Nhiều tỉnh thành tuyển dụng giáo viên cho năm học mới
Trước thực trạng thiếu giáo viên cho năm học mới 2022-2023, nhiều tỉnh, thành phố đang gấp rút tổ chức tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Nhiều địa phương đang thiếu trầm trọng giáo viên mầm non cho năm học mới. Ảnh: Huyên Nguyễn
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) năm 2022 trên địa bàn tỉnh với 1.656 chỉ tiêu, trong đó có 1.459 giáo viên và 197 nhân viên. Trong đó, có 319 giáo viên mầm non, 739 giáo viên tiểu học, 304 giáo viên THCS và 97 giáo viên THPT.
Đối với 197 chỉ tiêu nhân viên, có 49 chỉ tiêu nhân viên kế toán, 54 văn thư, 42 nhân viên thư viện, 8 công nghệ thông tin, 24 y tế học đường và 20 chỉ tiêu nhân viên thiết bị, thí nghiệm.
Các địa phương tại tỉnh Quảng Ngãi cũng đã thông báo tuyển dụng giáo viên năm 2022. TX.Phổ Đức tuyển dụng 217 giáo viên: 53 giáo viên mầm non, 123 giáo viên tiểu học, 39 giáo viên THCS, 2 giáo viên THPT.
Tỉnh Nghệ An vừa được bổ sung hơn 2.800 chỉ tiêu biên chế giáo viên, ngành Giáo dục sẽ trình phân bổ cho các huyện để tuyển dụng kịp thời trước năm học mới. Dù được bổ sung biên chế nhưng toàn tỉnh còn thiếu 5.200 giáo viên.
Một số huyện khó tuyển dụng đủ giáo viên Tin học, Tiếng Anh dạy tiểu học như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, một số huyện khó tuyển đủ giáo viên tiểu học như Hoàng Mai, Quỳnh Lưu. Số giáo viên thiếu chủ yếu thuộc cấp mầm non, giáo viên Tin học, Tiếng Anh cấp tiểu học.
Theo khảo sát, số giáo viên Tiếng Anh cấp tiểu học còn thiếu tính đến năm học 2022-2023 là 464 người. Số giáo viên Tin học cấp tiểu học còn thiếu tính đến năm học 2022-2023 là 414 người.
Số lượng học sinh tăng nhanh gây áp lực lên hệ thống trường lớp, thiếu giáo viên.
Tính đến tháng 8, Bà Rịa – Vũng Tàu còn “trống” hơn 1.100 biên chế; các địa phương đều chưa tuyển đủ giáo viên cho năm học mới. Tổng số giáo viên, nhân viên cần tuyển mới cho năm học tới là gần 680 người.
Năm học 2022-2023, nhiều huyện của tỉnh Đồng Nai có hàng trăm chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên chuẩn bị cho năm học mới, trong đó, huyện Nhơn Trạch có 124 chỉ tiêu; TP.Biên Hoà cần tuyển 179 chỉ tiêu… Hằng năm, TP.Biên Hòa đều tổ chức tuyển dụng viên chức ngành giáo dục theo nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số bộ môn dự tuyển có số lượng đăng ký ít so với nhu cầu tuyển dụng như giáo viên mầm non, giáo viên các bộ môn địa, tin học, sinh, sử, nhạc, mỹ thuật…
UBND tỉnh Đồng Nai vừa giao các đơn vị khẩn trương rà soát nhu cầu biên chế giáo viên cần bổ sung trong năm học 2022-2023 để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt bổ sung.
Video đang HOT
Theo thống kê, trong năm học 2022-2023, tỉnh Quảng Bình thiếu hơn 1.800 giáo viên so quy định của Bộ GDĐT. Nguyên nhân thiếu giáo viên được cho là do cắt giảm biên chế theo lộ trình của Chính phủ và thực tế tăng số lớp, nhóm lớp trong năm học 2022-2023.
UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản yêu cầu Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT, Sở Nội vụ, các đơn vị, địa phương khẩn trương nghiên cứu tham mưu chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn toàn tỉnh để thực hiện hợp đồng giáo viên, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.
Trong khi đó, Sở GDĐT tỉnh Kiên Giang đang đề nghị bổ sung biên chế cho ngành Giáo dục và đưa ra giải pháp ứng phó tạm thời giải quyết việc học sinh tăng còn giáo viên thì thiếu. Địa bàn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên khá nhiều, điển hình là TP.Phú Quốc. Lượng học sinh tăng nhanh, nhiều trong khi giáo viên thì lại thiếu hụt. Theo nhu cầu định mức ngành giáo dục và đào tạo, năm học 2022-2023 thiếu 1.280 biên chế, theo Quyết định số 72-QĐ/TW được bổ sung 294 biên chế nên ngành GDĐT còn thiếu 986 biên chế.
