nhận tiếng nói trẻ em kiểu hình thức. Một số cơ quan chức năng, lãnh đạo tỉnh nhận tiếng nói trẻ em, nhưng gần như không có phản hồi lại.
Theo bà Hồng, trong giám sát quyền trẻ em, cần giám sát các cơ quan nhận ý kiến trẻ em xem tiến độ tiếp nhận, giải quyết nguyện vọng các em ra sao. Bên cạnh đó, hãy để trẻ em tự nói lên tiếng nói, suy nghĩ của mình với các cơ quan chức năng. “Người lớn đừng làm hộ, nói thay”, bà Hồng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Đặng Hoa Nam phát biểu tại hội nghị – ẢNH LƯU TRINH
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), cho rằng cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em trong phòng chống xâm hại, tai nạn, thương tích… Bên cạnh đó, trang bị kiến thức, kỹ năng về công dân số, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Theo ông Nam, đây là vấn đề rất quan trọng trong thời đại công nghệ, internet lên ngôi. Để công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ em đạt hiệu quả, bên cạnh tiếp tục đẩy mạng học tập làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, cần hỗ trợ các em thực hành quyền trẻ em, quan tâm 5 nhóm bổn phận trong luật Trẻ em.
Trao đổi tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Độ cho rằng, một trong những thay đổi lớn nhất của Bộ GD-ĐT là chú trọng phát triển chất lượng, thay vì số lượng, xây dựng nền giáo dục chất lượng. “Từ câu chuyện của ngành giáo dục, tôi cũng mong rằng, việc tổ chức hoạt động Đội cũng cần đổi mới, hướng đến thực chất”, ông Độ nói.
Theo ông Độ, để làm được việc này, giáo viên cần được quan tâm, bồi dưỡng, trong đó chú trọng tới giáo viên tổng phụ trách Đội có năng lực, phẩm chất, cần có chứng chỉ công tác Đội.
Kết luận hội nghị, anh Nguyễn Ngọc Lương đã ghi nhận các ý kiến của các đại biểu và cho rằng hoạt động Hội đồng Đội T.Ư trong thời gian qua được đổi mới về nội dung, hình thức, bám sát sự kiện lớn, triển khai hoạt động tạo thành cao trào. Hội đồng Đội T.Ư có những dấu ấn lan tỏa, thu hút được nhiều lực lượng tham gia.
Theo anh Lương, trong thời gian tới cần phát huy tốt nhất vai trò, vị trí, trình độ của từng thành viên Hội đồng Đội; cần làm mạnh, tốt hơn việc phát huy nhân rộng nhân tố tiêu biểu…
Vì giáo dục là không thể chờ đợi
Vì đại dịch COVID-19 chưa kết thúc, việc mở lại các trường học là một chủ đề khó khi đem ra bàn luận xem xét.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải cân bằng những ảnh hưởng quá lớn của việc đóng cửa trường học đối với trẻ em và nhu cầu kiểm soát sự lây lan của COVID-19.
Một lớp học tại Nam Sudan trước thời dịch COVID-19.
Trẻ em có nguy cơ bị lây nhiễm, và đó nỗi kinh hoàng cho bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, đại đa số trẻ em, nếu nhiễm bệnh đều chỉ có các triệu chứng nhẹ và hồi phục tốt. Như vậy, những rủi ro đối với trẻ do không được đi học còn lớn hơn những rủi ro sức khỏe do đại dịch gây ra.
Ở thời điểm các trường học Nam Sudan đóng cửa vào giữa tháng 3/2020, buộc 2 triệu trẻ em phải nghỉ học, chúng ta biết rất ít về COVID-19 và tác động của bệnh dịch này đối với trẻ em.
Hiện tại, chúng ta đã có nhiều thông tin hơn về cả trẻ em lẫn dịch COVID-19 so với trước đây. Hóa ra trẻ em ít bị ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi COVID-19, ít lây bệnh hơn và ít có khả năng lây bệnh hơn.
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng chắc chắn tất cả đều đồng tình rằng cần phải bảo vệ thanh thiếu niên khỏi nguy cơ bị tổn hại do đại dịch COVID-19 mang lại. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra những ảnh hưởng không tốt đối với trẻ em khi không được đến trường.
Chúng ta đang thấy hầu hết các ngành dần dần mở cửa trở lại, ngoại trừ ngành giáo dục. Cả nền kinh tế chính thức và phi chính thức không thể đóng cửa vô thời hạn. Mọi người cần phải kiếm sống. Vậy nên, công việc kinh doanh đang được nối lại.
Dù còn đơn sơ nhưng trường học vẫn là nơi truyền thụ kiến thức.