Năm học mới, Quảng Trị mong bổ sung giáo viên và có thêm áo mới cho học sinh
Thiếu giáo viên, chưa đủ trang thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương trước thềm năm học mới.
Thiếu giáo viên là nguyên nhân chính khiến một số môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới chưa thể giảng dạy theo kế hoạch trong năm học 2022-2023 (như môn Âm nhạc, Mỹ thuật cấp trung học phổ thông) ở một số địa phương.
Các địa phương cũng phải sắp xếp lớp học, giáo viên rất vất vả cho môn tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học. Dù thiếu nhân lực ngành giáo dục nhưng các địa phương vẫn phải thực hiện tinh giản biên chế khiến nhiều trường than khó trong việc lấp khoảng trống thiếu giáo viên khi năm học 2022-2023 cận kề.
Vận động mạnh thường quân hỗ trợ sách giáo khoa, máy tính
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Thúy Phụng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho biết, hiện tại, ở cấp tiểu học của trường đang thiếu 3 giáo viên, trong đó thiếu 1 giáo viên tiếng Anh và thiếu 2 giáo viên dạy văn hóa.
Cô Nguyễn Thị Thúy Phụng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Ảnh: Nhân vật cung cấp
"Huyện Hướng Hóa là một trong 2 địa phương có tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, nhất là ở môn tiếng Anh và Tin học. Vừa qua, nhà trường cũng đã làm việc với Ủy ban nhân dân huyện, báo cáo tình trạng thừa, thiếu giáo viên và đang chờ hướng dẫn cụ thể.
Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tin học trở thành bắt buộc đối với học sinh lớp 3. Về cơ sở vật chất, trước đó, nhà trường đã cơ bản vận hành 1 phòng máy với 22 bộ máy tính.
Toàn bộ số máy tính này được quyên góp từ các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trên cả nước gửi về cho nhà trường từ năm 2020. Từ đó, phòng máy này đã được sử dụng cho khối lớp 4 và lớp 5. Năm nay sẽ mở rộng sử dụng cho cả lớp 3. Thời gian đưa vào sử dụng đã lâu, có những máy đã hỏng nên khó đáp ứng được nhu cầu dạy và học thực tế của thầy và trò.
Giáo viên môn Tin học đang dạy lớp 4, 5 sẽ dạy thêm cho lớp 3 trong năm học này", cô Nguyễn Thị Thúy Phụng chia sẻ.
Cũng theo cô Nguyễn Thị Thúy Phụng, riêng cấp tiểu học, trường có 275 học sinh, cấp trung học cơ sở ít hơn.
Trường nằm ở khu vực miền núi, điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình rất khó khăn, do đó, hàng năm, nhà trường hỗ trợ học sinh trang bị sách giáo khoa với mục tiêu không để học sinh thiếu sách trước thềm năm học mới.
"Năm nay, nhà trường tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện việc xin sách cho học sinh. Theo kết quả, đến thời điểm này, nhà trường xin được 30 bộ sách cho học sinh khối lớp 3 và 60 bộ sách cho học sinh khối lớp 6. Đối với các khối lớp còn lại, trường sẽ tiếp tục vận động các mạnh thường quân kết hợp với việc cho các em mượn sách cũ của học sinh khóa trước", Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Việt chia sẻ thêm.
Bên cạnh việc thiếu giáo viên, thời điểm này, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường tập trung dù đã có thông báo. Do đó, trường huy động các thầy, cô nỗ lực đến từng nhà học sinh này để nắm bắt tình hình và vận động các em đến trường. Thông thường, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đông con thì tỷ lệ nghỉ học sẽ rất cao.
Giờ ăn trưa của học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Ảnh: Nhà trường cung cấp
Theo cô Phó Hiệu trưởng, trường xác định công tác tư tưởng, vận động học sinh đến trường là việc làm quan trọng, thiết thực và phải thực hiện thường xuyên. Thực tế, tình trạng học sinh bỏ học xảy ra nhiều hơn ở cấp trung học cơ sở, cụ thể là ở học sinh lớp 8, lớp 9. Song, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng hộ gia đình, tỷ lệ học sinh bỏ học tiếp tục giảm trong 1-2 năm gần đây.
"Cùng với làm tốt các công tác chuẩn bị năm học mới, chủ động khắc phục khó khăn, mong mỏi chung của nhà trường là sẽ được bổ sung đủ đội ngũ giáo viên còn thiếu, phân bổ kinh phí sớm để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác chăm lo, quan tâm đời sống của học sinh để giáo dục không trở thành gánh nặng của nhiều gia đình, các em được bình đẳng tới trường", cô Nguyễn Thị Thúy Phụng kiến nghị.
Chủ động đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị sách giáo khoa
Về vấn đề chuẩn bị sách giáo khoa, nhất là sách phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới, Thạc sĩ Mai Huy Phương, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị chia sẻ: "Đối với sách giáo khoa phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có thông báo cụ thể đến các trường, các đơn vị phòng, ban liên quan.
Sở giao quyền chủ động cho các trường linh hoạt triển khai chuẩn bị sách giáo khoa. Cách thức thực hiện phải tiến hành theo quy trình thống nhất. Cụ thể, trong các danh mục sách giáo khoa được tỉnh phê duyệt và công bố, sau khi các trường chốt danh mục sách sẽ đưa vào giảng dạy thì trường thông báo rộng rãi đến phụ huynh, học sinh để chuẩn bị, hoặc đăng ký tiếp cận sách thông qua trường.
Sở dĩ, Sở Giáo dục và Đào tạo giao quyền chủ động cho các trường là do mỗi địa phương thuộc tỉnh có nhiều cấp học mà mỗi cấp học, trường học khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới lại lựa chọn các loại sách khác nhau. Sau khi thông báo danh mục đầu sách, nhiệm vụ của các trường là sẽ phối với các đơn vị cung cấp sách giáo khoa uy tín, tốt nhất để thực hiện đặt hàng và giao sách đúng thời gian quy định".
Cũng theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, vấn đề thiếu giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh đang phải đối mặt cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương trong cả nước. Tính đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị thiếu 513 giáo viên ở tất cả các cấp học. Trong đó, cấp tiểu học thiếu nhiều nhất, đặc biệt ở môn Tin học và tiếng Anh.
Cụ thể, năm học vừa qua, có 44 trường chưa có giáo viên Tin học. Nhiều trường học chưa đủ giáo viên dạy môn tiếng Anh theo quy định. Năm học 2022-2023, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, môn tiếng Anh và Tin học thành môn bắt buộc nên việc thiếu giáo viên trở thành vấn đề "đau đầu" với ngành giáo dục tỉnh.
Giải pháp tình thế được ngành giáo dục tỉnh đưa ra là sẽ tiến hành cắt cử giáo viên dạy liên trường, liên cấp và tuyển dụng giáo viên hợp đồng theo đúng quy định. Song, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết, việc thực hiện hợp đồng giáo viên cũng rất khó triển khai do vướng cơ chế.
Thiếu giáo viên là nguyên nhân chính khiến công tác giáo dục và đào tạo của các trường gặp khó khăn, nhất là đối với những trường ở miền núi khó thu hút giáo viên như ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông của tỉnh Quảng Trị nói riêng, các trường vùng cao tương tự nói chung.
Mong mỏi chung của các trường là sớm củng cố đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên các bộ môn nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới như tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật...
"Nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động các nguồn tài trợ sách giáo khoa cho học sinh và bổ sung sách theo chương trình giáo dục phổ thông mới vào thư viện.
Học sinh của trường chủ yếu là đồng bào dân tộc miền núi, gia cảnh khó khăn. Do đó, công tác chăm lo đời sống của con em luôn được nhà trường chú trọng. Qua hơn 2 tuần tập trung học sinh đến trường, thăm hỏi các em, tôi nhận thấy, hầu hết các em chỉ có duy nhất 1 bộ quần áo đồng phục để mặc cho cả tuần đi học. Hơn nữa, có em mặc những bộ quần áo cũ, rách đến trường. Chứng kiến những cảnh này, giáo viên chúng tôi rất thương cảm, nhất là vào mùa đông, quần áo các em mặc không đủ ấm.
Nhưng trên thực tế, đồ dùng học tập, sách giáo khoa còn phải thông qua sự nỗ lực của nhà trường thì các em mới có thể tiếp cận được nên để các gia đình chuẩn bị trang phục mới cho các em đi học là điều rất khó.
Do đó, bản thân học sinh cũng như nhà trường rất mong muốn sẽ có thêm sự quan tâm của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm để học sinh được nhận những bộ quần áo mới. Đây là những món quà góp phần vơi bớt khó khăn, sẻ chia, động viên tinh thần để các em tiếp tục hành trình học tập của mình, đồng thời hạn chế tình trạng học sinh vì khó khăn mà bỏ học, nghỉ học", cô Nguyễn Thị Thúy Phụng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Việt nói.
Việc nặng lương thấp, thiếu tầm nhìn nên giáo viên giảm trầm trọng Theo các nhà quản lý, lao động nhà giáo rất nặng nhọc, trong khi đồng lương giáo viên không đủ mức sống tối thiếu đã khiến nhiều người bỏ nghề. Muốn không bị động về nguồn tuyển thì phải có dự báo trước 5-10 năm. Theo Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, tại thời điểm đầu năm học 2021-2022, số...