Chúng tôi khuyến khích chính quyền Nam Sudan, cũng như cộng đồng, phụ huynh và giáo viên cân nhắc cho trẻ đi học một cách an toàn. Tác động lâu dài của việc đóng cửa trường học hiển nhiên gây thiệt hại lớn cho trẻ em và tương lai của chúng.
Kiến thức của chúng ta được cải thiện hàng ngày, thông tin liên tục được cập nhật để đảm bảo an toàn trong kế hoạch mở lại trường học. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em và trường học không phải là tác nhân mấu chốt của dịch bệnh trên khắp các quốc gia. Trên thực tế, chưa có bằng chứng nào chứng minh sự liên quan giữa tốc độ truyền bệnh và việc mở lại các trường học.
Học tập là con đường để trẻ em trưởng thành.
Mặt khác, lại có nhiều bằng chứng về tác động tiêu cực của việc đóng cửa trường học đối với trẻ em liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần, dinh dưỡng, an toàn và học tập. Khi trẻ em nghỉ học trong thời gian dài, nguy cơ phải tiếp xúc với bạo lực thể xác, tinh thần và tình dục của chúng tăng lên. Sức khỏe tinh thần của chúng cũng theo đó xấu đi. Trẻ dễ bị tổn thương hơn, nạn lao động trẻ em tăng, trong khi bản thân chúng càng ít có khả năng thoát ra khỏi vòng nghèo đói hơn.
Đối với các bé gái, đặc biệt là những bé phải di chuyển liên tục hoặc sống trong các hộ nghèo, nguy cơ thậm chí còn cao hơn. Khi các em nghỉ học, các em có nguy cơ bị xâm hại và lạm dụng tình dục cao hơn, bao gồm cả nạn tảo hôn.
Bên cạnh đó, hàng ngàn trẻ em, đặc biệt là những trẻ sống ở nông thôn, từ các gia đình nghèo hơn hoặc có nhu cầu đặc biệt, chúng dựa vào trường học như một chiếc phao cứu sinh. Khi các trường học đóng cửa, huyết mạch của họ đối với các dịch vụ này sẽ bị lấy đi.
Việc đóng cửa trường kéo dài có khả năng khiến học sinh quên dần kiến thức đã học. Mà học trực tuyến chỉ dành cho một số ít đối tượng có đặc quyền. Các lớp phát thanh cho phép hàng ngàn trẻ em ở Nam Sudan tiếp tục việc thu nhận kiến thức, nhưng nhiều lớp phát thanh không tiếp cận được với học sinh vùng sâu vùng xa. Ngoài ra, không có gì có thể thay thế tương tác trực tiếp với giáo viên hoặc bạn bè trong môi trường giáo dục.
Nhiều trẻ em ở Nam Sudan không được đến trường. Ảnh: Reuters.
Một thực tế được chứng minh rằng những đứa trẻ nghỉ học càng lâu thì càng ít có khả năng trở lại trường. Do đó, điều cấp bách là cần mau chóng xem xét việc mở lại các trường học ở Nam Sudan. Tất cả biện pháp phải được thực hiện để bảo đảm rằng số lượng trẻ em đến trường không giảm sút. Với 2,2 triệu trẻ em không đi học, Nam Sudan là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em không đến trường cao nhất thế giới.
Chúng tôi hoan nghênh kế hoạch của Bộ Giáo dục nhằm dần mở cửa lại các trường học trong những tuần tới và khuyến khích Ban chỉ đạo phản ứng quốc gia với dịch COVID-19 ủng hộ kế hoạch này. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng và các gia đình tự tin và gửi con cái họ trở lại khi trường học được mở lại. Chúng tôi kêu gọi các giáo viên chào đón học sinh của họ trở lại lớp. Và với những đứa trẻ muốn tiếp tục việc học, gặp lại giáo viên và bạn bè, chúng tôi muốn nói rằng chúng cũng có đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho trường học được an toàn.
UNICEF và UNESCO sẽ làm việc với Bộ Giáo dục để đảm bảo rằng việc đưa trẻ em Nam Sudan trở lại trường học được triển khai trong những điều kiện tốt nhất, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và đảm bảo trẻ em không mất đi thời gian học hành.
Vì giáo dục là không thể chờ đợi.
(Bài viết của TS Mohamed Ag Ayoya, Đại diện UNICEF tại Nam Sudan và ông Julius Banda, đại diện UNESCO tại Nam Sudan) .
Bảy dấu hiệu của cha mẹ 'dọn đường' Cha mẹ "dọn đường" làm mọi thứ để con thành công. Tuy nhiên, chính sự bao bọc quá mức có thể gây hại cho con nhiều hơn là lợi. Trang Moms chỉ ra dấu hiệu của kiểu cha mẹ "dọn đường" để bạn tự đánh giá và có thể rút kinh nghiệm. 1. Làm thay công việc của con Việc trẻ em, thanh...